Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 24-04-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Trước đây khi biết trang web này con rất thích đọc mục hỏi đáp và nghe các bài Pháp thoại hàng ngày, con thấy mình thay đổi rất nhiều, tâm tính trở nên thoải mái, lạc quan, yêu đời hơn, lòng thấy thương người bao dung hơn. Nhưng không biết sao thời gian gần đây ngày nào con cũng vô trang web nhưng chủ yếu là để nghe Pháp thôi, còn mục hỏi đáp thì con ít khi đọc một phần là do chữ nhỏ quá, đọc con thấy mỏi mắt (Thầy có thể để chữ to hơn không hay chỉ con cách làm to chữ trực tiếp trang trang web khi đọc) và đặc biệt là khi đọc con chỉ đọc sơ qua các câu hỏi đáp không còn thấy hăm hở như lúc trước nữa, con thấy cái này cũng vậy, cái kia cũng vậy nên cứ lướt lướt qua thôi. Thưa Thầy, không biết do cái ta con nó lớn quá hay do tâm trí con lại không muốn học hỏi cái mới, hay là con lại bị trì trệ nữa rồi không? Sẵn đây Thầy cho con hỏi khi nào Thầy mở khóa thiền mới, con rất muốn đi học Thầy ạ, mặc dù đã nghe Pháp nhiều nhưng con vẫn muốn được nghe Thầy dạy trực tiếp. <p>
Con cám ơn Thầy, con thành kính xin đảnh lễ Thầy, chúc Thầy thân tâm luôn an lạc!
Ngày gửi: 24-04-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Con đọc trong một số sách Thiền khi nói về việc từ bỏ bản ngã thì đươc giải thích "là đem chính mình thể nhập vào chân như 'tathatà', là thể nhập vào vạn pháp, như giọt nước thể nhập vào đại dương... khi ta nhìn hoa ta tức là hoa, khi ta nghe mưa ta chính là mưa", như vậy có phải đó là từ bỏ "tiểu ngã" để trở thành "đại ngã"? Theo Vipassana thì trở về với thực tánh chân đế của vạn pháp là làm thế nào và thực tánh chân đế là gì?
Kính xin Thầy chỉ dạy.
Ngày gửi: 24-04-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Con chân thành cảm ơn Thầy vì những lời động viên và hướng dẫn! Con cảm thấy hạnh phúc vì đã thấy ra được một phần trong những sự vận hành của đời sống. Nhờ những lời chỉ dạy của Thầy, con cũng tin tưởng, chứ không ảo vọng, rằng từ trải nghiệm này, con có thể khám phá và thấu hiểu dần dần những vướng mắc trong bản thân mình, và quay trở lại sống tuỳ và sống thuận với lẽ thật của đời sống. Con cũng thận trọng vì nếu có chút tự mãn với những điều mình nhận ra thì cuối cùng tưởng thoát ly mà lại vướng sâu vào bản ngã. <p>
Con cũng nhớ hình ảnh Thầy bảo khi một chú gà con đã phá vỡ được tấm vỏ đầu tiên của quả trứng rồi, thì cũng sẽ dần phá bỏ được tất cả các tấm vỏ khác để thoát ra và trọn vẹn là chú gà. <p>
Con sẽ tiếp tục chia sẻ và nhờ Thầy chỉ dạy với những khám phá của con. Con cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 24-04-2014
Câu hỏi:
Con xin chân thành cảm ơn thầy. Con thật sự vui mừng vì đã tìm được đúng đường và trên con đường này, trong thời đại này có người đã đi theo con đường của Phật Thích Ca và chư Phật chư Tổ và đã đến nơi các ngài đã đền. Cuộc đời con may mắn nhất và hạnh phúc nhất là tìm được lối đi. Dù rất trễ, hơn 60 năm rồi còn gì. Nhưng con thật hạnh phúc vì khi nhận biết được thì đây là con đường và đây cũng là đích đến. Con người vốn sống trong hạnh phúc sẵn có mà chỉ không chịu nhận và còn mãi đi tìm. Những hiểu biết về đạo của con cũng nhờ may mắn, nhờ bạn hữu, nhờ kinh, sách, nhờ tất cả các tác giả, trong đó thầy là người giúp con nhiều nhất. Con đã biết bản chất của Pháp là sinh diệt, pháp đến rồi đi, chỉ do mình xen vào tư kiến mà tạo ra vấn đề này khác. Tất cả các kiến thức từ đời, từ kinh sách đều có ích vì từ những kiến thức này cuối cùng con người mới có được một cái nhìn trong sáng về mọi sự và những kiến thức đó buộc phải rơi rụng để cho sự bình yên vốn có hiển bày. Một lần nữa con xin cảm ơn thầy. <p>
