Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 12-08-2015
Câu hỏi:
Thưa Thầy! Con có một sự thất vọng với xung quanh, xung quanh con luôn thay đổi, tính toán và hẹp hòi, nếu con thoải mái thì lấn lướt, con tính lại thì thành khó ưa, bản thân con thì muốn sống thoải mái một chút nhưng xung quanh con thì rất ít kỷ, con rất là buồn và trở ngại trong giao tiếp, như vậy con phải suy nghĩ thế nào rất mong THẦY khai mở cho con!
Ngày gửi: 12-08-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy, nghe lại tánh nghe là thế nào xin thầy chỉ dạy cho con ạ?
Ngày gửi: 12-08-2015
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, <p>
Con mong Thầy trả lời giúp con, mình luôn tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, rõ biết thì đến cuối đời mình có chấm dứt sinh tử luân hồi không Thầy? <p>
Con cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 11-08-2015
Câu hỏi:
Con chào Thầy. Trong cuộc sống hằng ngày, con vẫn thường thận trọng, chú tâm, quan sát. Con cảm thấy sự cố gắng như vậy làm mất nhiều sức lực. Nhưng có đôi khi con buông luôn cả ý đồ cố gắng thận trọng, chú tâm, quan sát thì con vẫn biết thân, thọ, tâm, pháp mà không cần phải cố gắng để tổn hao sức lực. Thưa Thầy, có phải cái biết này là tánh biết đang biết, còn cái biết trước là bản ngã đang biết? Con cám ơn Thầy ạ!
Ngày gửi: 11-08-2015
Câu hỏi:
Dạ thưa Thầy! <p>
Trong lúc con niệm Phật thì vọng tưởng nổi lên, con nhớ lời Thầy đã dạy "nó đang là", con biết nó là vọng tưởng là được rồi. Con cố gắng nhiếp tâm để nhớ câu Phật hiệu, mặc cho vọng tưởng lúc ẩn lúc hiện. Vậy cái cố gắng nhiếp tâm đó có phải là mình đang tự ràng buộc mình phải không Thầy, đó có phải là bản ngã không? Mặt khác con lại nghĩ nếu như quan sát cái "nó đang là" thì lại lơ đễnh đi câu Phật hiệu. Là do con hiểu sai lời Thầy hay con phải làm như thế nào mới đúng, xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con được tỏ tường. <p>
Con cảm ơn Thầy!
A Di Đà Phật!
Ngày gửi: 10-08-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy, thực tế hiện tại có rất nhiều người vì không có duyên nên không gặp được chánh pháp, hoàn toàn tu tập bằng bản ngã. Nếu một bản ngã xấu được tu tập và trở thành một bản ngã tốt thì kết quả tu tập sẽ như thế nào ạ?
Ngày gửi: 10-08-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy, trước đây mỗi khi đọc Phật pháp con thật khó hiểu. Hôm qua con nghe pháp thầy giảng rất thực tế dễ ứng dụng vào cuộc sống. Thí dụ như thầy giảng câu "ngũ uẩn giai không" rất dễ nhận ra trong đời sống thực tế, chỉ cần chú tâm thận trọng quan sát một cách trọn vẹn tỉnh thức thì có thể thấy được.
Con thấy tâm con được an lạc, một cảm giác mát mẻ, khinh an. Con thật biết ơn thầy.
Ngày gửi: 09-08-2015
Câu hỏi:
Thầy cho con hỏi suy nghĩ có khác tánh biết không? Làm sao biết đâu là tánh biết đâu là suy nghĩ? Con xin cám ơn thầy.
Ngày gửi: 09-08-2015
Câu hỏi:
Mô Phật! Con thành kính đảnh lễ Thầy! Kính bạch Thầy. <p>
1. Con đã đọc phần Thầy giảng bài kinh Bát Nhã trong cuốn Thực Tại Hiện Tiền. Con hiểu được như sau: <p>
- Sau khi tiếp xúc với trần cảnh, chúng ta thận trọng, chú tâm, quan sát thì lúc đó chiếu phá được ngũ uẩn, nghĩa là "sắc, thọ, tưởng, hành, thức" không tập khởi và tích trữ. <p>
- "Sắc bất dị không". "Sắc" là 6 căn, 6 trần đang tồn tại trong thế giới khách quan. Còn "Không" có hai nghĩa: <p>
Một, "Không" là do mắt không có ý đồ của bản ngã muốn tiếp xúc với trần thì không có nhãn xúc và nhãn thức tập khởi nên có sắc mà cũng như không. <p>
Hai, "Không" là dù căn trần có tiếp xúc nhưng do không hình thành khái niệm phân biệt chủ quan (không vô minh, tà kiến, tưởng tượng) nên trong thấy chỉ thấy sắc như thị mà không hình thành tướng sắc nào. Do vậy mà "sắc chẳng khác không". <p>
- "Không bất dị sắc". "Không" ở đây là "Thực tánh Vô tánh". "Sắc" là sắc pháp, chỉ là tánh duyên khởi nên cũng "không tự tánh". Do vậy, cả hai mặt thực thực tại của sắc đều có tánh không như nhau, nên "không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc". <p>
2. Con nhận ra rằng có những hình ảnh, cảm xúc trong quá khứ hiện về, khi đó con không cần đè nén, hay ủng hộ hòa vào ký ức mà tự chúng sẽ hiện lên rồi biến mất rất nhanh. Con nghĩ mình nên tỉnh giác để thấy rõ những điều này, không nên có ý định lấy vọng tưởng đè vọng tưởng. <p>
Con kính mong Thầy hoan hỷ chỉ giúp con về những điều trên con đã hiểu đúng chưa? <p>
Con thành tâm tri ân Thầy nhiều lắm vì Thầy đã giúp cho chúng con thêm ánh sáng trí tuệ.
Ngày gửi: 08-08-2015
Câu hỏi:
Con chào thầy. Mong thầy cho con vài lời khuyên. <p>
Năm nay con đã gần 30 rồi. Con luôn cảm thấy con không đủ chín chắn mà cũng là như thế thật. Con thường ngại ngùng trong giao tiếp và điều đó khiến con cảm thấy ít nhiều trở ngại trong cuộc sống cũng như khả năng thăng tiến. <p>
Công việc cũng tốt nhưng cuộc sống của con tẻ nhạt. Nhiều khi con muốn bứt khỏi gia đình để đi đâu đó xa. Thực ra con cũng có vài cơ hội công việc rồi nhưng mẹ con chắc sẽ rất buồn. Mẹ con cũng có nhiều chuyện không vui và mẹ cũng nói với con là mẹ sẽ buồn nếu con đi xa. Con cũng chẳng biết nữa. Nếu cứ sống trong sự đùm bọc của gia đình thì con sẽ mãi chẳng chín chắn được. <p>
Dễ thấy là con cũng chưa có bạn gái luôn. Gia đình con lại muốn con có bạn gái mà có phải con không muốn đâu chỉ là con giao tiếp không trơn tru. <p>
Nhiều khi con nghĩ hay kiếp này con được chọn để đi tu nhưng con thấy con vẫn còn vướng mắc thì tu sao được. Con chẳng rõ là kiếp này con có nhiệm vụ gì nữa? <p>
Con cám ơn thầy đã đọc. Con chúc thầy bình an, mạnh khỏe ạ.