Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 04-09-2015
Câu hỏi:
Kính bạch thầy. Nhóm chúng con 14 người rât hoan hỷ chiều chu nhật về nghe thầy giảng ạ.
Chúng con thành kính đảnh lễ tri ân thầy.
Ngày gửi: 04-09-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! <p>
Quê con ở Tây Ninh, nhà theo đạo Cao Đài nhưng không nhập môn và ăn chay vì nghĩ rằng Tôn Giáo chỉ là chỗ dựa tinh thần. Con vẫn rất tôn trọng các Chánh Giáo, dạy điều hay lẽ phải, dạy đạo làm người nhưng vẫn nghĩ là cuộc sống của mình, bản thân mình phải tự nỗ lực vươn lên và vượt qua số phận.<p>
Con xin chia sẻ với Thầy, những bài học con đã học được từ cuộc sống, và nhận thức bản thân thay đổi thế nào khi hiểu về tâm linh, biết đến Phật pháp, và đặc biệt sau khi đã nghe rất nhiều bài giảng và đọc sách của Thầy. <p>
1/ Sinh ra trong gia đình nghèo <p>
11 tuổi: ba mẹ bị nợ nên bế em đi trốn nợ và con ở lại với ông bà nội để tiếp tục đi học. Cứ lây lất, tiền học phí là cô chú đã góp nhặt cho, rồi quần áo cũ, sách cũ của người ta cho, con cũng lên cấp 3.<p>
18 tuổi: đậu đại học <p>
20 tuổi: bằng tự lực vươn lên, con đạt được học bổng đi du học Nhật (gia đình vẫn rất khó khăn) <p>
21 tuổi: con về nước rồi mở 1 quán ăn Nhật nhưng sau hơn 1 năm thất bại (do quá nhỏ tuổi, thiếu kinh nghiệm, bị lừa). Và đó là lần đầu tiên con không còn nhận ra cuộc sống màu hồng nữa, người ta lợi dụng, lừa lọc nhau thế nào. Thế là từ 21 tuổi, con hoài nghi về niềm tin những gì tốt đẹp trong cuộc sống, hoài nghi về giá trị con người. Con đã rất cảnh giác trong việc nhìn người. <p>
Có lẽ những khốn khó thuở bé, sự cô lập của bạn bè, những người xung quanh vì hoàn cảnh của mình đã hun đút một động lực mạnh mẽ vươn lên trong con thế nào, nghị lực, vượt qua sự mặc cảm hoàn cảnh gia đình. Bài học về sự nỗ lực và những thành quả xứng đáng cho những nỗ lực ấy, bài học về sự quý trọng thức ăn, sách vở, điều kiện được đến trường… những đồng tiền làm ra từ mồ hôi, nước mắt của ông con, bài học về sự bớt để tâm và bị tổn thương bởi những lời dèm pha của những người xung quanh. <p>
2/ Rồi kết hôn, sinh con. Lúc mang thai bé bị một dị tật tim nhẹ, có thể do di truyền, nhưng cũng rất khó nuôi và hay bệnh, có lúc bế tắt vì sợ hãi. Con đã ước gì mình bị bệnh thay cho nó, sau mình sinh ra nó không được khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Giai đoạn đi đi, về về bệnh viện lúc đó con như bị khủng hoảng. Nhưng rồi con học được bài học rằng mọi thứ cũng qua bằng cách này hay cách khác, Thầy ạ! Quan trọng không phải là cuộc sống ném vào mình cái gì mà là thái độ của mình ra sao, nhìn mọi thứ đơn giản thì cũng tự nhiên nó cũng đơn giản hơn, Thầy nhỉ? <p>