Tb: Con có viết 2 quyển sách về những cách chữa bệnh không dùng thuốc xin được gửi đến thầy để bày tỏ tấm lòng biết ơn của con. Quyển sách này con đã gửi lên mạng nhiều năm nay và được xuất bản trong năm rồi. Con xin phép thầy cho con gửi qua email: lieutanhhvk@gmail.com
Ngày gửi: 24-04-2014
Câu hỏi:
Kính Thầy, con đã bỏ luôn ý định xuất gia rồi, nên tâm con bây giờ khá thoải mái. Vọng vẫn khởi, nhưng chớp khoảng vài cái sau là con thấy được. Những vọng ngày xưa con dùng ý chí để vượt qua, bây giờ khởi lên lại, con thấy đúng là nếu ém vào trong vô thức thì đằng nào nó cũng hiện ra lại, đúng là như bóng ma lởn vởn thật. Hơn nữa hàng ngày, khi tiếp xúc mọi thứ mà không cẩn thận là dính mắc ngay, sau đó vọng liên tục khởi lại và làm chỗ để tâm bám víu. <p>
Con thấy cái ngã cũng trá hình bằng những danh từ như quan niệm, lý tưởng, hay những điều mình tha thiết... Nhiều lúc vẫn còn nhiều phật ý, hay vẫn khóc vì điều từng mong mỏi, mãi một lúc sau mới thấy hóa ra đó chỉ là quan niệm của mình. Bây giờ nhìn vào mọi người lại thấy dường như mỗi người luôn như có lý tưởng gì đó treo trước mắt và cứ chạy theo nó hoài... vừa bị đẩy vừa bị kéo mà không dễ để dứt ra. <p>
So với ngày mới tu thì tâm con cũng thay đổi nhiều, rất rất nhiều. Ngày xưa tâm rất hay chìm đắm, nhưng bây giờ mỗi khi bị vọng cuốn, con thấy rất mệt mỏi, nên tâm chỉ thích sống chánh niệm mà thôi. Khi tiếp xúc lục trần, tâm vẫn cảm nhận được nhưng không còn bị cuốn đi nữa. <p>
Thưa Thầy, khi sống chánh niệm và tâm ít vọng động, cơ thể cũng không bị tiêu hao năng lượng nhiều đúng không Thầy? Con nhớ có chi tiết là lúc này cơ thể lúc nào cũng đang ở trạng thái như lúc ngủ, nên đôi khi người tu cũng không cần ngủ nhiều. Nếu không đói, con cũng không cần phải ăn nhiều đúng không Thầy? <p>
Con sẽ sống đúng tốt cho đến khi nào đủ duyên thì sẽ được về với Phật, về với tình thương bao la... Con cám ơn Thầy và xin đảnh lễ Thầy!
Ngày gửi: 24-04-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, có một việc nhỏ này, con muốn hỏi thầy, vì với con, nó thành 1 việc lớn: <p>
Con hiện đang quản lý kho cho công ty, mới xuất hiện mối trong kho, con không biết làm sao đuổi nó đi mà không phải giết, dẫu cho có thuê công ty diệt côn trùng - họ cũng nói sẽ giết. <p>
Con kính thầy.
Ngày gửi: 24-04-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con đang cảm thấy thật hạnh phúc.
Điều con đang cảm thấy không phải là sự thoả mãn của một mong muốn hay nhu cầu nào của bản thân, mà vì con chợt nhận ra và gỡ bỏ được một vướng mắc trong lòng con sau khi nghe một bài giảng của Thầy. <p>
Hai tháng nay, khi đang chuẩn bị kết thúc năm học đầu tiên ở Mỹ, con đã nỗ lực để xin bà đại diện của trường đại học đồng ý cho con: năm thứ 2 tự thuê nhà ở để tiết kiệm tiền cho gia đình. (Trường đại học của con yêu cầu phải ở 2 năm đầu trong kí túc xá, và như vậy sẽ tốn nhiều tiền hơn). Mặc dù con đã viết rất nhiều thư, đến gặp trực tiếp để thuyết phục bà ấy, nhưng tối hôm nay con đã nhận được lời từ chối lần thứ hai. Con cảm thấy có một sự bất mãn nổi lên ở trong lòng, tim con đập nhanh hơn và con thấy thật căng thẳng. <p>
Cũng thật may mắn là trong lúc này, con được nghe Thầy giảng lại về điều cốt lõi nhất "Tuỳ duyên thuận pháp". Con nhận ra rằng điều con muốn (được ra ngoài ở) là dụng ý của bản ngã, và con đã muốn "phải được đồng ý", "bằng mọi giá con phải đạt được". Con đã muốn mình phải được an toàn, phải đúng như kế hoạch. Bây giờ đang viết cho Thầy đây, con cũng nhận ra là nhiều từ "phải" quá. "Phải được ..." càng nhiều nên con càng căng thẳng. Qua lời Thầy, con chợt nhận ra "ồ, mọi thứ đến, mọi thứ đi", cái tôi không thể làm chủ. Cuộc sống từ chối bản ngã "muốn" ở con lần thứ hai, con học ra rằng bây giờ mình chỉ có thể tiếp nhận và uyển chuyển với pháp, thay vì dụng ý để chống lại và bắt pháp theo ý mình.
