Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 21-10-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con xin trình bày chỗ hiểu pháp của con như sau: Tu tập cần trở về trọn vẹn tỉnh thức với thực tại với tâm rỗng lặng, nhưng thời gian đầu tâm còn nhiều xao động nên chưa trở về được trọn vẹn hoàn toàn hoặc sự tinh tấn trở về chưa đủ mạnh nên hay lãng quên. Nếu có trở về thì cũng chỉ trọn vẹn được trong thoáng chốc rồi lại buông lung. Trải qua thời gian dài tinh tấn, sự trọn vẹn, rỗng lặng trong sáng dần dần sâu sắc hơn, từ đó diệu dụng của tâm (tam minh) cũng từ từ khai mở ra. Con hiểu pháp như vậy có bị rơi vào thời gian bản ngã hay không, có bị rơi vào lực kéo sở đắc hay không? Con muốn học vô tâm và giản dị, nhưng vì không nắm rõ lộ trình, tu tập thời gian con lại tự sinh nghi. Kính mong Thầy chỉ dạy, con thành kính cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 20-10-2014
Câu hỏi:
Dạ kính thưa thầy. Vì là lần đầu tiên nên con còn bỡ ngỡ, con có câu hỏi xin hỏi thầy. Con giờ không biết phải làm sao bởi vì con đang bị kẹt trong cái tâm chật hẹp của mình, khi phiền não đến con có thói quen đi tìm nơi thanh vắng để xét soi lại chính mình, rồi con thấy con có lỗi nhiều quá, từ đó con lại đi vào sự trầm tư không muốn tiếp xúc hay gặp ai hết. Con bị tắt nghẽn rồi tự giằng xé tâm con để rồi con tự chuốc lấy đau khổ, từ đó con mới hiểu ra tập khởi đau khổ tự con tạo ra. Từ "buông bỏ" nghe thì dễ nhưng thực hành khó quá thầy ơi, xin thầy chỉ dạy cho con làm sao để thật sự buông bỏ như những gì thầy dạy là thận trọng chú tâm quan sát hay sáng suốt định tĩnh trong lành? Con kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 20-10-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, khi nào chứng lậu tận minh mới biết mình đã thoát ly được sinh tử luân hồi phải không Thầy, các đệ tử Phật nghe câu kệ liền chứng quả A-la-hán là đã đầy đủ tam minh lục thông chưa ạ? Con cố gắng tỉnh thức, trọn vẹn với thực tại nhưng cũng không ít khi thất niệm, buông lung. Trải qua thời gian dài tu tập con không tiến bộ gì hơn nên đôi lúc cũng nản và nghi ngờ về sự tu tập của bản thân. Con kính mong Thầy từ bi khai thị.
Ngày gửi: 20-10-2014
Câu hỏi:
Bạch Thầy! Xin Thầy cho con lời khuyên đối xử với người già nói nhiều, ví dụ nói những chuyện không liên quan đến mình hoặc chuyện của nhiều ngày trước... Lúc nào bà cũng râm rang nói miết. Bà là người Phật tử thường xuyên đi chùa, tụng kinh nên con nhờ thầy cho con lời khuyên, có bài pháp nào liên quan xin thầy hoan hỷ giới thiệu. Con là con dâu nên nhiều khi cũng ngại nói. Nhiều lúc an ủi tâm mình xem như chim hót, và là nghiệp của mình ráng nhẫn nhục thưa thầy. <p>
Lần đầu viết câu hỏi nên còn vụng, mong thầy hoan hỷ. Con chúc thầy sức khoẻ, thân tâm an lạc. Nam mô A Di Đà Phật!
