Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 30-04-2022
Câu hỏi:
Dạ. Con kính chào Thầy. Xin Thầy cho con hỏi
"Hiện tại Tâm bất khả đắc"
Là ngay pháp hiện tại không thể nắm được. Vậy khi con biết ngay tại sát na đó. Biết đói, biết khát... ngay đó thì cái biết đó gọi là biết ngay hiện tại phải không thưa Thầy? Có gọi là đắm chìm hiện tại không ạ?
Nhưng "Tâm Hiện tại không thể đắc" thì sao có thể BIẾT ngay sát-na hiện tại ạ.
Xin thầy giảng giúp con về TÂM HIỆN TẠI này ạ?
Con kính tri ân Thầy!
Ngày gửi: 30-04-2022
Câu hỏi:
Kính thưa thầy!
Từ xưa tới nay, xã hội rất đề cao chữ Đức trong cuộc sống, trong sinh mệnh như Đức năng thắng Số hay nhất Đức nhì Mệnh ba Phong thuỷ...
Con tìm hiểu thì thấy có định nghĩa trên Wiki như thế này ạ!
Đạo đức theo Kinh Dịch
Đạo (道) theo quan niệm của người xưa là con đường, là năng lực phổ biến điều hành mọi sự, mọi sự vận động và biến hóa không ngừng của vạn vật và sự việc quanh ta. Đạo trong Kinh Dịch đặt trên nền tảng thiên kinh địa nghĩa: trật tự xã hội phản ánh trật tự vũ trụ. Không có một đấng tối cao nào có thể tùy tiện ban phúc giáng họa mà chỉ còn các nguyên lý vô ngã Âm Dương, ngã 我 = tôi, vô ngã = không có cái tôi, mà theo ngôn ngữ hiện đại được hiểu là quy luật khách quan. Nói một cách khác theo ngôn ngữ của chúng ta ngày nay thì Đạo là quy luật xảy ra xung quanh ta không tùy thuộc vào ý nguyện cá nhân của bất cứ ai.
Đức 德 là hiểu Đạo. Đức là mức độ tập trung của Đạo ở một con người. Nói theo ngôn từ ngày nay Đức là trình độ năng lực nắm vững và vận dụng quy luật. Trình độ cao bao nhiêu thì Đức dày bấy nhiêu.
Thánh nhân là người có Đức. Theo cách hiểu ngày nay thánh nhân đơn giản chỉ là "người có trình độ" nắm vững được sự vận động khách quan của quy luật, kể cả quy luật tự nhiên lẫn quy luật xã hội.
Một khái niệm khác về Đạo Đức là Đức Hạnh.
quẻ Bát Thuần Khảm - Lời tượng viết: nước chảy không ngừng là hình tượng của quẻ tập Khảm. Người quân tử lấy việc rèn luyện năng lực thực hiện làm trọng.
Tượng Viết: Thủy tấn chí, tập khảm, quân tử dĩ thường đức hạnh, tập giáo sự. 象曰: 水洊至, 習坎, 君子以常德行, 習教事.
Hành 行- Một âm là hạnh - đức hạnh.
Như ở trên đã trình bày, năng lực là đức 德, khi thi hành gọi là hạnh 行. Chữ hạnh 行 này cùng một chữ với hành của hành động 行動.
Như vậy, Đạo có thể là Tánh biết, Đức chính là Hành vi và Nhận thức. Một người sống với tâm trong sáng chính là người Sống có Đạo đức!
Xin thầy chỉ bảo! Con cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 29-04-2022
Câu hỏi:
Bạch Thầy, con nhờ Thầy dạy con đọc chú Bát-nhã bằng tiếng Pali (Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhisavaha). Con cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 29-04-2022
Câu hỏi:
Dạ. Con thưa Thầy. Trong kinh có câu:
"Quá khứ tâm bất khả đắc,
Hiện tại tâm bất khả đắc..."
Nhưng kinh Nhất Dạ Hiền lại có câu:
"CHỈ CÓ PHÁP HIỆN TẠI
TUỆ QUÁN CHÍNH Ở ĐÂY."
Dạ. Xin Thầy giảng giúp con Tâm Hiện tại không thể đắc thì con nên thực hành sao cho đúng quán sát "thực tại hiện tiền" ạ.
