Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 06-08-2015
Câu hỏi:
Con kính chào thầy. <p>
Thưa thầy cho con hỏi, khổ nhân quả là khổ thực thì ngoài việc con học ra bài học từ hậu quả của nhận thức và hành vi sai lầm, thì con có phải chịu cái khổ đó không? Ví dụ con lúc nóng nảy nên đã đánh người ta, nay con đã thấy ra được cái sai của con từ nhận thức lẫn hành vi nhưng tâm con thường ám ảnh sẽ bị trả thù nên con lo sợ, vậy con xin hỏi thầy con cứ phải chịu sự sợ hải mỗi khi tâm con khởi ý nghĩ tới việc bị trả thù hoài hay sao? Con xin cám ơn thầy khai thị cho con. Con chúc thầy khoẻ.
Ngày gửi: 06-08-2015
Câu hỏi:
Kính bạch sư,
Con và vài người bạn muốn dự khóa thiền từ thứ hai 10/8 - 15/8. Con và các bạn có thể ở lại chùa trong thời gian nầy không?
Con xin cám ơn sư.
Ngày gửi: 06-08-2015
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, hôm nay con đọc thấy hai câu trong bài kệ số 778, Kinh Hang Động Tám Kệ, Kinh Tập, Tiểu Bộ Kinh - HT. Thích Minh Châu dịch như sau: <p>
"Cái gì tự ngã trách <p>
Cái ấy không có làm" <p>
Xin thầy chỉ dạy cho con ạ. Con không hiểu ạ. <p>
Thành kính đảnh lễ thầy.
Ngày gửi: 06-08-2015
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
- Có phải trong đạo Phật "duy tuệ thị nghiệp" là kim chỉ nam không? <p>
- Có phải sự thật ở bất cứ thời điểm nào, bất cứ ở đâu, bất cứ đang làm gì, bất cứ trong tình huống nào không? <p>
- Có phải sự thật, giác ngộ... vốn có, không ngằn mé không? <p>
- Có phải giác ngộ không do tích luỹ kiến thức, không do tu tập, không cần thêm vào hoặc bớt đi không? <p>
- Có phải trong cơn mê gặp rắn tìm mọi cách để đập rắn hoặc trốn chạy rắn đều không phải. Chỉ cần tỉnh mộng là xong không? <p>
- Có phải mọi âm thanh sắc tướng (sắc thanh hương vị xúc pháp) thể hiện mọi thứ trên đời đều sinh diệt, đều như dòng chảy không? <p>
- Có phải đi ngược lại quy luật dòng chảy tự nhiên của pháp là không đúng không? <p>
- Có phải chỉ cần trải nghiệm KHOẢNH KHẮC ĐANG LÀ không? <p>
CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY.
Ngày gửi: 06-08-2015
Câu hỏi:
Kinh thưa Thầy, lúc hành Thiền Tứ Niệm Xứ, khi tâm vừa phóng dật thì biết ngay và trở về với tâm sáng suốt, định tĩnh lúc ban đầu, đó có phải là niệm pháp (pháp là phóng dật trong trưòng hợp nầy) không ạ? <p>
Con thành kính tri ơn Thầy.
Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, hoàng pháp độ sanh không mỏi mệt.