3/ Con bé vừa đỡ bệnh thì ba mẹ con vỡ nợ tiếp, trả nợ cho ba mẹ vừa ổn ổn thì đến ông chồng - người mà đồng hành cùng mình vượt bao khó khăn, lại tư dưng lừa dối, nghỉ làm, vay một số tiền lớn mua hàng đa cấp và kinh doanh đa cấp… dù khuyên cách nào cũng không được. Chồng con sẵn sàng ly dị để theo đuổi giấc mơ triệu phú. Gia đình lục đục, ba mẹ con khuyên ly dị, bên ngoại bên nội xích mích lớn, dù trước giờ rất hòa thuận. Dường như thấy cuộc sống chưa bao giờ mình được bình an, hạnh phúc. Con như bị trầm cảm. Nhưng ngay trong khoảng thời gian này, con lại chiêm nghiệm được rất nhiều điều. Rất nhiều người khuyên con phải thế này, thế nọ… Càng nghe họ nói, càng rối vì mỗi người một kiểu. Con đến một quán nước, đọc quyển sách “Phút nhìn lại mình” - Spercer Johson và con đã thật bình tâm lại, tĩnh lặng lại, và rồi con đã có câu trả lời, mình nên làm gì tiếp theo. Con đã học được bài học là câu trả lời chính xác nhất có sẵn trong mình, và sẽ hiện ra khi nội tâm mình định tĩnh nhất, đừng vội vàng quyết định hay làm điều gì khi mình đang trong trạng thái không sáng suốt vì sẽ dẫn đến sai lầm.<p>
Và con đã quen với biến cố cuộc đời, con nhận ra chân lý rằng, chẳng có cái gì là tuyệt đối, tất cả rồi thay đổi cả. Tình yêu, niềm tin... Ngay cả bản thân con cũng vậy, cũng thay đổi về nhận thức, tính cách... hằng ngày Thầy ạ. Con hay dành những phút cho riêng mình, đọc sách "Quẳng gánh lo đi và vui sống", "Từ giận dữ đến bình an" - Mike Geogre, "Phút nhìn lại mình" - Spercer Johson, "Vượt qua giới hạn" - Nick Vujicic… Hầu như những quyển sách này rất hay, nội dung cũng đề cập đến thiền định... Nhưng vẫn thiếu thiếu cái gì đó, nên mỗi khi tâm loạn và con phải đọc sách để tự trấn tâm mình lại... lúc đó con hoàn toàn không biết đến Phật pháp, biết đến thầy.<p>
Là một người độc lập và vững vàng vượt qua mọi khó khăn, nhưng đồng thời cũng lại là một người cầu toàn, tham vọng, và những sợ hãi sâu kín nhất về quãng thời gian khó khăn vẫn tiềm ẩn. Và con đã sống với quan niệm: cuộc sống vốn không công bằng, mình không hại ai cũng không để ai hại mình. Con đã sống tạo vỏ bọc, và những mối quan hệ cũng tự tạo ra do ảo tưởng… Dù như nhìn có vẻ rất an toàn, rất vui nhưng thực sự nỗi bất an vẫn còn ở đâu đó… Con lại không bằng lòng với thực tại, mong muốn cống hiến nhiều hơn, làm nhiều việc có ích hơn, giấc mơ, hoài bão… nhưng tất cả cũng chỉ làm cho con thất vọng hơn và quên đi trọn vẹn với giây phút thực tại. <p>
Và thật kỳ diệu khi con biết đến tâm linh, biết đến Phật Pháp, do duyên lành nên con chuyển qua ăn chay dễ dàng, con tự tìm hiểu nhiều về thế giới tâm linh, nghe nhiều bài Pháp thoại, và đặc biệt hơn khi được nghe Thầy giảng, những chiêm nghiệm trong cuộc sống về vô thường, nhân quả, về Phật tánh, tánh biết, bản ngã, sự sợ hãi, trốn chạy, những nghịch cảnh... của chính mình. Con đã hiểu tường tận hơn thân tâm mình. Con lại nhận ra rằng cuộc sống thật đẹp và công bằng theo sự vận hành riêng của Pháp, những va vấp, khó khăn trong cuộc sống tất cả đều để lại những bài học thật quý giá. Con đã tự giải thoát cho mình khỏi những mong muốn: muốn ly dị để sống một cuộc sống tự tại, không bị ràng buộc. Muốn xuất gia để chuyên tâm tu hành, mau đắc đạo. Đó chỉ là những ham muốn ích kỷ của bản ngã. Thầy ơi, con sẽ sống trọn vẹn trong từng giây phút, để tâm mình sáng suốt, định tĩnh, trong lành, quan sát mọi sự sinh diệt của Pháp để học những bài học mình cần học. <p>
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy và chúc Thầy thật nhiều sức khỏe để hoàn thành sứ mệnh cao cả.
