Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 20-05-2014
Câu hỏi:
Kính chào thầy, trước hết con xin được chúc thầy một ngày tốt lành, chúc thầy luôn có được nhiều sức khỏe! <p>
Thưa thầy, xin thầy chỉ cho con cách làm thế nào để vượt qua sự cám dỗ của bản thân? Con cảm thấy sự yếu đuối và tự ti của mình. Xin thầy chỉ cho con rõ!
Ngày gửi: 19-05-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Khi con ngồi thiền, lúc thì con thấy biết hơi thở mình, lúc thì thấy biết tiếng động xung quanh, lúc thì thấy suy nghĩ mình đang khởi lên hoặc thấy những hình ảnh bâng quơ nào đó. Lúc ngửi thấy một mùi rất khó chịu cứ phảng phất hoài và con biết nó xuất phát từ đâu liền khởi ý nghĩ là phải loại trừ nó đi còn hơn phải ngồi chịu đựng thì con đứng dậy thực hiện ý nghĩ đó rồi ngồi xuống thiền tiếp. Con đã theo dõi tất cả những suy nghĩ và hành động đó của con. Như vậy đó có phải là có ý muốn phân biệt của cái ngã muốn loại trừ nó ra không thầy? Không lẽ cứ phải ngồi đó để mà xung đột nội tâm chỉ vì cái mùi đó? Hay là khi thấy hết những hành động và thấy tất cả những suy nghĩ của mình là đủ rồi thì lúc đó hành động sao cũng được theo cái suy nghĩ đó của mình? <p>
Con kính chúc thầy sức khoẻ và kính ơn thầy!
Ngày gửi: 19-05-2014
Câu hỏi:
Thưa Thầy, xin cho con hỏi. Có một thời gian con không làm nhiều việc, rảnh rỗi, có lúc ngồi thiền, thấy tâm mình thật yên tĩnh. Giờ con làm nhiều việc, cứ cuốn theo công việc, cảm xúc, nghĩ lại thấy tâm động quá, bản thân cư xử rất thiếu kiềm chế, thiếu kiên nhẫn mà con không biết nên tập luyện thế nào nữa. Xin thầy cho con lời khuyên.
Ngày gửi: 19-05-2014
Câu hỏi:
Lời đầu tiên con kính chúc thầy tinh tấn và sức khỏe. Con nay 31 tuổi, con hay nghe thầy giảng. Con cảm thấy đời này và vô lượng kiếp như là một vở kịch, lúc vui lúc buồn, lúc đâu khổ lúc hạnh phúc... Nhưng dù sung sướng tột đỉnh rồi cũng không tồn tại. Xin thầy chỉ cho con một bài pháp thượng thừa để con nương theo học tập và kết thúc luân hồi sinh tử.
Ngày gửi: 19-05-2014
Câu hỏi:
Kính thưa sư cho con hỏi. Câu "tri kiến lập tri thị vô minh bổn" là gì ạ? Con cám ơn sư.
Ngày gửi: 19-05-2014
Câu hỏi:
Kinh Thua Thay. <p>
Con di du lich ve co mua mot it tra xanh cua Nhat va vai cay but long de ve, kinh tang Thay vi con thay Thay thich ve va tranh cua Thay cung dep nua. Da lau con khong co gi de hoi Thay, vi moi lan dat but len muon hoi thi con thay ra la ban nga muon biet nen con chi can biet no thoi. Phap thoai cua Thay con nghe hieu het, sach Thay viet con doc cung hieu het, nhung con lai khong lam duoc het. Vi sao vay? Chac co le ban nga ly tri còn nhieu qua xa! Con noi vay, nhung that ra nho co nghe phap thoai va doc sach Thay con duoc khai mo rat nhieu. <p>
Thay di Hoang phap o Au Chau, con kinh chuc Thay duoc nhieu suc khoe va bình an. Kinh chuc cac Phat tu o noi ay, duoc nhieu loi lac khi gap Thay.
Ngày gửi: 19-05-2014
Câu hỏi:
Con kính chào thầy! Con kính chúc thầy thật nhiều sức khoẻ, con không dám viết nhiều sợ thầy đọc mệt. <p>
Con thiền mọi lúc mọi nơi những khi nhớ tới mỗi khi có chánh niệm mà không cần một thời khoá nhất định nào có được không ạ? Con e là như vậy thì không tinh tấn dễ buông lung, mà ép mình vô khuôn khổ thì không tự nhiên. <p>
Xin thầy từ bi chỉ dạy. Con cám ơn thầy nhiều lắm.
