loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy Phước Huệ song tu con hiểu như thế này có đúng không ạ: <p>
Tu Phước là bản ngã tu <p>
Tu Huệ là tánh biết tu <p>
Kính xin giúp con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. Chiều nay, khi đi bộ tập thể dục, con luôn luôn quan sát thân tâm mình. Khi về tới nhà thì cơ thể mệt do mình vận động thôi chứ không có vấn đề gì, con vẫn trọn vẹn trong cái mệt ấy. Rồi con đi tắm và sau khi tắm xong trong đầu con tự nhiên sáng hẳn ra, đó là hoàn toàn không sợ chết chút nào cả. Trong tâm con nhận thức nếu như mình cứ sống trọn vẹn thì cái chết đến cũng thật là lý thú, con mới phát hiện ra từ trước đến giờ khi nghĩ đến cái chết thì do toàn là tưởng tượng ra, chính cái tưởng này mới thật sự làm cho mình hoang mang và sợ hãi. Nếu mình trọn vẹn từng giây phút với sự thở cho đến khi không còn thở mình đều nhận biết rõ thì không còn sợ chết nữa. Từ chiều đến giờ trong tâm con dường như có 1 nguồn năng lực thật lạ thường mà từ trước đây con chưa hề cảm nhận được, con cảm thấy mát mẻ và hoan hỉ vô cùng. Pháp thật sự kì diệu làm sao! Con xin cám ơn lời dạy bảo của Thầy đã giúp con khám phá ra từ từ những bài học quý giá vô cùng mà trước đây con chưa hề biết tới.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, vui lòng cho má của con hỏi về pháp hành của má con như sau, khi má con ngồi chơi thì má con nhìn thấy tâm sanh diệt rất rõ, buồn thì thấy buồn, vui thì thấy vui, lo âu thì thấy lo âu... Khi vô ngồi hành thiền thì má con không nhìn thấy tâm chỉ nhìn thấy thân đau. Trong lúc ngồi thiền tâm má con quá lẹ, khi nó đi rồi trở về thì má con mới nhận thức được. Má con năm nay đã được 70 tuổi rồi. Khi thân đau thì tâm không động không lo sợ chỉ nhận biết đau như vậy thôi. Xin hỏi Thầy má con hành như vậy đúng hay sai. Con thay mặt má con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy. <p>
Nhờ ơn thầy dạy, chánh niệm tỉnh giác mà con đã thấy được những vấn đề người ta hay gặp phải là do tham, sân, si mà ra. Con dễ dàng thấy và chỉ ra cho họ. Nhưng còn bản thân mình thì con lại mắc kẹt. Có những hôm mệt mỏi, sáng mở mắt ra trong đầu vang lên những câu hỏi: "Mình đang làm gì vậy? Mục đích của kiếp sống này của mình là gì? Mình sẽ muốn làm gì?" Cả một khoảng trời trước mặt là sự vô định. Nhưng bước ra khỏi phòng thì lại cuốn theo công việc, lo toan mà không nhớ đến nó. Câu hỏi đó nó cứ như hình với bóng, những khi tâm trí thảnh thơi hay mệt mỏi thì nó lại hiện ra. <p>
Con đã cố lục lọi những bài pháp của thầy để tham khảo. Đã từng cố sống chỉ để sống chứ chẳng để làm gì. Nhưng con chỉ mới dừng ở chữ biết chứ chưa thể hiểu hay ngộ được. <p>
Xin thầy từ bi khai thị giúp con để thoát được cái dính mắc. <p>
Con xin cúi đầu đảnh lễ trước thầy.
Kính chúc thầy được sức khỏe và bình an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Con cám ơn thầy đã trả lời câu hỏi của con. Con vẫn biết mình thường hay lí giải, nhưng thay vì đào sâu như trước đây thì con bỏ rơi ý tưởng đó ngay khi vừa chợt nhớ lời thầy "đừng lí giải, chỉ thấy thôi". Con đã đọc và hiểu phần 2 câu trả lời của thầy, nhưng đó không phải là ý câu hỏi của con, tại con hỏi không rõ ràng, nay con xin hỏi lại, mong thầy chỉ cho con. <p>
Câu hỏi của con là "thầy có dạy, trong 4 pháp trợ tâm, có 1 pháp là quán sự chết", vậy cách quán này ra sao? Xin thầy chỉ dạy rõ ràng dùm con. Con không tìm nguyên nhân của sự "sợ chết", vì nếu con tìm thì cũng là trau dồi thêm cái biết của bản ngã mà thôi, con muốn biết cách để sử dụng nỗi sợ hãi của mình thành bài học quí giá. Theo lời thầy nói, "lặng lẽ quan sát nỗi sợ và cảm xúc...." thì sự việc đó chưa đến, mà ta thấy điều này, điều kia, phải chăng tất cả đều là sản phẩm của tưởng? của lí giải? Ngược lại cái thấy "như thật" vì ngay đây và bây giờ đâu có gì để quán? Con xin cám ơn thầy thật nhiều. <p>
Tên học trò ngu ngốc của thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2015

Câu hỏi:

Mô Phật! Con thành kính đảnh lễ Thầy! Kính bạch Thầy! <p>
Thưa Thầy, con nhận ra được những điều như sau: <p>
1. Trong quá khứ vì vô minh nên bị tham, sân, si chi phối điều khiển dẫn đến hành động qua thân, khẩu, ý nên tạo thói quen, thành nghiệp lực dẫn đến luân hồi sang đời sống hiện tại. <p>
Hiện tại, vẫn còn vô minh + nghiệp lực quá khứ + nhận quả do quá khứ nên khi tiếp xúc trần cảnh, hình thành tiến trình ngũ uẩn, huân tập nhân mới, và lại tiếp tục chịu luân hồi và đau khổ. <p>
Nếu hiện tại, tuy vẫn nhận quả do quá khứ gây ra nhưng hết vô minh (bằng cách sống tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác) thì tiến trình ngũ uẩn vẫn xảy ra mà không gây nhân luân hồi, thay vào đó sẽ chuyển thành dụng, hạnh ứng vào đời sống. Thưa Thầy, cho con hỏi như vậy con hiểu đúng chưa? <p>
2. Nếu con hiểu đúng thì có phải đây là quá trình chuyển "Thức thành Trí" trong Duy Thức học: <p>
* Thức thứ 8 thành Đại Viên Cảnh Trí<p>
* Thức thứ 7 thành Bình Đẳng Tánh Trí<p>
* Thức thứ 6 thành Diệu Quan Sát Trí<p>
* 5 Thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức) thành Thành Sở Tác Trí. <p>
Như vậy, con có thể hiểu "Phiền não là Bồ Đề" được không? <p>
Con thành kính tri ân Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy. <p>

Từ ngày con được duyên may làm đệ tử của thầy, con đã có cách nhìn và thái độ ứng xử khác trước rất nhiều, nhưng sau vài lần trình pháp và được thầy chỉ cho thấy rằng con còn dùng lí giải, con đã điều chỉnh lại bằng cách không đào sâu vào bất cứ vấn đề nào, chỉ nhìn thoáng qua và nhận biết hiện trạng của nó vậy thôi. Có lẽ vì không quen nên con thường có cảm giác mù mờ, không rõ ràng, nhưng đồng thời con cũng cảm nhận rằng có 1 sự thật luôn nằm sau những gì con "cho là". Con đã thấy cái mà thầy thường nhắc đến "pháp đến đi lặng thầm", sau mỗi sự việc xảy ra, đầu tiên thì tưởng rằng nó là sự xui xẻo, nhưng nếu lắng tâm quan sát thì con liền nhận ngay phía sau là 1 bài học thật hay.<p>
Thưa thầy, hai hôm nay con bị đau răng, thân con đau nhưng tâm con không đau, chỉ là con bỗng dưng sợ chết, con thấy thân mình bắt đầu hoại, diệt, và bắt đầu lo sợ, khi con sống ngay giây phút hiện tại thì nỗi lo sợ có giảm bớt, nhưng con lại nghĩ "đây cũng là 1 bài học hay đây" nhưng con chưa tìm ra cách nào để học bài học này, bài học "sợ chết" hơi lớn so với con, mong thầy chỉ dạy thêm cho con. Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-08-2015

Câu hỏi:

Nếu tu thiền niệm phật tức là khi ngồi thiền hít vào niệm a di đà phật thở ra niệm a di đà phật đều niệm trog tâm như thế phương pháp ấy có nhập sơ thiền được không thưa thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy trải qua nhiều tháng thực hành hôm nay con muốn kể rõ cho Thầy nghe về những nguyên lý mà mỗi ngày con thực hành nhờ Thầy soi xét dùm con, coi con có đi sai đường không con xin cám ơn Thầy. <p>
Vào mỗi ngày sau khi thức dậy con thường quan sát thân tâm, phần lớn là con quan sát tâm nhiều hơn (niệm tâm), vì tâm con thường phóng nhiều nên con niệm thân thì thường bị phóng tâm, con thường chú ý sự tạo tác sanh diệt của tâm rất nhiều đến khi tâm không tạo tác nữa thì tự động quay về thân hành. <p>
Khi tâm khởi sanh lên tham, sân, si thì con nhận biết, khi nhận biết có lúc thì tự động diệt liền, có lúc thì kéo dài 1 khoảng thời gian rồi mới diệt. Tất cả con đều để hoàn toàn tự nhiên không thêm bớt gì hết nó như thế nào thì thấy như vậy, khi tham sân si khởi sanh lên thì con quan sát cảm thọ rất là khó chịu (thọ khổ), con cũng cảm thấy như nó đang là, không can thiệp vào theo ý đồ bản ngã. <p>
Khi xúc chạm với việc đời thì con thường lắng nghe và quan sát tâm của mình có lúc con thấy tâm con hoàn toàn tĩnh lặng có lúc con thấy nó tạo tác rất nhiều, nó như thế nào thì con cứ thấy nó như nó đang là con cũng không thêm bớt gì cả. <p>
Trong môi trường giao tiếp thì con ứng dụng pháp tùy duyên thuận pháp mà hành khi nào cần ứng phó thì ứng khi nào không cần thì trở về không. Nhưng đôi lúc vì con chưa quen lắm nên cũng còn xen bản ngã vào, những lúc như vậy thì tánh biết tự biết và nhắc nhở trong đầu con là mình đã sai rồi thì tự nhiên con điều chỉnh lại từ từ. Nhiều lúc con cái quậy phá con cũng hơi bực mình thì con thấy là mình đã sai chỗ này và con tự điều chỉnh lại. <p>
Về sự chiêm nghiệm thì con nhận thấy rằng phiền não là nhân duyên hỗ trợ để phát huy tánh biết càng ngày càng bén nhạy hơn. Tham sân si thì không cần diệt vì khởi sanh lên sự muốn diệt thì ngay đó đã có ý đồ của bản ngã xen vào rồi càng muốn diệt thì càng căng thẳng thần kinh, cứ thấy chúng như nó đang là đến 1 lúc nào đó thì sẽ tự diệt, giờ chỉ cần thấy chúng là đủ. Khi tiếp xúc với đối tượng bên ngoài con đều nhận thấy phát sanh lên cảm thọ khổ và lạc, mọi cảm thọ là do xuất phát từ tâm mình luôn cho là phải là sẽ là... rồi phát sanh lên mọi phiền não trong tâm, chứ không do đối tượng bên ngoài, cũng giống như đời không khổ không vui mà chính do sự nhận thức sai lầm từ ảo tưởng mà ra. <p>