Ngày gửi: 20-10-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! <p>
Hôm nay con đọc được câu hỏi của đạo hữu hỏi về cảm xúc đối với loài cây cỏ. Về vấn đề này con cũng có một thắc mắc xin chia sẻ với đạo hữu và kính xin Thầy chỉ dạy. <p>
Trước đây, khi hái lá rau con cảm thấy mình đau, khi nhìn nhựa chảy ở cành do mình gây ra con cảm thấy mình chảy máu. Con đã rất sợ cảm xúc này và theo dõi nó, suy nghĩ về nó. Sau đó con nghĩ, “Nếu con người không ăn rau củ, động vật không ăn cây cỏ thì làm sao để sống? Như vậy thì sự sống trên trái đất này sẽ ra sao nhỉ? Có lẽ đó là quy luật, tuy hơi khắc nghiệt nhưng cũng không thể vượt qua nó được”. Rồi cảm giác này cứ nhẹ dần, khoảng 3 năm thì mất. Con không biết mình suy nghĩ có đúng không? Nhưng bây giờ trong lòng con vẫn còn một chút “không nỡ”, nhưng nếu cần thì con vẫn có thể làm một cách bình thản. <p>
Kính Thưa Thầy! Trong quá trình tu tập con nhận thấy nếu như con thực hành và hiểu được một pháp môn nào đó thì ngay lập tức con không thể dùng nó được nữa. Như vậy thì khi một pháp nào đó khởi lên trong tâm, ta chỉ cần nhìn nó và hiểu nó cho thấu đáo thì nó sẽ tự diệt nhanh hơn là chỉ nhìn nó đúng không ạ? <p>
Kính xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy, con cung kính đảnh lễ Thầy!
Ngày gửi: 19-10-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, trong bai giảng cuối cùng của khoá thiền thứ 14, Thầy có dạy rằng ngày chót của khoá thiền, Thầy sẽ giải đáp các câu hỏi của Phật tử. Chúng con chờ mãi mà vẩn chưa thấy phổ biến trong phần pháp thoại của Trung Tâm. Kính xin Thầy từ bi, dành chút thời giờ cho phần nầy vào phần pháp thoại khoá 14. Như vậy chúng con ở rất xa được hoàn mãn khóa tu như các đạo hữu có duyên lành, tham dự trực tiếp tại chùa.
Chúng con kính chúc sức khỏe của Thầy và cám ơn quý vị trong ban hoằng pháp của chùa.
Ngày gửi: 19-10-2014
Câu hỏi:
Bạch thầy, khi nghe thầy giảng về thực tại. Con có suy nghĩ như vầy, mong thầy soi xét. <p>
Thân-tâm là 1 hoạt động mà đa phần ta nghĩ là liền lạc.
Ví dụ khi thân mệt thì thường tâm mệt, tâm mệt cũng dẫn đến thân mệt.
Song con đặt nghi vấn, có 1 số bạn Phật tử đi làm phước thiện, tâm rất hân hoan dù thân đã mệt mỏi. Trường hợp này con có thể hiểu là các bạn này không sống trong hiện tại được không thưa thầy vì thân các bạn vẫn đang theo chiều hướng mỏi mệt, chỉ có tâm là hân hoan và hứng khởi thôi.
Ngày gửi: 19-10-2014
Câu hỏi:
Con Thành kính đảnh lễ Thầy! <p>
Kính thưa Thầy! Con tự thực hành Thiền Tứ niệm xứ đến nay cũng được 4 tháng, Thầy đã giải giúp con nhiều vướng mắc khi hành thiền. Nhưng cho đến khi nghe những bài pháp thoại của Thầy con mới chợt nhận ra rằng mình đã hiểu sai về pháp hành thiền này, con vô cùng hoan hỷ khi nhận ra chính thái độ mong cầu - kham nhẫn không đúng đắn ẩn giấu phía sau của sự tinh tấn tu tập lại là biểu hiện của tâm tham. Để thỏa mãn cái ước vọng (chân chánh) là những phiền não đang sinh khởi sẽ diệt đi như bản chất "tự nhiên" của chúng và đạt được các tầng Tuệ minh sát mà bản Ngã suy tưởng. Con đọc sách thiền nhưng trong đó không nói nhiều về thái độ tu tập. Vì vậy con không biết về thái độ chân chánh nên không biết là nó quan trọng dẫn đến sai lầm trong nhận thức về pháp hành. <p>
Từ ngày điều chỉnh thái độ hành thiền, con luôn tự nhìn lại mình xem có thư giãn hay bị căng thẳng không và chú niệm vào sự căng thẳng đó, con nhận thấy tâm luôn trong sáng và tỉnh thức, cảm giác đau ở thân không như trước đây nữa. <p>
Nhưng dạo này con hay bị căng và tức ở nơi đầu và sự chú niệm ở thân không được tốt như trước đây nữa. Có phải con đã quá tinh tấn trong ngồi thiền nên sự quán thân bị giảm sút không ạ?
