Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 12-06-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Sư Ông, <p>
Trước tiên, từ phương xa con xin được cung kính đảnh lễ sư ông lần thứ nhất, lần thứ nhì, lần thứ ba. Thưa sư ông, mấy hôm nay, do nhu cầu kinh tế của gia đình, con cần làm việc thêm để có một khoản thu nhập lo cho người thân. Cụ thể là con nhận dạy thêm các lớp học hè. Nhưng đặc trưng của nghề giáo là phải nói nhiều và trong mỗi giờ dạy, con luôn cố gắng dùng mọi khả năng để truyền đạt cho học sinh nên chỉ mới mấy hôm mà con hay bị tán loạn tinh thần. Sau khi dạy xong, con thường mệt, tán khí đến thở như bị hụt hơi và ăn không được, thậm chí đến tối cũng ngủ không được. Dù con không chủ tâm lo nghĩ điều gì nhưng hễ nằm xuống là tạp niệm lại đến lung tung trong đầu con. (Trước đây con không bị như vậy và tâm tự nhiên không có tạp niệm nhiều). Con chỉ quan sát mà không cố gắng chống đối lại nhưng con biết mình đã bị mất quân bình ở đâu đó. Như con biết thì sư ông cũng thường xuyên giảng pháp cho Phật tử nên con xin sư ông chia sẻ cho con một số kinh nghiệm để đối trị khi bị tán khí do phải nói nhiều. <p>
Một lần nữa con xin thành tâm đảnh lễ sư ông. Kính chúc sư ông luôn dồi dào sức khỏe.
Ngày gửi: 12-06-2014
Câu hỏi:
Chào thầy, con có nghe thầy giảng trên mạng về chỗ có những cái làm che lấp tánh biết. Ở đây cho con hỏi nếu bị che lấp thì đâu còn biết (gọi là diệt) mà cũng nghe thầy nói tánh biết vốn không sanh không diệt như thế có mâu thuẫn không? Mong thầy từ bi chỉ giáo.
Ngày gửi: 11-06-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, mình là con, chỉ mong cha mẹ, thân nhân mình thông suốt ra để tự điều chỉnh lại chính mình nhưng con thấy bao nhiêu năm rồi, biết bao nhiêu là bài học trước mắt nhưng sao chẳng ai học được gì cả từ những bài học vô giá mà cuộc đời mang đến. Con không dám chen vào vì sẽ bị tội vô lễ, chỉ biết cầu nguyện sao cho thân nhân được sáng suốt để tự thay đổi chính mình cho bớt khổ mà sao không ai thay đổi cả thầy ạ. Con phải làm sao bây giờ?
Ngày gửi: 11-06-2014
Câu hỏi:
Kính Bạch Sư,<p>
Con xin chân thành cảm ơn Sư giải tỏa cho con về Đại thừa, Nguyên thuỷ.<p>
Từ lâu con coi Đại thừa là ngoại đạo vì những thần thông biến hoá trong kinh điển cũng như những câu chuyện thiền huyễn hoặc làm cho người nghe bối rối và mặc cảm với sự hiểu biết thông thái của các vị ấy, trong khi đó thì các vị đó coi rẻ người khác. <p>
Con hiểu rằng chấp Nguyên thuỷ, Đại thừa như con thì cũng gây phiền não không kém. Khi con nói Đại thừa là ngoại đạo, thì con được gọi là Phật tử không thuần thành. <p>
Con thành kính cảm ơn Sư đã khai mở cho con.
Ngày gửi: 11-06-2014
Câu hỏi:
Con thưa thầy. Con đang có việc khó nghĩ quá xin thầy giúp con. Cách đây 7 năm con bắt đầu ăn chay hoàn toàn và ngồi thiền 3 giờ một ngày, rồi có người bạn giới thiệu cho con website trungtamhotong.org. Sau khi nghe thầy giảng con cũng hiểu nếu còn dính mắc, bám chấp thì vẫn còn bị kẹt. Thầy kể chuyện khúc gỗ nếu không bị mắc vào bờ, không bị mục nát không bị vớt lên thì cứ thế nó sẽ trôi ra biển. Cứ bình thường để không phải là tầm thường, bất thường hay phi thường. 7 năm ăn chay và ngồi thiền con có được cả hay lẫn dở. Thầy cũng dạy: <p>
"Tự do là ung dung trong ràng buộc, <p>
Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau." <p>