Ngày gửi: 03-09-2015
Câu hỏi:
Bạch Thầy! Cho con hỏi: <p>
1/ Thiền Minh Sát và Tứ Niệm Xứ quan hệ gì với nhau, có gì khác và giống nhau không ạ? <p>
2/ Thiền Minh Sát nằm đâu trong Bát Chánh Đạo cụ thể là 37 phẩm trợ đạo? <p>
3/ Đức Phật có bao giờ nói đến Thiền Minh Sát không? <p>
4/ Thiền Minh Sát là Chánh Định hay Chánh Niệm? <p>
5/ Thiền Định nào được Thế Tôn tán thán?
Ngày gửi: 03-09-2015
Câu hỏi:
Bạch Thầy! Con có một thức tình kiến giải (lý luận của phàm phu) như thế này, kính Bạch Thầy khai thị cho con ạ.
Theo con thì những cái mà Thiền tông xiển dương như chân tâm, Phật tánh, hay cụ thể hơn như tánh biết, chẳng phải đó chính là duyên khởi tánh, không tánh, hay với chúng sinh hữu tình thì chính là vô ngã tánh đó sao? Theo con nếu ngoài ra thì phải coi là tà kiến, vì theo con biết thì lý duyên khởi - tánh không là một tư tưởng, cái thấy nhất quán mà PHẬT đã tuyên thuyết.
Mong THẦY đại từ, đại bi khai thị cho con ạ!
Ngày gửi: 03-09-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Con lại viết thêm một lá thư cho Thầy để xin một lời khuyên. Con là một Phật tử, mới biết về Phật pháp và quy y khoảng 5 tháng nay thôi. Con có duyên lành nghe nhiều bài Pháp của Thầy, chính những điều Thầy dạy lại trùng khớp với những chiêm nghiệm sống góp nhặt từ tuổi thơ khốn khó và cuộc sống nhiều biến động mà con đã trải qua. Và thế là từ những lời thầy dạy, con đã hiểu và điều chỉnh nhận thức của mình như thế nào để trọn vẹn hơn từng ngày.<p>
Thưa Thầy, con có một hoàn cảnh đặc biệt, ba mẹ con nợ nần từ khi con còn bé cho đến trưởng thành, con đã tự vươn lên, thoát khỏi hoàn cảnh khốn khó của gia đình, tốt nghiệp đại học và có một công việc ổn định trong một công ty nước ngoài. Nợ nần của ba mẹ con nguyên nhân chính là do vay nóng để làm ăn và làm ăn thất bại, tính chủ quan, cả tin và thích làm ăn lớn... Con đã giúp ba mẹ trả nợ số tiền lớn nhiều lần, vay ngân hàng trả 1 lần, rồi lần hai là tiền lương tích góp được, rồi vay tiền ở bên ngoài giúp nhưng cuối cùng người trả cũng lại là con. Trả hết lần này lại vay lần khác, rất nhiều lần như vậy, đến lần mới nhất này số nợ quá lớn và bây giờ con không còn khả năng giúp nữa. Có cho ba mẹ 5 triệu 1 tháng thì cũng chỉ trả được tiền lãi vay thôi. Hiện giờ thì con trích lương và cho ba mẹ tiêu xài, ăn uống hàng tuần (không dám đưa hàng tháng vì lại trả lãi vay rồi không có tiền sinh hoạt). Đó là một vòng lẩn quẩn không lối thoát dù con đã khuyên hết lời. Bây giờ nếu con muốn giúp ba mẹ lần cuối cùng thì chỉ vay ngân hàng để trả nợ rồi dùng lương hàng tháng của con trả trong vòng 5 năm nhưng rồi chắc chắn ba mẹ sẽ vay nóng tiếp vì họ rất liều lĩnh trong làm ăn. Một số bà con trong dòng họ khuyên con đừng để cho ba mẹ con ỷ lại vào con. Nhìn thấy ba mẹ con rất xót, giúp thì quá liều lĩnh vì con còn có gia đình nhỏ của con, có chồng, có con nhỏ còn phải lo tương lai, rồi ba mẹ con khi bệnh hoạn... <p>
