loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 31-01-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ thầy. <p>
Thưa thầy cuối năm con định lên chùa nhưng do quá bận nên con không lên thăm thầy được. Hôm nay con xin trình bày với thầy về sự tu tập của con và xin thầy hướng dẫn thêm cho con. <p>
Thưa thầy mỗi sự việc đến đi trong cuộc sống như là kế hoạch làm việc, kế hoạch xây nhà, kế hoạch kinh doanh… nó sẽ diễn ra theo một trật tự của nó, người biết sống tùy duyên thì sẽ làm theo sự vận hành này. Còn không tùy duyên là chen ý muốn thành theo ý mình, được theo ý mình. Mà ý muốn này hoàn toàn là tưởng tượng được thúc đẩy bởi tham chứ nó không có thực. Còn thành hay không thành, được hay không được thì nó vẫn diễn ra theo dòng nhân duyên của nó. Mỗi lần tâm con khởi lên ý muốn thành, được, con liền nhận ra ý muốn này là sự bóp méo thực tại và nếu không tỉnh thức thì phiền não khổ đau liền đi sau đó. Con thấy một người thong dong trong cuộc sống này không phải là không làm gì, không muốn gì mà thong dong mà là vẫn làm, vẫn muốn nhưng đừng bóp mép sự vận hành của các sự việc, sự vật theo ý mình. <p>
Thưa thầy con nghe pháp thoại của thầy và đọc sách của thầy, con không thấy thầy có nói đến pháp thiền tịch tịnh. Nhưng trên mục hỏi đáp thì có đạo hữu nhắc đến pháp thiền này. Theo con thì không có pháp thiền tịch tịnh, mà học hiểu, trải nghiệp những lời thầy dạy để thấy ra tâm và pháp, còn tịch tịnh là tánh pháp, chứ không có phương pháp vì bản ngã không thể làm sáng tánh biết. Có một lần con ngẫu nhiên thấy các pháp tịch tịnh tuyệt đối, sau đó bản ngã khởi lên và do đó con hiểu thế giới do tâm tạo khác với thế giới như nó là. <p>
Thưa thầy, thấy tướng pháp thì vẫn là thấy bình thường như mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh… chỉ khác là không chen bản ngã vào thôi. Một người dù không tu tập gì cả thì họ vẫn thấy tướng pháp nhưng có điều là có thể họ không nhận ra tình trạng tâm họ khởi động liên tục nên phớt lờ với thực tại hoặc bị dính mắc vào thực tại cho nên tướng pháp mà họ thấy thường là không rõ ràng hoăc cục bộ. Còn thấy pháp với tâm bình thường thì những gì thấy, nghe, xúc chạm đều là pháp. <p>
Con thấy viết dài quá sợ thầy đọc nhiều mỏi mắt nên con dừng tại đây và con chúc thầy luôn mạnh khỏe, để dẫn dắt chúng con. Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ, <p>
Lâu lắm rồi con không hỏi thầy. Đầu tiên con xin chúc thầy mạnh khỏe. Con xin thầy hoan hỷ giải thích cho con được hiểu về những hiện tượng trong đời sống hàng ngày cũng như trong quá trình tu tập mà con đang mắc phải. Con xin cảm ơn thầy nhiều. <p>
Thưa thầy, theo con nhận thấy cũng như trong quá trình rèn luyện bản thân con xin phép được đưa ra những vấn đề đang còn tồn đọng lại: <p>
1, Trong khi con làm việc tiếp xúc với cuộc sống, xã hội, con luôn có một trạng thái cứ dứt việc, ngồi yên tĩnh hoặc đang làm một việc gì đó mà con tự nhiên xoay vào bên trong quan sát thì con chỉ thấy cái đầu của con một sự tĩnh lặng tức là con cảm nhận thấy tâm con nó tối đen, ví như con chả có suy nghĩ gì. Thầy giải thích cho con hiểu nha thầy. <p>
2, Trong quá trình con ngồi thiền hàng ngày, đầu tiên khi ngồi tâm con khởi hiện lên mọi thứ quá khứ, tương lai, hiện tại rồi dần dần chìm xuống, chìm xuống và con quan sát tâm con lơ mơ như bay, có lúc con quan sát thân thể cảm thấy rất nhẹ, một lúc sau con tỉnh như là nổi lên. Có những lúc hình ảnh khởi hiện rõ trước mắt con, trong khi con đang nhắm mắt... những thứ đó con rất là tò mò, rồi con hay đi hỏi các thầy, khi đó con cảm thấy con hỏi chỉ là hỏi, có thầy gạt đi, có thầy trả lời là tưởng ấm, có thầy chỉ bảo con chánh niệm trí tuệ sáng suốt sau này sẽ hiểu. Mọi câu trả lời như vậy con đều tiếp thu nhưng con chẳng có chút gì là dính mắc vào cái con hỏi, con không biết là do dâu trong khi đó cái con hỏi lại xuất phát từ cái biết con quan sát thấy nhưng lại không có chút gì là con dính mắc vào cái con hỏi. Thưa thầy con cũng chưa hiểu được. <p>
3, Có những lúc con đặt lưng xuống giường, bình thường thì chẳng có gì, nhưng có những hôm con hay gặp những người mà con chưa bao giờ từng gặp, cứ xuất hiện trước mặt con rồi nói... <p>
4, Khi con nhìn chăm chú vào 1 vật gì đó ví dụ như màn hình laptop, hoặc người đối diện, khi đó con nhắm mắt lại thì y như rằng hình ảnh đen trắng của laptop hoặc của người đối diện là nổi lên. Thưa thầy cái đó con chưa hiểu mong thầy giải thích cho con ạ. <p>
Con xin cảm ơn thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy! <p>
Tâm con cảm thấy rỗng lặng, định tĩnh hơn khi người ta gieo khổ đau cho con, giúp con được thêm nhiều bài học về khổ đau kiếp người. Khi gặp khó khăn, đau khổ con thấy tâm đạo của mình tăng trưởng hơn là khi con gặp thuận cảnh. Nhưng đôi khi con không biết khi nào, con sẽ không thể chịu đựng được nữa những nghịch cảnh cuộc đời. Con chỉ sợ một ngày nào đó, con không đủ dũng mãnh, tinh tấn để đi theo con đường đạo nữa, con lại quay về với những toan tính, tham lam, với những dục lạc trần gian... Thầy ơi! Có phải do còn dục vọng, tham cầu còn nhiều quá nên con vẫn còn cảm giác sợ hãi ấy? Xin thầy chỉ cho con! <p>
Con xin nguyện cầu Tam bảo gia hộ cho Thầy thân tâm an lạc để hoằng dương độ pháp cõi nhân gian đầy khổ đau này.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2016

