loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-08-2014

Câu hỏi:

Con xin cúi đầu đảnh lễ thầy. <p>
Xin thầy cho con hỏi là mình thật ra không cần cố gắng quan sát tâm, tâm tự nó đã được sáng suốt và hình như nó tự quan sát chính nó. Chỉ cần mình chú tâm trọn vẹn vào việc mình đang làm, gần như là hòa nhập hoàn toàn vào việc đang làm. Lúc đó mình tự thấy biết mình đang làm gì, tự nó sáng tỏ. Thưa thầy con nghĩ thế có phải không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2014

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông, kính xin sư ông giải thích cho con: <p>
1. Thế nào là thực tánh của Tham Sân Si? <p>
2. Khi dùng Tánh Biết để thấy Thân Tâm Cảnh thì vẫn còn tánh Biết và Đối tượng? <p>
3. Con chưa hiểu: Tánh Biết và Pháp vốn thanh tịnh. <p>
4. Ngay lúc có tư tưởng, nghĩ suy khởi lên trong tâm thì phải làm sao, chỉ nhận biết hay phải quán xét bản chất của chúng? <p>
5. Kính xin sư ông giải thích cho con cái nhìn như thị là gì? <p>
6. Làm sao để nhìn, nghe... Pháp không qua ngôn ngữ, danh tướng, thành kiến? <p>
Con xin cảm ơn sư ông. Kính chúc sư ông được manh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2014

Câu hỏi:

Con thưa Thầy, <p>
Con gặp nhiều người có cùng thắc mắc: "Vì sao các nước có người dân (đa phần) theo Phật giáo đều nghèo?" Nhân đây, con xin phép được chia sẻ theo cách nhìn chủ quan của mình. <p>
Theo con có 3 vấn đề chính: <p>
1. Tiêu chí: <p>
Thông thường chúng ta quan niệm giàu nghèo là về vật chất hay tiện nghi có được, tuy nhiên nếu một người hay một quốc gia xác định hẳn việc đánh giá giàu-nghèo theo một tiêu chí khác, như chỉ số hạnh phúc chằng hạn, thì vấn đề trên không còn vướng mắc. <p>
2. Thời gian: <p>
Để có thể khẳng định một vấn đề chúng ta cần xác định khoảng thời gian khảo sát phù hợp với vấn đề đặt ra. Vậy nhận định giàu-nghèo trên được xác định trong khoảng thời gian nào? Đã phù hợp với thời lượng của điều được khảo sát chưa?<p>
3. Đạo Phật - Phật giáo, bản chất thực: <p>
Đạo Phật theo thời gian phát triển đã bị phân hóa và biến chuyển rất nhiều, nhất là qua thời kỳ Đại Thừa, khi mà các phân nhánh mở rộng rầm rộ và phần nhiều mang âm hưởng sâu nặng của tôn giáo địa phương, nên từ đấy gọi là "Phật giáo". Từ một đạo Phật thuần túy mang ý nghĩa là sự thật, nói lên sự thật để thấy rõ sự thật (giác ngộ), thì bây giờ đạo Phật [theo quan niệm] đã bị biến chuyển thành một tôn giáo ngày một xa rời nguồn cội, đó cũng là thời kỳ Mạt pháp mà đức Phật đã nhắc đến trong kinh truyền lại. <p>
Vậy "các nước có người dân (đa phần) theo Phật giáo đều nghèo", có đúng là họ đang theo đạo Phật uyên nguyên hay chỉ là đạo Phật theo khái niệm? Vì khi xét về bản thân người tìm hiểu và thực hành đạo Phật thì có điều lạ là, đa số người phương Tây đều tiếp cận và nhận thức đạo Phật (theo đúng tinh thần nguyên gốc) rất nhanh! Phải chăng do chính họ, với cách sống và văn hóa của người phương Tây, nhất là sự chú trọng tính cá nhân, lại đi gần với hướng mà đạo Phật nói đến hơn. Trong khi đó, với sự đi lên từ triều đại phong kiến hay sống trong một thể chế độc tài hà khắc thì tính cá nhân - năng lực giác ngộ tự thân của mỗi người (trong các quốc gia được đề cập) đã bị vùi lấp hoặc không được tôn trọng, dẫn đến đa phần người dân các nơi này đều hướng đến sự cầu xin ngoại lực hơn là tự nhận ra và phát triển chính mình. Đạo Phật lúc này chỉ còn là hình thức chứ nội dung đã khác hẳn. <p>
* Điều khác biệt là đạo Phật không phải tôn giáo và không có đấng giáo chủ, đức Phật chỉ là bậc đạo sư, một người thầy chỉ đường cho những người chưa thấy ra sự thật. Nên theo hay không theo đạo Phật cũng chỉ là khái niệm gán vào chứ không phải là nội dung thật sự, "Chiếc áo không làm nên thầy tu" có lẽ cũng mang ý nghĩa như vậy. <p>
--- <p>
Dạ con xin chia sẻ như vậy, nếu có điều chưa đúng đắn con xin được Thầy chỉ bảo thêm. Con cảm tạ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2014