Giờ ba mẹ con chẳng có tiền và tài sản gì cả, con là trụ cột trong nhà. Không giúp thì cảm giác bất hiếu con cũng bị phiền não. Nhiều lúc nghĩ rằng chắc mình nợ ba mẹ từ kiếp trước, nên thôi gánh luôn cái nợ này để trả xong cho rồi, lúc thì nghĩ rằng, để cho ba mẹ phải học ra bài học và chịu trách nhiệm với chính việc làm của mình. Nhưng thầy ơi, đã mấy mươi năm rồi ba mẹ con cứ lên xuống trong nợ, lúc làm ăn được thì tiêu xài phung phí, không tiết kiệm, lúc hết tiền là vay mượn, thế thì làm sao họ học ra bài học đó thưa Thầy! Nếu con cứ để yên món nợ đó và chỉ đảm bảo nhu cầu sống của ba mẹ thì con có nhẫn tâm, có sống tùy duyên, thuận Pháp không? Dù biết tất cả phiền não đều do ràng buộc của những mối quan hệ nhưng cuộc sống vốn là tổ hợp của những mối quan hệ! <p>
Con cám ơn Phật pháp, cám ơn Thầy vì đã cho con cái nhìn mới về những bất hạnh, nghịch cảnh trong cuộc sống. Vì đúng là mình không thể thay đổi cuộc đời mà chỉ có thay đổi thái độ sống trong cuộc đời thôi. <p>
Con cám ơn Thầy, con chúc Thầy sức khỏe và an lạc.
Ngày gửi: 03-09-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Khi con tu tập theo phương pháp trở lại quan sát thân, tâm, sống trọn vẹn với thực tại Thầy đã dạy trong các bài Pháp, con đã thực sự cảm nhận được sự trong sáng, định tĩnh, trong lành của tâm. Tuy nhiên con còn một điều mơ hồ, trong lúc hành Thiền hay trong các hoạt động thường ngày, khi tâm phóng dật, tự trong đầu con liền tự nhận biết rằng mình đang phóng dật, đó là bản ngã đang tạo tác... sau đó con dừng lại những trạng thái tâm phóng dật đó ngay mà trở về với thực tại. Thầy cho con hỏi, vậy thì những ý niệm tự cảnh tỉnh trên có phải là của bản ngã, của lí trí đang muốn kiểm soát mình? Và nếu như ý niệm đó khởi lên, con dừng trạng thái tâm phóng dật lại, quay về với tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành thì như vậy có phải là con đã trọn vẹn quan sát thân tâm mình như Thầy đã dạy chưa ạ? <p>
Ví dụ khi con sân, con tự nhận biết đang sân, tim đập nhanh, máu trào lên, trong đầu chỉ muốn hành động cho thỏa mãn cái sân đó, nhưng cùng lúc lại biết đó chỉ là do bản ngã, là ảo tưởng, không thật rồi đi một chỗ khác cho sân dịu đi. Vậy thì con đã quan sát trọn vẹn cái sân của mình? Và cái biết hiện ra trong con là của tánh biết hay của bản ngã ạ? Nếu vốn là của tánh biết thực sự, hiểu tất cả các Pháp thì sẽ không còn nổi sân nữa đúng không Thầy? <p>
Kính mong Thầy hoan hỉ chỉ bảo thêm cho con ạ! Con cám ơn Thầy, chúc Thầy sức khỏe và an lạc ạ!