Câu hỏi:

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy, con xin vấn an sức khoẻ Thầy, chúc Thầy an vui! Kính xin Thầy từ bi cho con lời dạy bảo, con thành kính tri ân Thầy nhiều lắm! <p>

Thưa Thầy, những người xung quanh con nói con lúc này khù khờ chậm chạp, không nhạy bén mà còn lãng tai nữa. Khi xét lại mình, con thấy họ nói đúng, con đang suy ngẫm, không biết con ứng dụng những gì Thầy dạy có thật sự đúng cách hay chưa? Con vẫn sáng suốt, thận trọng, chú tâm trong công việc, thấy biết như vậy thôi. Khi ứng dụng, con cảm nhận được sự bình an và nhẹ nhàng, nhưng dường như không còn nhạy bén như xưa. Khi ai hỏi điều gì con lại phản ứng trả lời chậm, khi làm việc con vẫn nghe tiếng ồn nhưng không để ý là tiếng gì, vì thế bạn con phàn nàn là hỏi con không nghe. Con thấy, biết thì nhanh nhưng khi tính toán công việc, cố gắng muốn làm cho xong thì rất dễ mệt mỏi, hoặc khi đọc một đoạn kinh kệ thì đọc hiểu vậy thôi nhưng khi khởi niệm phân tích muốn ghi nhớ thì lại cảm thấy nhức đầu. <p>

Thưa Thầy xin Thầy cho con lời dạy! Con cần thực hành như thế nào cho đúng Pháp để không con tình trạng này xảy ra nữa và trí tuệ phát triển phù hợp với một người Phật tử tại gia phải lo cho gia đình và công việc. <p>
Con thành kính tri ân Thầy nhiều lắm!
Mong Thầy bảo trọng sức khoẻ!