Con bị rối giữa 2 câu kinh trên ạ.
Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 29-04-2022
Câu hỏi:
Con thưa Sư Ông, Con là phật tử ở HN, trong 1 lần xem câu trả lời của Sư Ông trong 1 bài pháp khi 1 người hỏi Sư Ông về phương pháp thiền. Nay con thu xếp xin nghỉ việc 1 tháng để vào SG tu tập. Con xin phép muốn hỏi Sư Ông con có thể xin ở lại chùa Bửu Long và tu học ở đây 1-2 tuần, giai đoạn giữa - cuối tháng 5 không ạ? Con xin cảm ơn ạ.
Ngày gửi: 29-04-2022
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, sau khi tìm hiểu cách hóa giải bùa chú cho mình con rút ra một số điều sau khi đã trì chú, lạy Phật, sám hối,... nói chung là cầu bên ngoài mà hiệu quả rất ít:
- Như con nít bị dụ bởi Tò He, càng muốn quan tâm lo chu toàn vấn đề gì là bị bắt được sợi dây trong não, hay phẫn nộ, phán xét người khác thậm chí muốn cứu giúp người khác cũng sẽ bị lợi dụng. Do đó, làm gì cũng tự nhiên vô tâm như thầy dạy là tốt nhất.
- Họ đánh trên vùng não trước để điều khiển mình là chủ yếu, rồi sau đó là đánh trong thân để điều khiển nội tạng, có thể là dùng chú hoặc thuốc độc vào một thời gian nhất định. Đây là cơ hội để sử dụng Tánh biết - Chánh niệm tỉnh giác, hay Budhho trên đầu và tâm trong thân (Người Tỉnh thức).
- Chỉ chuyên tâm vào Chánh pháp, dù giáo lý khác có hay ra sao, mình cũng chỉ chuyên tâm vào Cái biết, nếu không sẽ bị lợi dụng, dẫn dụ vào Tà đạo không hay, chính mình gây nghiệp nặng và Tà đạo lại xoay chuyển mình, một vòng luân hồi lẩn quẩn.
- Con được biết, nếu mình phá được Ngải, người bỏ Ngải sẽ chịu điên loạn và Ngải "quật" lại.
Con thực tình không muốn trả thù, cũng không muốn ai phải chịu quả báo. Mong họ sớm dừng lại.
Con giờ chỉ chuyên tâm tu hành, không có niệm khác.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 29-04-2022
Câu hỏi:
Mô Phật!
Kính bạch Thầy! Xin Thầy cho con được hỏi ạ:
Để nhận biết một vị Chân tu hay vị đã giác ngộ, có phải vị đó ko còn thương, ghét, phân biệt đối xử, thiện cảm, ưu tiên v.v... một ai (trừ những người có bệnh khổ cần an ủi, xoa dịu) mà luôn đối xử với tất cả bình đẳng giống nhau? Bởi vì vị đó đã có cái Thấy tất cả chúng sinh đồng một thể Tánh, chứ ko còn phân biệt trên Tướng, trên Bản ngã nữa. Còn thương ghét, phân biệt đối xử... thì nói thế nào cũng ko phải bậc giác ngộ thật sự. Có đúng ko ạ thưa Thầy?
Con xin cảm ơn Thầy ạ!
Ngày gửi: 29-04-2022
Câu hỏi:
CON CẢM ƠN THẦY ĐÃ TẬN TÌNH CHỈ DẠY CHO CON.
HÔM QUA CON CÓ TRÌNH PHÁP, BÀI THƠ: "KHỔ VÀ VUI" LÊN THẦY, THẦY ĐÃ SỬA LẠI MỘT VÀI TỪ CHO CON.
HÔM NAY CON ĐƯỢC HỌC TỪ THẦY MỘT BÀI HỌC RẤT LỚN, ĐÓ LÀ: KHỞI "TÂM TỪ", TRONG NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA MÌNH, TRONG TẤT CẢ MỌI VIỆC. PHẢI LUÔN THẬN TRỌNG, CHÚ TÂM, QUAN SÁT TỪ NHỮNG VIỆC NHỎ NHẤT.