Ngày gửi: 06-08-2015
Câu hỏi:
Thưa Thầy con xin kể cho Thầy nghe về sự trải nghiệm của con trong tối qua. Khoảng 10g tối qua con chuẩn bị ngồi buông xả vì mỗi đêm trước khi ngủ con đều ngồi buông xả rồi mới ngũ, thì bỗng nhiên vợ con của con vào phòng. Lúc đó trong tâm con khởi lên rất nhiều ý niệm nào là mắc cỡ với vợ con, nào là sự buồn phiền về tiếng ồn ào nói chuyện của vợ con con... rất nhiều sự phiền não phát sanh lên, nhưng con vẫn không bỏ ngồi buông xả. <p>
Sau khoảng 5 phút thì con thấy được tất cả mọi phiền não khởi sanh lên từ trong tâm con, ngay lúc đó con nhận thức được thì ra mọi phiền não đến với mình không phải là do từ đối tượng bên ngoài mà xuất phát từ tâm của mình khởi sanh lên, vì mình cho là, phải là, sẽ là... Khi con nhận thức được điều này ngay lập tức mọi phiền não đều diệt ngay lúc đó và trả lại cho con 1 cái tâm hoàn toàn thanh tịnh vô cùng và con không còn cảm thấy phiền não về vợ con của con nữa. Khoảng nửa tiếng con thấy trong ngoài đều thanh tịnh, sau đó con mở mắt ra thì con không thấy vợ con còn ở trong phòng nữa, họ đã đi ra khỏi phòng từ khi nào rồi, con thấy cũng lạ lạ. <p>
Từ đó con đã chiêm nghiệm ra cho mình thêm bài học trong cuộc sống của mình, là đối tượng bên ngoài không gây cho mình phiền não gì cả, mà tất cả phiền não là do tự chính mình dựng lên cho nên mình tự chuốc lấy đau khổ. Không ai làm cho mình đau khổ cả cũng tự mình suy nghĩ quá nhiều rồi làm cho bản ngã có cơ hội phát triển nên tự mình hại mình, chứ không có ai hại mình cả. Tất cả nguyên nhân xuất phát từ mình thấy lầm và chấp lầm. Con thật sự rất vui vì con đã thấy được điều này. Đây là bài học thật sự rất quý giá mà con đã nhận ra, vì giúp con sống an lạc hơn trong cuộc sống này, nó đã làm thay đổi sự suy nghĩ tà kiến trước đây của con. Con không trách móc người khác nữa, không còn đổ thừa cho người này người kia làm cho mình phiền não nữa. Mọi thứ đều xuất phát từ chính mình tất cả, nếu thấy đúng thì mình sẽ ứng xử đúng, còn nếu thấy sai thì sẽ ứng xử sai mà thôi.
Con xin chân thành cám ơn sự dạy bảo của Thầy đã giúp con đã dần dần điều chỉnh lại cách sống và hành vi ứng xử cho đúng đời đúng đạo.
Ngày gửi: 05-08-2015
Câu hỏi:
Con kính chào thầy. <p>
Thưa thầy con đã nhận ra được tánh biết. Khi tâm buông xuống và lặng lẽ thì tánh biết liền xuất hiện. Trước đây khi tâm con sân con biết mình sân, nhưng khi con nhận ra tánh biết thì con phát hiện thực ra trước đây con chìm đắm trong sân nhiều hơn, cái biết sân trước đây là cái biết của bản ngã, cái biết của sự nỗ lực muốn thấy rõ tâm sân. Hiện tại khi tâm con nổi sân con có thể thấy sân rõ ràng hơn mà không bị sân dính mắc. Sân khởi rồi lại diệt, ngoài ra con còn thấy được nguyên nhân của sân. Tuy nhiên con lại thấy bất an lo lắng vi tế hơn là tham sân. Vì bất an lo lắng gắn liền với đời sống hằng ngày, vì nó quá thực tế nên tâm con dù lặng lẽ nhưng nó vẫn cứ khởi lên và chi phối con rất thuyết phục. Ở tình trạng này con nhớ đến bài học nhân duyên mà thầy dạy, con lại phát hiện ra nguyên nhân chính là do nhân con chưa vững. Khi con phát hiện ra nhân con chưa vững thì con cũng phát hiện ra là con chưa thấy rõ tham sân và lo lắng bất an. Thưa thầy làm sao con mới có thể đoạn tận tham sân và lo lắng bất an? Xin thầy dạy cho con. <p>
Con cảm ơn thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khoẻ.
