loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-05-2014

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông, <p>
Trước tiên con xin được cung kính đảnh lễ sư ông lần thứ nhất, lần thứ nhì, lần thứ ba. Con kính chúc sư ông pháp thể luôn được khinh an và có một chuyến hoằng pháp viên mãn ở trời Âu. <p>
Thưa sư ông, cũng khá lâu con đã không gửi thêm câu hỏi cho sư ông nhưng con vẫn luôn thực hành tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác mỗi ngày. Thời gian trước khi con thường gửi câu hỏi cho sư ông, tuy luôn được sư ông tận tình chỉ dạy nhưng dường như trong con lại phát triễn một ảo tưởng hay một sự ám ảnh. Con thấy mình hơi dính mắc vào lý thuyết và khái niệm dù con hiểu điều sư ông mong chúng con thực sự nhận được là thấy ra sự thật. Vì thế mà đôi lần con tưởng rằng mình đã chạm được thực tánh pháp nhưng có lẽ vẫn chỉ là pháp khái niệm. Lúc ấy khi tâm rỗng lặng, con lại hồ hởi đón chờ trạng thái khinh an, thư giãn và buông xả hoàn toàn mà một lần nào đó con đã trải nghiệm. Nhưng khi con vừa khởi lên ý hồ hởi: "A, điều đó sắp đến rồi!" thì tự dưng mọi thứ như tối sầm lại và con biết pháp đã đi qua rồi. Vì lẽ đó mà con dành một ít thời gian để thoát khỏi ám ảnh về khái niệm, về những điều học được và chỉ để tâm trí mình ở trạng thái tự nhiên nhất để quan sát. Sau đây con xin được trình một vài điều nhỏ con nhận ra trong những ngày qua để sư ông khai thị thêm cho con: <p>
Khi con giữ chánh niệm trong từng hoạt động hàng ngày, con thấy quả thực lúc ấy chỉ có pháp hay dòng sinh mệnh trôi chảy, hoàn toàn không có mặt của cái ta ảo tưởng. Và khi ấy tâm con không bị các cảm giác lăng xăng co kéo. Tâm không vui không buồn, không có sự nhiệt tình, hăng hái, sảng khoái như đang ăn ngon, đang xem một bộ phim hay nhưng tâm cũng không bị ngưng đọng, dã dượi, phiền muộn. Chỉ có một trạng thái xả rất nhẹ, nhẹ đến nỗi nếu không giữ chánh niệm thì con lại rơi vào hôn trầm. Từ khi vào trạng thái này một cách tự nhiên, con chợt nghĩ sự sống thực sự chỉ có sống và xả thôi. <p>
Điều thứ hai là khi thường giữ chánh niệm, con thấy khó khăn khi phải nhớ về một sự việc quá khứ nào đó. Nói vui là dường như là con bị tẩy não luôn, những kí ức trước đây cứ mờ dần mờ dần. Đôi khi con thử cố nhớ lại nhưng cũng khá khó khăn (trước đây trí nhớ sự kiện của con rất tốt. Nhìn thoáng qua sự vật, sự việc gì là con gọi tên, định dạng và bắt được ngay mối liên hệ với quá khứ.) Còn giờ thì hoàn toàn ngược lại. Ví dụ con tình cờ gặp một người quen, con nhận ra ngay đó là người con đã quen nhưng để nhớ lại anh đó tên gì, quen như thế nào thì phản ứng chậm hơn xưa rất nhiều. <p>
Kính thưa sư ông, qua phần trình pháp của con, xin sư ông cho con lời khai thị về việc hành giữ chánh niệm của con có đúng pháp và đúng lộ trình không ạ? Các biểu hiện mà con gặp có liên quan tự nhiên đến sự chánh niệm tỉnh giác không ạ? <p>
Một lần nữa con xin cung kính đảnh lễ sư ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2014

Câu hỏi:

Thầy đã từ bi giải ngộ tuờng tận cho chúng con câu hỏi về "Thấy Pháp tức Thấy Như lai". Về Lý là kiến Tánh khởi tu, còn về Sự thì ứng cơ tiếp vật mới thực trọng yếu. Chúng con còn phải trải nghiệm nhiều để sống thực và học ra sự vi diệu của Pháp luôn ân cần dạy chúng con hàng ngày. Con thành kính tri ân Thầy và tri ân Pháp. Kính chúc thầy bình an vạn sự.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con kính chúc thầy nhiều sức khoẻ. <p>
Con xin hỏi thầy ạ: ta có thái độ cảm xúc tức giận buồn bực trước một hành động sai trái ngu xuẩn là đúng hay sai? Nếu biết kềm chế cảm xúc và phản ứng lại một cách điềm tĩnh có suy nghĩ là đúng hay sai? <p>
Ví dụ như chồng con cứ lâu lâu lại hay đánh bạc chẳng lẽ con không nên tức giận? <p>
Xin thầy chỉ dạy cho con. Con kính ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
1- Con có một bệnh rất nặng là hay so sánh con mình với con người khác. Con biết điều này rất tệ hại và cảm thấy khổ trong lòng vì không biết làm sao chấm dứt. Xin Thầy giúp con. <p>
2- Bên Bắc tông, con thấy quí Thầy thường làm lễ tắm Phật vào rằm tháng tư. Không biết bên Nam tông có lễ này không thưa Thầy? Xin thầy hoan hỷ giúp con hiểu về ý nghĩa này. Con cảm ơn Thầy rất nhiều. <p>
Cung kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>
Trước đây khi ngồi Thiền thì con chỉ chú tâm vào hơi thở nên nhiều lúc thấy an lạc, nhiều lúc thấy hơi thở nhẹ nhàng, có lúc thì thấy thân nhẹ như không,... nhưng cũng nhiều lúc thấy căng thẳng, bứt rứt khó chịu. Sau đó con chẳng chú tâm vào đâu hết, chẳng cầu mong hay hy vọng điều gì thì cũng chẳng còn thấy cảm giác gì nữa, cũng chẳng thấy vọng tưởng nữa. Con không biết có đúng hay sai và có phải do bị hôn trầm thụy miên không mà chẳng còn thấy và cảm giác gì? <p>
Con cảm ơn Thầy và kính chúc Thầy luôn khỏe và an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2014

Câu hỏi:

Thầy kính. <p>
Hôm nay con rất hoan hỉ Thầy ạ. Thầy biết vì sao không? Vì con đọc được câu hỏi đáp của một đạo hữu ở Châu Âu trình bày cách tu của mình rất giản đơn và bình thường mà quí hoá quá Thầy ạ. Con rất vui khi vị ấy tu là khi vợ chưa nấu cơm thì giúp vợ nấu cơm, khi thấy nhà dơ thì giúp đi lau nhà. Làm việc trong niềm an vui nho nhỏ bất chợt đến. Con chợt nhớ đến câu hay khuyên dạy chúng con 'tuỳ duyên Thuận pháp, vô ngã vị tha'. Khi xưa con hay buồn hay chán nản vì con không biết cách sống. Con thấy cuộc sống của mình sao trống vắng cô đơn và buồn tẻ làm sao đó, không biết mình sống trên cõi đời này để làm gì. Nhưng bây giờ thì dần dần con có hứng thú với cuộc đời mình hơn, sống có ý nghĩa hơn, thí dụ ai nhờ mình làm gì nếu thuận tiện trong khả năng mình thì mình làm, tránh đậu xe trên cỏ vì còn nhiều sinh linh bé nhỏ đang sống len lỏi trong đó,... tóm lại cố gắng sống không hại mình hại người, nên làm lợi mình lợi nguời. Sống để thấy ra cuộc đời, thấy ra người, thấy ra mình, sống để tỉnh thức an vui với hiện tại, sống để trả nghiệp, cố gắng không gieo nhân xấu, sống để học hỏi và phát huy từ bi hỷ xả. <p>
Một lần nữa con xin đa tạ Thầy đã dìu dắt chúng con dần dà tìm được niềm vui trong cuộc sống. Dạy cho chúng con biết nhìn vẻ đẹp của đám mây, của dòng sông, của ngọn núi, của cơn mưa rào... Những thứ này lúc xưa cũng y như thế mà chúng con đâu có cảm nhận được 'đời thường' như thế. Nay nhờ Thầy dùng hết hơi già sức yếu để chỉ bày cho chúng con. Xin từ phương xa đảnh lể Thầy 3 lạy, lần thứ nhất, lần thứ nhì, lần thứ ba.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Tình cờ đọc được trang web của thầy, con đã sửa đổi lại phong cách ngồi thiền, bỏ qua hết mọi hình thức khuôn khổ và những qui định thời gian để mong đạt được sự an lạc nào đó. <p>
Bây giờ con đã ghi nhận được vài dấu hiệu có vẻ tốt đẹp như sau: <p>
- Cái đau dữ dội trên chân mà trước đây con đã ráng niệm "thấy đau, thấy đau, thấy đau" cho bớt đau không có kết quả gì, bỗng nhiên trở nên nhẹ nhàng dễ chịu hơn chỉ vì mình đang để cho thân tâm nghỉ ngơi, thư giãn buông xả, không mong không cầu gì hết, thật là tự nhiên và giản dị. <p>