Giống như trước đây con luôn luôn trách móc vợ con làm con phải khổ đó chính là nhận thức sai lầm lớn nhất của con, mọi thứ là do con xen quá nhiều ý đồ của bản ngã vào mà thấy khổ. Thực ra vợ con hay đối tượng bên ngoài chính là nhân duyên để con tự soi sáng chính bản thân mình thay vì là con trách móc họ thì ngược lại con phải cám ơn họ đã giúp con thấu hiểu chính mình hơn và giúp tánh biết của con nhạy bén và sáng suốt hơn. Khi tánh biết sáng suốt thì bóng tối vô minh mới tan biến được, đó chính là nguyên lý mà không cần phải muốn diệt theo ý mình. Giống như Thầy đã dạy tánh biết vốn đã trong sáng nhưng do có nhiều khái niệm và ý niệm đã thành lập ngay còn nhỏ nên đã bị những kiến thức trong ý đồ của bản ngã che lấp mất đi sự trong sáng thanh tịnh của nó. Giờ đây chúng con chỉ cần nhìn lại sự thật bằng cách thấy và biết nó như thế nào thì thấy như thế ấy rồi dần dần sẽ phát hiện sự thật mà thôi. <p>
Vào mỗi buổi tối trước khi ngủ thì con thực hành theo lời Thầy dạy là buông xả toàn thân, thân tâm như thế nào thì thấy như vậy, không tìm kiếm không tạo tác, để thân tâm nghỉ ngơi vô sự. Khi con thực hành như vậy thì con thấy khi ngủ con dễ ngủ hơn lúc trước, thấy cơ thể cũng thoải mái hơn lúc trước, khi quá mệt mỏi thì con nằm thư giãn buông xả 1 chút thì con thấy thân tâm khỏe hơn và bớt căng thẳng hơn. <p>
Kính thưa Thầy thông cảm cho con vì con viết quá nhiều, vì con muốn tóm lại tất cả những quá trình con thực hành trong mấy tháng nay để trình cho Thầy xem xét dùm con coi con có điều nào sai trong khi thực hành theo pháp Thầy hướng dẫn. Con kính mong Thầy từ bi hoan hỉ cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-08-2015

Câu hỏi:

Mô Phật! Con thành kính đảnh lễ Thầy! Kính bạch Thầy! <p>
1. Hiện nay, có nhiều bài giảng về cùng một bộ Kinh của nhiều tác giả với nội dung có phần khác nhau. Khi con đọc những phần giảng luận như vậy, con có nghi ngờ thì sự nghi ngờ này có sai không? Khi giảng cùng một bộ Kinh tuy tác giả khác nhau nhưng ý nghĩa trong một bộ Kinh luôn luôn có giống nhau không? <p>
2. Thưa Thầy, khi con chú tâm quan sát con nhận thấy khi con làm việc đúng hay sai con đều biết. Trước khi làm một việc gì đó, thì trong tâm đều khởi lên ý muốn, nếu ý muốn này sai mà có lực thôi thúc mạnh thì mặc dù vẫn biết là sai nhưng thân vẫn làm theo ý muốn đó. Có phải ý muốn ở đây là nghiệp lực dẫn con đi vào sự luân hồi không? Có phải vì điều này nên Đức Phật dạy chúng con cần chánh niệm tỉnh giác nhằm tăng thêm sự định tĩnh sáng suốt để không bị ý thức của bản ngã dẫn dắt? <p>
Con thành tâm tri ơn Thầy rất nhiều vì Thầy đã tạo điều kiện cho chúng con có thể thân cận học hỏi dù chúng con vẫn ở xa Thầy.

Xem Câu Trả Lời »