Ngày gửi: 18-05-2014
Câu hỏi:
Diệu thay sự chỉ dạy giản dị của Thầy! Phúc cho những ai mắt ít bụi thì thấy ngay, Thấy tức Hành mà thực ra là để sống và trải nghiệm như thực. Qua đó sáng tỏ chân lí vốn như thực như chân. Lành thay chúng con đuợc Thầy mở mắt cho thấy mà tỉnh ngộ. Con thành kính tri ân Thầy.
Ngày gửi: 18-05-2014
Câu hỏi:
Kính thưa sư con có những thắc mắc sau xin được sự hướng dẫn của sư: <p>
- Trong bát chánh đạo thì chánh kiến là quan trọng nhất, nhưng con chưa hiểu chánh kiến thực sự là gì? <p>
- Pháp luôn thay đổi rất nhiều hình dạng trạng thái từ xa xưa đến giờ. Nhưng ai tạo ra pháp? Trong đạo Phật con thấy vẫn còn bỏ ngỏ câu hỏi này. <p>
- Ai cũng có Phật Tánh hay Tánh Biết. Như vậy thì Phật tánh mỗi người có giống nhau không? Hai người cùng nhận được Phật tánh và sống với Phật tánh, nếu không trao đổi bằng lời, văn tự thì có biết nhau không? <p>
- Đức Phật đã tu tập rất nhiều pháp. Nhưng những pháp này không đưa đến mục đích giải thoát khổ đau sinh tử luân hồi. Cuối cùng thì đức Phật Thích Ca đã tu tập như thế nào để đạt đến mục đích này? Và thời gian từ lúc thực hành đến khi đạt đạo khoảng bao lâu? <p>
- Lúc gần thành đạo nhiều ma nữ hiện lên để cám dỗ đức Phật Thích Ca nhưng không làm gì đức Phật. Kính xin sư cho biết đức Phật vượt qua ái dục bằng cách nào, vì đây là thử thách rất khó khăn nhiều người không thể vượt qua được? <p>
- Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật chỉ cho ngài A nan chính tánh biết mới là bản tâm của ông Anan. Nhưng kính thưa sư nếu não bị hư hoại, hoặc thân này mất đi thì tánh biết có còn tồn tại không? <p>
- Tất cả mọi sự việc, thân, tâm, cảnh đều có bản chất là không. Như vậy mọi sự vật đều không vướng mắc nhau, mọi sự đều vô sự ngay từ đầu, mọi thành đạt đều không thể. Kính thưa sư có phải như vậy không? <p>
- Nhưng đây là pháp học còn pháp hành thực sự như thế nào? <p>
Với lòng thật tâm kính xin sư hướng dẫn. Ngoài sự ích lợi cho con, lời hướng dẫn của sư con nghĩ cũng đem đến rất nhiều ích lợi cho rất nhiều người khác. Con xin được cảm ơn sư.
Ngày gửi: 18-05-2014
Câu hỏi:
Kính bạch sư ông, <p>
Con xin cung kính đảnh lễ và tri ân lời dạy của sư ông. <p>
Thưa sư ông, trong câu trả lời sư ông có dạy "Khi còn nỗ lực của ý thức thì chánh niệm gây ra một số hiệu ứng không tự nhiên do vẫn còn dư âm của "tầm tứ" trong cố gắng duy trì tâm trên niệm xứ.". Con có thể hiểu câu này là khi ý thức tập trung vào hiện tại, gạt bỏ quá khứ và tương lai đi - như một bước đầu của thực tập chánh niệm - sẽ gây ra những biểu hiện tương tự như con đã nêu. Vì thực ra trong dòng sinh nghiệp đang trôi chảy, không có cái gì có thể gọi tên là hiện tại, quá khứ hay vị lai. Đôi khi con cảm nhận được dòng chảy này là liên tục và không hề dừng lại dù chỉ trong 1 sát-na. Con lại cảm nhận chính vì vậy mà mỗi giây đi qua là độc nhất và luôn đẹp, luôn mới. Nhưng khi có cảm nhận như vậy con lại khởi tâm muốn sống trọn vẹn với từng giây phút đẹp đẽ, quý báu ấy. Và con phát hiện khi con muốn sống trọn vẹn là con đang muốn nắm bắt và đánh mất hiện tiền, vì khi có ý niệm đó thì dòng sinh nghiệp liền bị chia cắt ra và 3 thời từ đó mới xuất hiện. Vậy nay con chỉ tiếp tục cảm nhận và sống trọn vẹn nhưng phải bỏ luôn ý muốn và ám ảnh "đang sống trọn vẹn" của mình thì mới tiếp xúc được với thực tánh pháp. <p>
Thưa sư ông, con hiểu như vậy có đúng với ý dạy của sư ông không ạ? <p>
Một lần nữa con xin thành tâm đảnh lễ sư ông!