Ngày gửi: 05-08-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con đã hiểu được vấn đề tại sao càng hành càng thấy rõ được tham sân si và những phiền não khởi lên ngày càng rõ ràng như vậy. Có nhiều người lại sợ chúng, giờ đây con hoàn toàn đã nhận thức được chúng. Nó khởi sanh lên rõ ràng là giúp cho mình thấu hiểu rõ ràng về chúng, thấy rõ được hương vị và mùi vị của chúng. <p>
Ví dụ khi 1 đứa trẻ chưa từng ăn ớt thì chỉ biết đó là trái ớt qua khái niệm nhưng không biết vị của nó như thế nào nên nghe mà không hiểu. Chỉ khi đứa bé đó ăn vào thì mới hiểu được ớt có vị cay nồng như thế nào. Về sau đưa trái ớt chúng sẽ không dám ăn nữa vì sợ cay. Vấn đề tham sân si cũng tương tự như thế. Khi mình chưa thấy rõ chúng hoàn toàn thì chúng luôn khởi sanh để cho mình chiêm nghiệm và nhận thức thật rõ về hương vị của chúng coi mình có thích những hương vị đó không, nếu thích thì tiếp tục cuộc hành trình của nó, nếu không thì ngay lập tức chúng sẽ diệt. Không cần mình phải mong cầu gì để diệt chúng. Giống như Thầy đã nói "sân thì biết sân", giờ đây con đã hoàn toàn hiểu ra được vấn đề này, thì ra là như thế. Con luôn luôn đặt câu hỏi tại sao mình càng hành mà lại thấy rõ tham sân si như vậy, có khi nào mình hành sai không? Nhưng cuối cùng sáng nay con thấy mình không sai. Vì nó sanh lên càng rõ để cho mình hiểu biết về nó rõ hơn, càng thấy rõ về chúng thì mình mới nhận thức rõ về sự khổ. Rồi dần dần mình mới buông được chúng mà không còn sân nữa. <p>
Con xin trình sự nhận thức của con đến Thầy. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 04-08-2015
Câu hỏi:
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Thưa Thầy, từ khi gặp duyên lành, được nghe Pháp của Thầy con được sáng ra rất nhiều điều, con như được giải thoát phần nào những nặng nề từ lâu con đã mang theo.
Tuy nhiên, có một điều con chưa giải quyết được kính mong Thầy chỉ dạy giúp con. <p>
Con trai con đã 17 tuổi, sống chỉ biết ham chơi, hưởng thụ, thái độ và hành vi không đúng, mặc dầu gia đình chúng con luôn bên cạnh dạy dỗ, khuyên răn. <p>
Con nghĩ đó là do con có nợ với cháu ở kiếp trước nên kiếp này con cố gắng tu tập, ở bên cạnh dạy dỗ cháu và phóng sanh để hóa giải nghiệp chướng bao đời. Con cố gắng "tùy duyên thuận Pháp" như lời Thầy dạy, nhưng đến bây giờ sức khỏe con rất kém, với bệnh tim và huyết áp này con không biết sẽ "nhẫn" đến bao giờ để con trai con biết lo học tập, trở thành con người có ích vì cháu đã bỏ học (lớp 11) một năm rồi? Con mong Thầy chỉ cho con phải làm gì để tiếp tục giáo dục cháu? <p>
Con xin thành kính tri ân Thầy.
Kính chúc Thầy luôn như ý, cát tường.
Ngày gửi: 04-08-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Con có duyên lành được biết đến Phật Pháp hơn 2 năm nay. Ngay từ những ngày đầu tìm hiểu về Phật pháp con đã thấy mình có căn tính để tu hành theo pháp môn Thiền quán. Trước khi được biết Thầy và website trungtamhotong này con đã thực hành, có thể nói là khá tốt về chánh niệm trong cuộc sống. Bởi có những khoảng thời gian (dù không được dài) con sống được với cái tâm trong sáng, an lạc, tham sân si hầu như vắng bóng trong tâm. Nhớ lại lúc đó con thực hành chánh niệm, nhất là chánh niệm trên tâm, quan sát tâm rất tốt. Mọi suy nghĩ tư tưởng khởi sanh con đều ghi nhận kịp thời, đồng thời cái thấy thấy mọi ý niệm sanh khởi lúc đó rất trong sáng, vì vậy mà các ý niệm bất thiện đều không lôi kéo được con dẫn tới hành động. Gặp được Thầy trong kiếp sống này con biết là con có phước không hề nhỏ. Nguyên lý tu hành mà Thầy chỉ bảo con đã hiểu rõ trên mặt lý. Nhưng vấn đề của con bây giờ lại thật là phức tạp Thầy ạ. Con không thể có được chánh niệm. Khi trở về quan sát thân và tâm con không còn thấy được chúng như chúng đang là, cái tâm con luôn vọng động, không đủ sáng suốt và định tĩnh để nhìn các pháp đến rồi đi một cách an nhiên nữa. Chính vì vậy mà con phải chịu phiền não, khổ sở. Nhiều lúc con thấy thất vọng về chính mình. Con biết là do con đã sai ở chỗ nào đó nhưng con không thấy được. Thầy có thể tháo gỡ cho con chỗ này không và cho con biết nguyên nhân nào dẫn tới con không thể chánh niệm được như trước nữa. <p>
Con xin thành kính tri ân Thầy và mong Thầy có được nhiều sức khỏe!