Và con cũng học được như vậy, nhưng cái dở thầy con không dạy mà con tự có là cố gắng để ăn chay, cố gắng để ngồi thiền để rồi thấy mình hay hơn, giỏi hơn mọi người, pháp tu mình cao nhất, thầy mình giỏi nhất. Bây giờ con tự thấy mình thật ngu si. Con làm trái những gì thầy con dạy, con có lỗi với thầy con. Con đã ăn mặn trở lại, con giấu điều đó với thầy con và các bạn đồng tu của con. Thầy ơi! Thầy con dạy con phải chay trường, phải đủ thời gian ngồi hằng ngày - rất đúng phải không thầy? Nhưng con vẫn muốn theo cách hướng dẫn của thầy là không cần phải ăn chay, không cần phải khoanh chân, nhắm mắt hằng ngày. Có phải vì con còn ham ăn mặn và lười ngồi phải không ạ? Nhưng thưa thầy, lười ngồi thì có, nhưng ham ăn thì không vì con đã ăn chay được 7 năm rồi thầy ạ. Cứ cố gắng hành như vậy nhưng con chẳng thấy được ra điều gì. Nếu vẫn ăn mặn, nếu vẫn không ngồi hằng ngày nhưng mọi việc con đều trọn vẹn với hiện tại thấy tất cả mọi cái đều như đang là vv..vv.. Và con đang trọn vẹn với nỗi dày vò trong con. Con xin phép thầy dừng ở đây, con vô cùng biết ơn thầy.<p>
Ngày gửi: 11-06-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,<p>
Con có một thắc mắc, kính nhờ thầy giảng cho con biết thêm. Con xin phép nói hơi dài dòng một chút để thầy hiểu ý con. Trong lúc làm việc, con cần phải dùng kiến thức hay suy nghĩ để hoàn thành công việc cho đúng. Có những lúc con cũng phải sáng kiến ra thêm những món đồ lạ như là chế biến ra món đồ ăn mới, v.v... Như vậy, những cái suy nghĩ đó có phải do 'tánh biết' làm ra hay là 'cái đúng' của tánh biết? Trong lúc tập trung suy nghĩ hay phát minh ra những món đồ mới như vậy thì là con đang ở trong 'thận trọng, chú tâm, quan sát' không, thưa thầy? Con cám ơn thầy.<p>
Ngày gửi: 11-06-2014
Câu hỏi:
Bạch Sư. <p>
Sư cho phép con được hỏi. Một số thầy nói rằng Phật giáo đại thừa hay hơn Phật giáo nguyên thuỷ, Phật giáo đại thừa tu độ cho bản thân và độ cho chúng sanh, Phật giáo nguyên thuỷ tu chỉ độ cho bản thân mình. Con rất mong được nghe ý kiến phân tích của Sư về vấn đề này. Con cúi đầu cảm tạ Sư.<p>
Ngày gửi: 11-06-2014
Câu hỏi:
Kính Bạch Thầy. Thầy cho con hỏi trong Thiền Vipassana ngoài việc chú tâm vào hơi thở ở mũi hoặc sự phồng xẹp nơi bụng, thì đều phải chú tâm ghi nhận từng động tác hay hiện tượng xung quanh. Ví dụ, lúc ăn: <p>
Khi nhìn thức ăn ghi nhận: nhìn <p>
Khi múc thức ăn ghi nhận: múc <p>
Khi đưa thức ăn lên miệng ghi nhận: đưa... <p>
Hoặc khi đi, khi uống nước... đều phải ghi nhận từng động tác nhỏ. Con thấy khó và phức tạp quá. <p>
Thưa Thầy, sự ghi nhận ấy có ý nghĩa và tác dụng gì ạ. Con cảm ơn Thầy rất nhiều.
Ngày gửi: 11-06-2014
Câu hỏi:
Con xin cung kính đảnh lễ Thầy. Bạch Thầy, con xin thỉnh Thầy giải thích cho con rõ về khái niệm nhị nguyên và bất nhị ạ! Con xin đa tạ và cung chúc Thầy thân tâm thường an lạc.
Ngày gửi: 10-06-2014
Câu hỏi:
Con chào thầy ạ!<p>
Thưa thầy cho con hỏi thầy về chánh niệm tỉnh giác. Con xin giải thích theo ý hiểu của con và con mong thầy soi sáng cho con trí tuệ để hiểu đúng ạ. Con cảm ơn thầy trước. <p>
Theo con hiểu, tỉnh giác tức là mình lúc nào cũng chú ý quan sát các vọng tâm trong đầu khởi lên và mình chỉ quan sát và biết vọng tâm đó, còn nếu dính mắc vào trong đó thì mình đã đồng hóa với vọng niệm đó phải không ạ. Còn chánh niệm là luôn làm việc và hoạt động đúng đối phó với tâm tham sân si của bản ngã, và chánh niệm thì luôn là tĩnh lặng, còn không chánh niệm tức là 1 niệm khởi lên làm tâm mình phóng đi và không chú ý quan sát niệm đó như nó đang là và những gì mình tạo tác vào đó trở thành hành động hoặc suy nghĩ, hoặc làm cho thân thể của mình mất cân bằng, gây tổn thương đến người xung quanh thì đó là thất niệm đúng không ạ. <p>
Con kính mong thầy giải thích cho con hiểu về bản chất và ứng dụng của 4 từ chánh niệm tỉnh giác vào đời sống 1 cách dễ dàng và con mong thầy cho con những ví dụ dễ hiểu ở trong cuộc sống để con có thể hình dung được rõ hơn ạ. Con xin cảm ơn thầy, chúc thầy luôn mạnh khỏe, thân tâm luôn an lạc để hoằng dương Phật pháp đến với mọi người.