Con xin tri ân Thầy.
Ngày gửi: 18-10-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, <p>
Cũng trong khoảng thời gian con thấy pháp ở Bồ đề như con đã có lần trình, con lại phát hiện một pháp khác. Nói là phát hiện vì pháp ấy có thể đã đến trong con trước đó cho tới khi con nhận diện ra nó. Sự việc như sau thưa Thầy: <p>
Nhiều năm trước đây thỉnh thoảng con vẫn có tham gia công việc nhổ cỏ, phát quang, nhất là thời gian chùa chuẩn bị vào lễ. Sau ngày lập gia đình nghỉ dạy học tham gia kinh doanh cùng chồng tất bật nhiều nên con hiếm khi làm công việc trên. Một hôm lên chùa sau khi đã xong sớm công việc trong cốc của mẹ con, thấy còn cả tiếng nữa mới đến giờ đặt bát, con lấy dụng cụ ra định làm sạch cỏ dại chung quanh nhưng khi chuẩn bị bắt tay vào việc con chợt nhận ra con không thể nào nhổ được những cây cỏ ấy, dù là một cây nhỏ nhất. Rõ ràng là con đã dự định, sắp đặt làm việc này thậm chí còn muốn làm khẩn trương nhanh chóng để kịp đưa mẹ con lên chùa đặt bát. Không có một tình cảm gì đặc biệt, một quy định, một cản ngăn, một phán xét… nào khởi lên trong con rằng không nên làm việc này Thầy ạ. Chỉ có một câu hỏi thoáng chút bối rối ngạc nhiên “ủa, sao kỳ vậy ta, công việc này bình thường mà, trước đây mình làm hoài có gì đâu” thoáng hiện trong trí. <p>
Chiều đó con còn phát hiện thêm rằng con cũng không còn có thể bẻ cành hay ngắt lá của các loài cây. Thật khó diễn đạt tại sao con không làm được, vì nó tự nhiên là như vậy con biết nói sao đây. Mọi sự diễn đạt, lý giải, so sánh cứ khập khiễng, thô thiển, kỳ cục sao sao ấy. Ban đầu cái lý trí lăng xăng của con còn đưa ra giả thiết “lỡ về sau hoàn cảnh đổi thay mình lạc vào hoang đảo hay buộc phải trở thành một nông dân chuyên trồng trọt để mưu sinh thì xử lý làm sao?” nhưng rồi con nhận ra mình đang vọng tưởng và quay trở về chú tâm vào thực tại. Và con đã chấp nhận pháp ấy như nó đang là rồi không còn băn khoăn gì nữa. <p>
Gần một năm rưỡi qua con vẫn lặng lẽ quan sát mỗi khi mình có dịp tiếp xúc với cỏ cây hoa lá khắp nơi, nhưng pháp ấy không thay đổi và con thì cũng chưa hiểu được gì thêm. Nhưng có một điều con sắp trình bày không biết có liên quan đến pháp trên không. Con có thiện duyên cùng các anh chị được ngài HN - TLT dìu dắt từ thuở nhỏ. Ngài luôn nhắc nhở chúng con giữ gìn ngũ giới đặc biệt là giới đầu tiên không sát sanh dù là một con côn trùng nhỏ bé nhất. Về sau này khi đã trưởng thành đi vào cốt lõi của chánh pháp, nhận thức càng chín chắn hơn thì con càng không phải giữ giới bằng hình thức, lý trí nữa mà bản thân tự nhiên thận trọng trong hành vi để không làm tổn hại đến sự sống của muôn loài, vì dần dần mơ hồ cảm nhận được sự hiện hữu và bình đẳng của các chúng sanh. Từ nhiều năm trước con đã không thể xâm phạm đến sự sống của các loài động vật, có phải chăng giờ là đến các loài thực vật? <p>
Xin Thầy giải nghi và hướng dẫn cho con. Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 18-10-2014
Câu hỏi:
BẠCH THẦY, cho con hỏi, con là người đời nhưng con muốn học Phật pháp, muốn biết về Phật pháp nhiều hơn nữa, có được không thầy? Nếu được thì con nên vào trang web nào để tìm hiểu? Con xin cảm ơn thầy.