Ngày gửi: 03-09-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy, Con xin hỏi: <p>
1) Trong ngày lễ vu lan ở cổng chùa người ta bán chim phóng sinh rất nhiều, những con chim đó đa phần rất yếu hoặc không bay xa được vì chúng bị cắt cánh hoặc bị đánh thuốc mê khiến cho chúng khi được thả ra chỉ quanh quẩn một chỗ bị chết hoặc bị bắt lại. Phóng sinh như vậy có phải là một tội ác không ạ, vì con nghĩ như vậy là mình đã vô tình tiếp tay cho người bán trục lợi bằng cách bắt chim phải không? <p>
2) Con có một người bạn mượn của con một số tiền tuy không nhiều lắm nhưng nhiều lần con hỏi ròng rã suốt hơn 2 năm trời thì người đó chỉ ậm ừ, biện bạch lý do nhưng rồi không trả. Có phải kiếp trước con quịt tiền của ai đó nên kiếp này phải chịu quả báo nên nếu đòi lại thì nhân quả chưa xả phải không ạ? <p>
Con cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 03-09-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, cho con hỏi. Pháp Như lý tác ý là như thế nào ạ? Con áp dụng vào cuộc sống và khi tu thiền thì con nên làm sao ạ? Con cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 02-09-2015
Câu hỏi:
Thầy kính, <p>
Hôm qua con nghe pháp thoại giảng về mối quan hệ tự nhiên con lại muốn trình pháp với Thầy và các bạn gần xa. Cám ơn Thầy đã chỉ ra cho con thấy rằng con đã đặt mối quan hệ vào nhiều người và nhiều vật quá. Chính vì thế mà khi một lời nói hay một hành động nào của con hay của ai cũng có thể làm con nặng nề rồi. Qua những sự nhận biết như thế con mới hiểu đạo mà Thầy khai thị hay giảng giải không chỉ nói suông theo lý thuyết mà nó chỉ thẳng ngay nơi thân tâm cảnh mỗi người. Con không biết điều gì đã và sẽ xảy ra, con chỉ cần sống soi chiếu lại chính mình, khi đi, khi nằm, khi ăn, khi nói chuyện, khi nhìn vật gì, khi nghe gì? Mình đang buồn bực gì? đang nặng nề vì chấp hay dính mắc vào gì? đang nhẹ nhàng không dính mắc ra sao? Rồi cứ hết việc này đến thứ kia đi, đến đi liên tục. Cuộc sống trôi trải và đáng yêu làm sao đó Thầy ạ. Nó không còn đáng yêu theo những gì con ưa thích con mong muốn, mà nó đáng yêu như chính nó đang là. Ngay cả đáng yêu khi con bực mình khó chịu vì lúc đó con biết con ra sao. Không tìm hiểu mà tự nhiên con biết được con đang thọ khổ thế nào? Nguyên nhân là gì? Và con phải thoát khổ bằng cách nào? Cũng giống như nếu được nhẹ nhàng không dính mắc thì thôi, còn lở như không thận trọng lại đặt mối quan hệ hoặc dính mắc nặng nề, thì cũng biết mà buông nó ra. Cũng giống như nhặt nó lên và đặt nó xuống vậy thôi. Chỉ cần soi chiếu minh bạch trắng ra trắng đen ra đen thôi thì mọi thứ đều làm việc rất vô ngã vô tư thầy nhỉ?<p>
Một lần nữa con xin cảm ơn Thầy, con hứa sẽ sống soi sáng mình để đền ơn công ơn Thầy tận tình chỉ dạy.
Ngày gửi: 02-09-2015
Câu hỏi:
Thầy kính quý, <p>
Con vừa nghe xong bài Pháp thoại mới nhất số 5 khóa 15 năm 2015 của Thầy vừa ban cho chúng con. Thật là tuyệt vời những lời Thầy giảng khai mở tâm trí con mỗi lúc một sáng hơn khiến con trào dâng nước mắt. Con xin vô vàn tri ân và thành kính đảnh lễ Thầy.