QUA ĐÂY CON XIN GỬI LỜI SÁM HỐI CHÂN THÀNH ĐẾN NHỮNG CÔ, CHÚ, BÁC, ANH, CHỊ, EM THIẾU MAY MẮN TRONG CUỘC SỐNG NÀY. VÌ CON ĐÃ SỬ DỤNG NHỮNG NGÔN TỪ DÙ VÔ TÌNH HAY HỮU Ý, ĐỀU DỄ LÀM TỔN THƯƠNG VỚI MỌI NGƯỜI.
LẦN NỮA CON XIN CẢM ƠN THẦY ĐÃ TẬN TÌNH CHỈ DẠY CHO CON.
Ngày gửi: 29-04-2022
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ sư Ông ạ,
Dạo gần đây con phải tiếp nhận công việc mới, áp lực nhiều hơn, có thể con cũng đang tự mình trấn an mình khi áp lực có thể do mình đang tự tạo ra, muốn mọi thứ phải hoàn hảo và sẵn sàng theo ý mình.
Con chợt nhận ra Thiền không phương pháp là cái cao diệu nhất, không thể miên mật nào miên mật hơn, không có cái khuôn nào lớn hơn là chính cuộc đời vô hạn này cả, giờ giấc nào bằng giờ giấc toàn hiện này.
Con biết ơn sư Ông đã tận tình chỉ dạy chúng con. Biết đằng trước còn nhiều thử thách mà Pháp sẽ đưa đến, nhưng cũng không sao, cứ Ung Dung đi thôi.
Ngày gửi: 29-04-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy, xin thầy chỉ dẫn con làm sao để con có thể hoàn thiện mình trong trường hợp này:
Con được gieo duyên Phật pháp từ chị con. Trước đây con là một người khép kín và nhạy cảm, khi con chưa biết nhiều về Phật pháp, con rất thích đi núi, đi chùa, vì tâm được rỗng lặng, con như được là chính mình vui vẻ và cởi mở hơn. Nhưng sau khi biết nhiều hơn 1 chút, thì mỗi lần đi núi đi chùa, chị con hoặc những người đi trước luôn hỏi con, cái này là như thế nào? pháp như thế nào?... rất nhiều câu hỏi con không thật sự có câu trả lời. Nhưng khi đôi lần con vô tình nghe được những người đi trước và chị con trao đổi về những người không trả lời được, những người không thực hành tốt... con có hỏi trực tiếp chị con tại sao lại trao đổi như vậy (cảm giác của con là như đang nói xấu người khác vậy), chị trả lời rằng: "trao đổi để từ đó giúp đỡ những người đi không đúng, giúp họ tiến bộ hơn. Nếu họ làm đúng, đi đúng thì những câu hỏi đó sẽ trả lời được"... Tự nhiên từ đó trong con sinh khởi tâm niệm sợ hãi việc đi núi đi chùa và gặp gỡ cùng những người trước đây con vẫn đi. Con sợ rằng nếu mình không trả lời được liệu mình có bị quở trách, mình không trả lời được là mình đang đi thụt lùi trong sự tu tập? hay mình có gì đúng là mình nên không trả lời được?... hàng ngàn câu hỏi như vậy trong đầu con, rồi con tự trách bản thân mình.
Con luôn tự nhủ bản thân là mình đã suy nghĩ quá nhiều, mình cứ làm đúng trách nhiệm của mình, tu tập là tự mình nhận ra, là trải nghiệm của riêng mình, không có gì phải sợ hãi... để tâm tĩnh lặng mọi việc ắt được ổn thỏa. Hằng ngày con cũng tập thiền định để tâm con tĩnh lặng, nhưng con biết rõ con chỉ đang trốn tránh và lấy thiền định che lấp tạm thời cái sợ hãi, cái tự trách móc bản thân vì đã không yêu thương bản thân mình, cứ làm cho bản thân luôn sống trong sợ hãi. Nhưng rồi mỗi khi con được rủ đi núi, đi chùa cùng những người đã có mặt trong cuộc hội thoại con vô tình nghe thì tâm con lại sợ hãi và buồn bã, từ chối đi rồi lại tự trách móc bản thân mình đã không tu tập cho tốt. Rồi cứ như vậy, tâm con cả ngày không phút giây nào được yên.
Kính xin sư thầy cho con lời khuyên làm thế nào để tâm con không còn sợ hãi và có thể đối diện được với những người trước đây con từng đi theo học hỏi.