- Con đã thấy được hơi thở ra vào (thân) một cách bình thản, chứ không quá chú tâm hay trụ vào đó như trước khiến hay bị mệt mỏi vì thần kinh căng thẳng, những cảm giác rần rần trên mặt, trên lưng đến rồi đi (thọ) nhưng ít hơn trước vì toàn thân đã thư giãn chứ không còn gò bó cố gắng "tìm cảm giác" như trước và những ý nghĩ mông lung (tâm) cũng đến và đi tự nhiên không cần phải niệm "suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ". Chỉ riêng có pháp là con chưa thấy gì cả.<p>

- Từ hồi lưu lạc qua châu Âu đến giờ, cho dù đã thâm nhập văn hóa phong tục Tây phương, "Lady first", xem trọng quyền bình đẳng và tôn trọng phụ nữ, con vẫn rất ghét làm việc nhà, lau chùi, nấu nướng... để chia sẻ với vợ mình như những người đàn ông Tây phương. Vì lối giáo dục ở Viêt Nam vẫn xem đó là chuyện nội trợ của đàn bà, "mẹ đan áo (hay nấu cháo), để cha đọc báo". Vợ con phải nhằc năm lần bảy lượt thì con mới làm nhưng trong lòng bực bội không vui. Bây gìờ thì con lại lặng lẽ làm hết những gì cần làm không cần ai nhắc, rất bình thản, làm hết việc này đến việc khác, làm việc gì biết việc đó, không lăng xăng nôn nóng vì sợ không còn giờ đọc báo. Thấy nhà dơ thì lau nếu rảnh, thấy cơm chưa nấu thì nấu nếu cần chứ không còn bực bội cằn nhằn và đôi khi có bực thì "bức" nhưng không có "xúc". Cứ thế mà từng chút bình an, sau những lúc tịnh tâm rỗng lặng, đã "đến như kẻ trộm" trong sự hoà hợp với người thân. <p>

- Ở đây mỗi bao rác phải mua 1 euro, thế là cứ nhét đầy nhóc cho đỡ tốn. Bây giờ con tự thấy áy náy, không muốn bỏ bao rác quá nặng vì thấy trong những người hốt rác có người đã lớn tuổi. Thêm một chút tử tế trong đời thường. <p>

- Con đã tìm đến thiền là cho sức khỏe để giải tỏa áp lực (stress) nặng nề trong công việc. Bây giờ con lại có thêm những bình an nho nhỏ tự nhiên đến, giản dị trong sáng như những lời giảng dạy của thầy. <p>

Qua những ghi nhận nhỏ nhặt này, con xin kính hỏi thầy có điều gì sai lạc, nhầm lẫn hay ảo tưởng vì chủ quan, có gì đã lạc hướng cần điều chỉnh lại. <p>
Con kính chúc thầy nhiều sức khỏe và an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! <p>
Thời gian gần đây con vẫn luôn giữ chánh niệm tỉnh giác trong bốn oai nghi: đi đứng nằm ngồi... Con không cố chấp vào thời khóa ngồi thiền nữa mà thiền trong mọi lúc mọi nơi, mọi công việc như Thầy dạy. Con nhận thấy thân tâm an lạc rất nhiều và giải quyết các công việc trong ngày tốt hơn. Nhưng khoảng 1 tháng nay, tự nhiên con cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh. Từng giờ, từng ngày trôi qua nhanh quá. Cảm giác này rất lạ nên con thử nằm trên võng chơi một cách vô sự và thường xuyên nhìn đồng hồ xem cảm giác này có thay đổi không? Vậy mà con vẫn thấy thời gian trôi nhanh như thế. Con cảm thấy trái với cảm xúc bình thường trước đây nên quán sát lại tâm mình thì thấy con chỉ muốn sống một mình thật yên tĩnh và ngại giao tiếp. <p>
Con không biết như vậy là đúng hay sai? Nếu sai thì sửa như thế nào? Con Kính xin Thầy từ bi chỉ dạy.
Con cung kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2014

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy! <p>
Con rất mừng khi được Thầy trả lời ngay, con sẽ học lời Thầy (con cũng lờ mờ hiểu), con chỉ đọc được một cuốn "sống trong thực tại" và con rất tâm đắc. <p>
Con sẽ tìm thêm để đọc. Con nghe nói tu đến 3 a-tăng-kỳ kiếp mới được, mà con cũng sợ tái sanh lắm, con sẽ cố tỉnh thức, con cứ quên hoài và cứ sống trong mê lầm hoài. Con cám ơn Thầy rất nhiều. Kính.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy kính mến! Khi con người lớn dần lên, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức... những cảm xúc, định kiến mà kèm theo đó là bản ngã, bản ngã đi kèm cùng với tư tưởng, thật một điều lạ là khi khởi sinh tư tưởng con thấy nó sinh rồi diệt, trong con như có hai người vậy. Một đang tư tưởng, một lại biết cả cái tư tưởng đó diễn biến và mọi thứ xung quanh nữa. Tư tưởng thì kèm theo những định kiến, kiến thức tích lũy qua quá khứ vì vậy mà chứa đựng khổ đau, đối đãi nhị nguyên, khi tâm con vắng bặt tư tưởng nó vẫn thấy mọi sự việc diễn ra rõ ràng, chẳng có khái niệm cũng chẳng có gì gọi là khổ đau..., nó tự do và bình an. Con chợt nhớ bài pháp của thầy, tham, sân, si như sóng dậy, tánh biết là biển. Sóng ngừng thì biển vốn yên lặng, một bờ phiền não mà cũng ngay đó là bến bờ an lạc, chẳng phải đi đâu mà tìm, cũng chẳng tạo ra điều chi mà quay về sống trọn vẹn từng phút giây thực có của đời sống này. Con lại nhớ bài pháp của thầy, là hạt mít hãy cứ trọn vẹn là hạt mít đủ duyên rồi nó thành cây mít, mãi vọng cầu đâu thì càng xa đạo. Con năm nay mới 25 tuổi, vì còn trẻ nên con đường giáo pháp con hơi thiếu tự tin nên hay hỏi thầy, con cảm ơn thầy nhiều lắm ạ, ở chùa Linh Thông con được nhìn thấy thầy con vui lắm. Mong thầy thân tâm an lạc ạ.

Xem Câu Trả Lời »