Sau khi nhận ra con thấy nhẹ lòng hẳn, tim không còn đập nhanh nữa. Con hiểu hơn về hạnh phúc của Thầy, và con nghĩ "để cuộc sống như nó là". <p>
Nếu có chỗ con hiểu chưa đúng, con mong thầy chỉ rõ cho con.
Con cám ơn Thầy!
Ngày gửi: 23-04-2014
Câu hỏi:
Kính Thưa Thầy! <p>
Con nghĩ, "trong cuộc sống có nhiều điều biết chỉ để mà biết. Biết rồi thì coi như không biết, thế mới là người biết". Quan điểm này có phù hợp với thiền không ạ? Xin Thầy từ bi giảng giải. Con cung kính đảnh lễ Thầy!
Kính thư.
Ngày gửi: 22-04-2014
Câu hỏi:
Kính Bạch Thầy, <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy và cầu mong Thầy luôn được sức khỏe dồi dào thân tâm an lạc. <p>
Nhân có một Đạo Hữu hỏi Thầy về hiện trạng Tam Tạng Kinh Điển bằng tiếng Việt, con mạo muội có nhận xét như vầy về bản dịch một kinh trong Trường Bộ Kinh của Cố Hòa Thượng Thích Minh Châu. <p>
Trong một trường hợp ở Trường Bộ Kinh số 16 Kinh Đại bát Niết Bàn, con mạn phép thô thiển kết luận là về phương diện Việt Ngữ bài kinh này có lẽ cần được chú ý thêm. <p>
Con hiểu rằng, có lẽ cũng có một số áp lực muốn cho Tam Tạng tiếng Việt được hoàn tất năm 1998 để làm căn bản cho các bản dịch sau này, cũng như tại Mỹ, theo lời Ông Gils Frondale thì có tới hơn 50 bản dịch Kinh Pháp Cú. Mặc dù nhận định như vậy, ông vẫn quyết định phổ biến bản dịch của chính Ông. <p>
Con ước mong được thấy ít nhất thì toàn bộ Nikaya đưọc hoàn chỉnh về phần Việt Văn góp phần vào việc hoằng pháp lợi ích chúng sinh, giúp độc giả Việt Nam có một bản dễ đọc hơn. <p>
Con thực tâm nghĩ rằng có lẽ một lúc nào đó có thể nào Thầy xem có thể dành thì giờ làm việc ấy hay không? <p>
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Con cũng xin thành kính sám hối với Giác Linh Hòa Thượng Minh Châu nêu như con đã có phần vô ý xúc phạm. <p>
(Về từ "cường thịnh" Ngài Hòa Thượng Minh Châu dùng trong câu "dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm". Trong đoạn dưới, Ngài dùng "thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm."
Theo sự hiểu biết thô thiển của con thì, nếu nói về dân một nước, hay một nước, từ "cường thịnh" quả là thích hợp (dù cho trong bản tiếng Anh, từ tương đương là "growth" nghĩa gần như là phát triển). Thế nhưng nhìn lại, nếu dùng từ "cường thịnh" để diễn tả tình trang của một tăng-già hay tỷ-kheo thì con thấy có phần hơi gượng ép, mặc dù vẫn có thể suy diễn được, không sai với ý cho là "tốt", không phải xấu. <p>
Một lần nữa, con xin Thầy rộng lượng cho sự thô lỗ của con.
Thành Kính.
Ngày gửi: 22-04-2014
Câu hỏi:
Sau những gì đã đọc... xin gửi Thầy: <p>
Dưới gầm trời bao la <p>
Ta là sinh vật lạ <p>
Lang thang cõi ta bà <p>
Sống không vì người ta <p>
Qua trò đùa bản ngã <p>
Không cần sống vị tha <p>
Sẵn sàng chết làm ma <p>
Chấp nhận như nó là.