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-01-2016

Câu hỏi:

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. <p>
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy. Xin Thầy hoan hỷ từ bi cho con lời dạy bảo, con thành kính tri ân Thầy! Thưa Thầy, một người ở xa không có thuận duyên đến tận nơi để thấy biết sự việc, thì làm cách nào để biết được tổ chức từ thiện nào có lương tâm và uy tín? Thưa Thầy, khi nhìn thấy hình ảnh thương tâm trên mạng thông tin hoặc người nghèo khổ ngoài đường liền thương xót phát tâm bố thí, mà không cần suy nghĩ gì cả, vậy có được không hả Thầy? Con có cần tìm hiểu trước khi giúp đỡ họ không? Con xin sám hối với qúi Thầy Cô! người nhà của con nói: “Không hưởng ứng chương trình từ thiện của qúi Thầy Cô thì là giúp Thầy Cô quay về tu tập, Phật tử tại gia làm chương trình từ thiện thì phải tìm hiểu kỹ trước khi ủng hộ, người nghèo khổ xin ăn ngoài đường cũng vậy nếu không khéo sẽ làm cho họ tăng thêm lòng tham”. Thưa Thầy xin Thầy từ bi cho con lời khuyên! Làm thế nào để có thể sống được như bài thơ tuyệt vời dưới đây của Thầy: <p>
Giúp người, cứ tự nhiên <p>
Không giúp, cũng chớ phiền <p>
Sống ung dung tự tại. <p>
Dù thấy đời đảo điên. <p>
Con thành kính tri ân Thầy.


Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-01-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. <p>
Con không có câu hỏi, chỉ xin được vấn an sức khỏe Thầy và tri ân Thầy đã giúp con nhận ra ý nghĩa quan trọng trong đời sống tu tập. Nhờ Thầy con đã tự tin hơn trong quyết định giải phẫu ghép nội tạng. Hiện con đã và đang hồi phục sau cuộc giải phẫu thành công. Con vẫn tiếp tục tu tập với ánh sáng Phật pháp. Điều đáng mừng là trong con có thêm nghị lực và ý nghĩa mới của chiếc thuyền Tứ đại. Con đã và đang cố gắng tận dụng nó làm lợi ích cho bản thân, vài người bạn, và gia đình. Con kính xin Tam Bảo gia hộ cho Thầy luôn an lạc và có nhiều niềm vui với thành quả của chúng con để minh chứng sự giảng dạy của Thầy là vô cùng quý giá. <p>
Con không biết nói sao cho hết lòng tri ân của con và xin dừng nơi đây ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-01-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ sư. <p>
Bạch sư. Sư cho con hỏi. Con muốn được xuất gia nhưng con không biết phải làm thế nào. <p>
Trước khi xuất gia, thời gian còn tại gia con có phải học hay chuẩn bị gì không như kinh luật tụng niệm... <p>
Việc nương tựa vào 1 vị thầy để tu tập rất quan trọng vì không biết vị thầy ấy có phải là 1 sa môn chân chính, có giới hạnh, có kiến thức về Phật pháp pháp học pháp hành hay không. Với lại hiện tại ở VN có rất nhiều chùa Nguyên Thủy, con không biết nơi nào phù hợp cho 1 người mới xuất gia trên con đường tập trở thành vị xuất gia chân chính có kiến thức vững về Phật pháp. <p>
Mong sư hoan hỷ chỉ dạy cho con.
Thành kính cám ơn sư.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-01-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
- Say mê có phải là si mê hay tham không ạ? Ví dụ như say mê làm giàu chính đáng, say mê làm điều phước thiện, say mê vui thích tu thiền... Cái say mê làm lợi cho đời hay say mê tu tập có nằm trong tinh tấn ba-la-mật không ạ? <p>
- Khi làm điều phước thiện tâm nên hoan hỷ hay tâm vẫn bình thường rỗng không ạ? <p>
- Con có nghe từ hay sử dụng là "không thủ không xả" và "xả". Thầy có thể lấy ví dụ 2 từ đó cho con hiểu được không ạ? Khi nào thì "không thủ không xả", khi nào thì "xả" ạ? <p>
Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-01-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, cho con hỏi bản ngã là gì?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-01-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Thầy ơi cho con hỏi. Có một người đã ăn cắp đồ trong chùa đem ra tiêu xài. Người đó đã nhận ra sai lầm và ăn năn hối lỗi, vậy thì người đó có tội lỗi gì không, nếu có lỗi thì phải làm sao để người đó có thể sám hối được.
Con xin cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »