loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 21-04-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy hôm nay con xin trình pháp mong thầy hoan hỷ chỉ dạy con và mong các anh chị em đạo hữu gần xa chia sẽ, đóng góp ý kiến.
Thưa thầy con nhận ra được nguyên lý của giác ngộ sự thật là mình cột ở chỗ nào thì phải gở ra ở chỗ đó, cho nên phiền não mới có giá trị.
Hạnh phúc là không có đau khổ. Phiền não chỉ đoạn tận khi thấy ra được phiền não chứ không thể tránh né phiền não bằng việc tạo ra hạnh phúc như: thành đạt, địa vị, quyền thế hay thiền định. Khởi đầu khi con tu con chưa thực sự hiểu hết được ý nghĩa các bài giảng ở các khóa thiền mà thầy đã hướng dẫn. Thì ra các bài giảng của thầy đều cùng một mục đích là khai thị sự thật giúp chúng con tự nhìn lại mình, tự thấy ra và tự giải thoát mà không nương nhờ một phương pháp cục bộ nào.
Một việc hết sức đơn giản đó là hãy nhìn sợi dây là sợi dây, đừng nhìn sợi dây là con rắn. Vì tưởng lầm sợi dây là con rắn nên sợ hãi và phản ứng bằng cách này hay cách khác và đương nhiên là tự mình tạo ra phiền não khổ đau cho chính mình. Như vậy đơn giản chỉ cần nhìn lại, quan sát lại để thấy ra sự thật mà không bị những ảo tưởng đánh lừa. Mỗi một tâm khởi lên mà không dựa trên cái thực thiết yếu thì tâm đó đưa đến phiền não khổ đau. Mà phiền não khổ đau cũng là do bản ngã tự tưởng tượng ra rồi kết luận rồi lo lắng, bất an, sợ hãi… Phiền não khổ đau là quá trình tất yếu của của bản ngã. Không thể diệt bản ngã để hết phiền não khổ đau mà phải thông qua phiền não khổ đau để phát hiện, khám phá ra bản ngã. Vì bản chất của bản ngã là ảo nên chỉ cần thấy ra cái ảo do bản ngã dựng lên thì sẽ tự chuyển hóa. Người tin vào bản ngã thì tạo tác để đạt được những mục đích nhằm tạo ra những hạnh phúc mà bản ngã cho là. Người học đạo mà không thấy ra nguyên lý thì tu tập sẽ tranh đấu với bản ngã để dành chiến thắng. Người hiểu nguyên lý thì chỉ cần trở về quan sát lại mình, quan sát lại những phản ứng nội tâm với hoàn cảnh sống, quan sát lại những thói quen, quan niện, khái niệm, tư tưởng, lòng tin… chỉ để thấy ra đâu là thực, đâu là giả. Thấy giả tức là thực và nhờ thấy ra giả nên không còn bị giả đánh lừa vì vậy mà giải thoát trên cái đã nhận ra. Nhận ra sự thật ít rồi thì sẽ nhận ra nhiều, nhận ra nhiều thì sẽ nhận ra toàn diện. Còn nếu đi sai đường mà tạo tác, rèn luyện thì chắc chắn sẽ phải học lại từ đầu. Tại sao vậy? đó là điều kỳ diện của pháp. Thuận theo ý pháp thì sẽ giác ngộ, nghịch theo ý pháp thì phải học lại từ đầu. Con thấy như vậy xin thầy khai thị cho con. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2016

Câu hỏi:

Thầy kính,
Vừa rồi con vừa chính thức xin cha mẹ con. Mẹ con nói tui biết anh sớm muộn gì cũng đi, tui biết anh chắc chắn sẽ đi từ lúc anh vừa mới tốt nghiệp phổ thông, rồi học đại học kìa. Chỉ là anh đi sớm vậy, tui tính anh học xong đại học rồi mới đi chứ. Mẹ con thì có khóc nhưng mẹ nói tại cảm xúc nó vậy thôi chứ mẹ không cản đâu. Còn cha con là điều làm con không ngờ nhất, con nghĩ rằng cha con phản đối nhưng cha con nói cha biết chắc là con đi, cha chỉ muốn xem con định tĩnh, kiên trì hay không, cha còn bảo con phải suy nghĩ kỹ, làm cho chắc đừng có bồng bột, tu cả đời chứ không phải 1 ngày 1 bữa. Đừng để giờ đi rồi chừng nữa thối chí ra đời là tui không nhìn mặt anh đâu. Con nói con kiểm tra duyên con ở đâu, tại gia hay xuất gia. Ở tại gia khi nào có thời gian xuất gia gieo duyên tu tập cũng không khác nhau. Nhưng con thấy duyên mình ở đó nên con quyết định vậy.
Khi con nói ra quyết định thì nhà con không ai bất ngờ thầy. Nhưng bà con hàng xóm, và cả huyện vùng con lại như là tin chấn động vậy thầy, cha mẹ và con chỉ biết cười trừ, chứ không biết nói sao hết thầy ạ. Bạn bè con cũng thấy tiếc cho con nữa thầy. Họ bảo thằng đó học giỏi, ngoan hiền, tương lai xán lạn mà nó có bị khùng không mà bỏ đi tu vậy. Hồi nó học phổ thông đã nổi tiếng cả tỉnh rồi, sao mà đi tu. Họ còn bảo vầy nữa thầy ạ có khi nào học quá nó điên rồi không, hay bị áp lực học tập, thất tình hay hút chích gì không nữa. Thật sự con chỉ cảm thấy mắc cười và cảm ơn họ vì họ quan tâm tới con. Con hỏi cha mẹ có tin không, cha mẹ nói cha mẹ rất tin tưởng con, không có lo lắng gì chuyện đó cả, cha mẹ nói tui nuôi anh hai mươi mấy năm chẳng lẽ tui không biết tính anh sao. Cha mẹ bảo con đi in bảng điểm đại học 3 năm để chứng minh cho họ để họ nghĩ mệt họ.
Bạch thầy, con quyết định đi không phải vì bế tắc hay áp lực học tập đâu ạ. Bởi vì con chỉ muốn toàn tâm toàn ý mà tu. Cũng không phải con lười biếng mới vô chùa. Con mong khi con tu sẽ được học Phật, tu hành một cách tới nơi tới chốn. Tu học đàng hoàng. Khi con quyết định thì con sẽ làm cho thành tựu. Từ nhỏ con đã tự học, tính tự lập của con rất cao. Nên đây cũng là điểm cứng đầu của con. Khi con trình với thầy và cha mẹ, được cha me đồng ý nên giờ con đang thu xếp việc ở trường. Con thấy đây là nguyện vọng chính đáng không gì là sai cả nên con trình bày với thầy. Và con mới cảm nhận được chữ "Duyên", xin thầy cho con được xuất gia với thầy và trước hết, con xin thầy tập sự ở chùa. Con cũng đã phát nguyện đọc lại đàng hoàng Kinh tạng Nikaya rồi mới xuất gia, nên trong thời gian tập sự xin thầy cho con đọc lại tạng Nikaya. Đây là lần thứ 3 con xin thầy, con mong thầy chấp nhận cho con.
Con rất ít bày tỏ nhiều, nhưng con lại nói nhiều với thầy. Con không lý tưởng hóa con đường tu, con biết con đường này phải dùng chân trần mà đi trên gai nhưng con lại không sợ bằng những vật chất, tiền bạc, danh lợi, hưởng thụ dục lạc, nó làm cho người ta khổ nhiều gấp mấy lần vì người ta không biết rằng đó là khổ.
Con biết nói nhiều cũng vô ích, thầy cũng cần phải xem xét con có đúng lời con nói không hay chỉ là ba hoa.
Và xin thầy cho con được tập sự xuất gia ở chùa.
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2016

Câu hỏi:

Con xin cung kính đảnh lễ Thầy !
Thầy tỏ bày nguyên lý
Con biết tỏ lý nguyên
Uyên nguyên pháp Đức Phật
Nguyên vẹn Phật tánh Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con năm nay đã đc 18 tuổi và ở độ tuổi này luôn luôn phải đối mặt với những thử thách và chông gai mà con chưa từng nghĩ đến. Con và cậu ấy quen nhau đc 8 tháng. Tính ra thì 8 tháng chẳng là bao. Nhưng nó đối con cũng là 1 quá trình và là 1 cái duyên gì đó. Con và cậu ấy đã không còn tiếp tục đc nữa nên cả 2 thống nhất là dừng lại và trở thành bạn bè. Nhưng đêm nào con cũng suy nghĩ và nhớ đến cậu ấy da diết mà không thể nào nói ra đc vì con là người khá sống nội tâm. Con rất mong thầy có cách nào để giúp con bớt suy nghĩ hơn về cậu ấy và mạnh mẽ hơn không ạ? Vì ở độ tuổi này là con chuẩn bị tinh thần phải đối mặt với mọi chuyện đời rồi ạ. Con cám ơn thầy mong thầy trả lời giúp con ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Cho con hỏi con làm việc với máy tính thường xuyên đòi hỏi suy nghĩ nhiều, xử lý công việc cùng một lúc, nên tâm con thường xuyên bị phân tán, phóng dật, khó giữ được chánh niệm. Nhờ thầy chỉ con cách để con thực hành chánh niệm được miên mật trong những tình huống như vậy.
Con cảm ơn Thầy,
Kính Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2016

Câu hỏi:

Chào thầy,
Xin cho con hỏi từ mindfulness
1.Trong đạo Phật gọi là chánh niệm, mình có thể dùng từ nào khác cho người không phải theo đạo Phật hiểu không thầy
2. Người theo Chúa gọi là gì thưa thầy, có phải bên đó họ cũng thiền để cho mindfulness.
Xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, xin thầy phân biệt giúp con sự khác nhau giữa "tưởng tri", "thắng tri", và "liễu tri" mà Phật đã nói trong Kinh Căn Bản Pháp Môn.
Con thấy Sư Giới Đức và một số thầy khác còn hay nhắc đến "tuệ tri" và "thức tri" nữa. Vậy "tuệ tri" và "thức tri" này nằm trong "tưởng tri", "thắng tri" hay là "liễu tri" mà Phật nói ạ? Con xin cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-04-2016

Câu hỏi:

Kinh Thua Thay
Thay co the cho con biet duoc hien gio con o trong tinh trang nao khong? Con doc sach, nghe kinh, tu tap ...riet roi bay gio con lai khong muon nghe gi ca, cung khong muon doc sach nhieu, cung khong ngoi thien nua...con cu song nhu nguoi binh thuong. Doi thi an. Khi an con cung biet man, lat, ngon hay do. Ai phe binh nguoi nao do, con nghe. Neu con nghi dung, thi con noi dung. Neu con nghi khong dung thi noi khong dung. Mac dau Thay co noi khong co niem dung, sai, ngon, do... Cho nen con bay gio khong ro la con tu huong nao ca hay do luc truoc con no luc hoc hoi Kien Thuc nhieu qua, theo ban nga nen bay gio met moi roi...thanh ra lui lai! Thay cho con biet nhen, de con sua lai Su nhan Thuc va Hanh vi cua con. Con cam on Thay.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-04-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, trong thiền tuệ, thầy dạy rằng BUÔNG (bản ngã) để CẢM NHẬN (pháp) đến đi một cách tự nhiên mà không nỗ lực cố gắng. Như vậy có phải là Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp cùng lúc hay không? Con có đọc cuốn Pháp hành thiền tuệ của sư Hộ Pháp có đoạn nói rằng: Trong niệm thân thì không nên niệm thọ, tâm, pháp...hoặc ngược lại...Mong thầy chỉ ra cho con sự liên hệ giữa các pháp này. Con kính chúc thầy sức khoẻ, an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-04-2016

Câu hỏi:

Bạch thầy Viên Mình,

Con đã nghe hầu hết các bài giảng của thầy và ứng dụng được khoảng 2 tháng. Hiện tại đi đứng nằm ngồi hay làm việc gì con đều biết mình hoặc có thể trở lại trọn vẹn với hiện tại. Tuy nhiên trong công việc con gặp một số trường hợp cụ thể như sau mong thầy giải đáp giúp con.

Ví dụ như trong cuộc họp, nhiều khi một ai đó muốn nói với con một điều gì nhưng không tiện nói ra lời vì còn nhiều người khác ở đó nên chỉ nhìn con bằng ánh mắt khác. Hoặc khi con nói tới điều gì cũng có người ra dấu hiệu bằng nhiều cách để con hiểu là họ không thích điều đó nhưng họ không tiện nói ra thành lời.
Thì hiện tại khi gặp tình huống đó, để cái bản ngã không xen vào và chỉ suy nghĩ trên cái thực, nên con gặp tình huống đó con không suy đoán mà con hỏi lại người đó. Vì nếu suy đoán là cái bản ngã lại xen vào và không suy nghĩ trên cái thưc. Nhưng như thế lại không được việc vì cuộc họp mọi thứ diễn ra ngay tại đó, mà cũng không thể hỏi thẳng được vì còn nhiều người nên người kia cũng không thể trả lời ngay được.
Mong thầy giải đáp giúp con trong trường hợp này làm sao con có thể sống nhìn các pháp như nó đang là và sống tùy duyên thuận pháp được ạ.

Xem Câu Trả Lời »