Câu hỏi:

Kinh Thua Thay!
Con nhan duoc cau tra loi cua Thay rat nhanh va ro, con rat cam on Thay. De trinh lai voi Thay cho hieu cua con ve hai tu do, con xin dung mot thi du. Phat va Chung Sinh co cung mot ban the. Ban the do la thanh tinh, goi la Phat tanh hay Chon Tam. Tanh cua ban the do thi giac va minh. Tuong cua no nhu hu khong. Dung cua no la chieu soi. Thua Thay, nhu vay con co hieu dung khong?
Con kinh chao Thay.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con không biết câu hỏi này có đạo hữu nào hỏi Thầy chưa, nếu chưa, xin Thầy giảng cho con con biết sự khác biệt của 2 từ "thể" và "tánh", đôi khi con cứ nhầm lẫn ý nghĩa của 2 từ này hoài. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2014

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Cho con xin hỏi? khi con thực hành pháp thiền của thầy chỉ dạy, con luôn rõ biết hành động mình đang làm, nhưng song song đó cũng có cái nhận biết mọi vận hành xung quanh. Trong trạng thái tâm con như vậy có chỗ nào chưa phải kính mong thầy hoan hỷ chỉ bảo. Con xin cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2014

Câu hỏi:

Kính đảnh lễ Thầy, <p>
Thưa thầy, đêm qua con nằm mơ thấy Thầy đang ở bên châu Âu. Trong giấc mơ, Thầy ở đây suốt một tuần và mỗi ngày Thầy cùng chúng con sinh hoạt một cách bình thường: giảng Pháp, đi dạo thiên nhiên, xem sự sinh hoạt của chợ búa, nghỉ ngơi,... và con chạy lên chạy xuống hầu giúp Thầy. Điều vui lạ là phòng thầy ở lại bày trí rất giống cốc của Thầy ở Bửu Long. <p>
Gần như trong cả giấc mơ, con tỉnh giác và lặng lẽ chiêm ngưỡng những hình ảnh sinh động này như người đứng ngoài kẻ trong mơ và kẻ đang mơ. Lặng lẽ và tỉnh táo "trong cái thấy chỉ có thấy". Thật là một sự thú vị vô cùng nhẹ nhàng Thầy ơi! <p>
Có lẽ là lần đầu tiên con trải nghiệm sự nhẹ nhàng lặng lẽ này trong một giấc mơ nên con mạn phép viết vài dòng dâng đến Thầy. <p>
Con kính mong Thầy luôn khoẻ. <p>
Thành kính đảnh lễ Thầy, người Cha Pháp đáng kính!
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2014

Câu hỏi:

Con Thưa Thầy! Con xin Thầy chỉ giúp con ạ! <p>
Khi không ngủ con tu tập Buông xả - Trọn vẹn - Chú tâm - Quan sát, nhưng khi buồn ngủ và muốn ngủ con không biết quan sát như thế nào? Vì khi quan sát trạng thái ngủ thì con thấy không sao ngủ được (biết là có cảm giác ngủ đang có) và sẽ cứ tiếp diễn cái biết đó thôi ạ. Con muốn ngủ sâu như bình thường là lại phải nghĩ lung tung, vọng tưởng lung tung thì ngủ lúc nào không biết. Thưa thầy con phải làm sao để biết được trọn vẹn sự ngủ của mình mà vẫn có giấc ngủ ngon? <p>
Con kính chúc Thầy Mạnh Khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-08-2014

Câu hỏi:

Con kính đảnh lể Thầy. <p>
Đọc thơ Thầy con rất cảm động. Những điều Thầy nói thật gần gũi thân thiện như lời cha lành dạy con. Nhìn Thầy tĩnh lặng vô tư như vậy mà tình thương của Thầy đối với mọi người thật bao la. Phải nói là có duyên lành lắm mới hạnh ngộ được Thầy. Con sẽ chuyển lời thăm hỏi của Thầy đến với các bạn ở đây. Chúng con thật sự cũng mong có dịp được gặp lại Thầy. Con cảm ơn Thầy đã sửa lỗi bài thơ cho con. <p>
Với lòng quý kính tri ân của chúng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-08-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Con là Phật tử đã quy y tại Thiền Viện Nguyên Thuỷ. Con nguyện được xuất gia gieo duyên 3 tháng, sau đó thì xin xuất gia luôn. Thuận duyên như ước nguyện, là phước báu lớn. Nhưng khi con đi như vậy thì chồng, con, gia đình sẽ phần nào không hài lòng. Con phân vân, nếu đi như nguyện của con thì có tạo cho mọi thành viên trong gia đình khởi tâm buồn phiền, sân hận hoặc luyến ái... Con xin Thầy cho con lời khuyên, làm sao để ổn thoả. Con xin thành kính tri ân Thầy. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »