loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-04-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Cho con hỏi một câu có liên hệ trực tiếp tới bản thân là: con bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực (tức liên quan đến bệnh tâm thần), vậy có cản trở cho việc học đạo Giác Ngộ không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-04-2014

Câu hỏi:

Dạ, kính bạch Thầy! <p>
Con có điều băn khoăn, chưa rạng tỏ. Năm con lên 10 tuổi, con được bố tặng 04 cuốn truyện cổ Phật giáo, để rồi từ đó hình ảnh một vị Phật có thật với tấm lòng từ bi bao la, trí tuệ siêu phàm cùng sự giản dị đến vô cùng đã in đậm trong tâm trí con. Con luôn mong ước được sống đạo đức như Người. Con cũng không hiểu sao con rất hay xúc động khóc mỗi lần con được quỳ lạy xuống dưới chân tượng Phật khi con vào chùa, mặc dù lúc đó con không có đau khổ trong cuộc sống. Hình ảnh vị Sư, Thầy giản dị, từ ái, khoan thai luôn luôn gây xúc động mạnh mẽ trong con. Con luôn thầm cảm ơn Phật, cảm ơn các vị Thầy đã cho con gặp giáo lý của Phật, con biết ơn những người, những hoàn cảnh thuận lợi và không thuận lợi đã bước qua đời con để con được trải nghiệm, thấu hiểu lý vô thường, khổ, vô ngã, để con được hiểu sâu hơn về chính bản thân con… <p>
Với lối sống, tính cách và sở thích của mình, con luôn cảm thấy con có duyên xuất gia nhưng lá số tử vi hay nhiều thầy đều bảo con không có duyên đó. Một người bạn thực sự thân thiết của con sắp xuất gia, bạn ấy bảo con rằng tất cả là tùy duyên, bạn ấy không khuyến ai tu, nhưng với con, bạn ấy thực sự mong và chờ con. Thực tế, mong muốn xuất gia đã có ở trong con từ khi con học đại học. Thế rồi, một lần được đến Thiền viện Trúc Lâm, bỗng dưng con cảm thấy sao nơi này thân thuộc đến thế, cứ như là con đã từng ở đây rồi vậy. Và bây giờ, con đang đứng giữa hai con đường, một là xuất gia, hai là sống đời sống của một cư sĩ. Trong thâm tâm, con mong muốn được xuất gia, nhưng bản ngã nói với con là con đang sợ hãi, con sợ con không có duyên tu. Con sợ vì con đã từng được nghe là không phải ai cũng có thể xuất gia, mà muốn xuất gia phải có duyên. Con không hiểu duyên đó nghĩa là gì ạ. Con kính mong Thầy giảng dạy cho con được rạng tỏ ạ. Con xin thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-04-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>

Con thực hành song song cả thiền Vipassana và thiền Samadhi. Ở Thiền samadhi, con đạt được mức Cận Định. Nghe lời hướng dẫn, khuyên bảo từ thầy Tâm Pháp và các bậc thiện trí khác, cũng như nhiều sách có cảnh báo, nên con không mong cầu vào Định, mà cứ thanh thản, có Cận Định, con dùng Cận Định để hành Vipassana. <p>

Do con nhận thấy phiền não tham dục trong con còn mạnh, nên con muốn dùng mức Cận Định đó để hành thêm đề mục 32 thể trược. Con đọc sách, thấy cách hành đủ cả 32 thể nhiêu khê và phức tạp quá, nên con ráng xác định cái cốt lõi, rồi con tuỳ cơ ứng biến hành cho phù hợp với con. Đầu tiên, con niệm hơi thở đến Cận Định, rồi con niệm: "Xương... xương... xương", mỗi lần niệm chữ "Xương", con nhận biết cái thân của con - và tưởng tượng ra trong thân này là 1 bộ xương trắng hếu đang ngồi đó. Con hành như vậy có nên không ạ? <p>
Con kính thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-04-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! <p>
Trong kinh dịch có câu: "Một âm một dương gọi là đạo". Câu này con phải hiểu như thế nào?. Kính Thầy giải thích dùm con. Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-04-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con đã nhận được những lời chỉ giáo đầy đủ và rõ ràng của Thầy. Con thành kính tri ân tất cả và trân quý sự nhiệm mầu của Chánh Pháp. Khi nhận được sách, con sẽ tin cho Thầy biết liền. <p>
Con kính chào Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Con xin chân thành gởi đến Thầy và mọi người trong chùa Bửu Long lời chúc sức khỏe và cầu mong tốt lành nhất. Con có một điều day dứt trong lòng đã lâu muốn xin được chia sẻ và xin thầy lời chỉ dạy. <p>
Trong cuộc đời mọi người có lẽ ai cũng đã từng nói dối và đặc biệt trong kinh doanh lại càng khó hơn. Con cũng không phải là ngoại lệ, nhưng tệ hại hơn là mình đã nói dối và không trung thực với những người mình thương yêu và giúp đỡ mình. <p>
Từ ngày gặp được Thầy chỉ dạy, con hàng ngày cố gắng chiêm nghiệm và thực hành những lời dạy của Thầy, tuy nhiên con vẫn chưa chấm dứt được những thói xấu của mình. Một phần vì quá khứ đã qua, nhưng lại còn liên quan đến hiện tại. Nhiều lúc con muốn nói thẳng ra hết với những người mà con đã đối xử không tốt. Con làm những điều thiếu trung thực đó có khi không phải vì làm giàu cho bản thân mà đôi khi là vì việc chung, vì người khác và tất nhiên là vì bản ngã của mình. <p>
Trước đây con tự an ủi là mình làm điều đó không phải cho bản thân, nhưng nay con đã hiểu đây là vì bản ngã, mình vẫn còn tham lam và thiếu trung thực. Bản thân con không cảm thấy phải sợ hãi khi nói ra điều này với những người đó, con nhận thức được rằng nghiệp xấu con đã làm và con sẽ phải trả, tuy rằng những người đó họ không biết và vẫn đối xử tốt với con, vậy con có nên nói ra để sửa mình hay không? Hay con chỉ nên tự sửa và sống tốt hơn, tìm cách trả lại những món nợ đó bằng các hình thức khác? Con băn khoăn vì một lẽ nữa là Đức Phật dạy lời nói phải chân, thiện, mỹ, đúng lúc, đúng chỗ. <p>
Con chân thành mong Thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>

Con xin phép được hỏi thay một người bạn ạ. Người bạn của con dạo gần đây có bắt đầu tu tập thiền định, và gặp phải một cảm giác lạ muốn được hỏi Thầy ạ. Đó là một cảm giác mà lúc đầu bạn ấy tưởng là bóng đè, nhưng rồi nhận ra mình hoàn toàn tỉnh và nhịp tim cũng không tăng, hơi thở thì lại rất mỏng. Và bạn có cảm giác như là cả người bị phủ một lớp băng mỏng khiến cơ thể rất dễ giữ không cử động. Nhưng đó không phải là không cử động được, vì bạn ấy cũng có cảm giác là chỉ cẩn bạn ấy cử động thì lớp băng mỏng sẽ nứt dần dần từ một chỗ rồi lan khắp toàn thân. Ngoài ra thì tâm bạn ấy cũng minh bạch hơn lúc bình thường. Như vậy bạn ấy xin hỏi là cảm giác đó là có vấn đề gì không ạ? Và bạn ấy có thể tiếp tục thực hành thiền định được không ạ? Con xin thay bạn cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con có đọc trên trang web của cư sĩ Binh Anson, có viết rằng hiện Tam Tạng Pali vẫn chưa được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt, thông tin này ở thời điểm hiện tại còn chính xác không ạ. Tạng Luận có phải nằm trong Tiểu Bộ Kinh không thưa thầy? <p>

Con kính thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2014

Câu hỏi:

Thầy kính mến! Con có chút điều muốn hỏi thầy ạ. <p>
Một thời gian thực hành Pháp với nguyên lý của thầy, con học hỏi từ cuộc sống, mọi thứ diễn ra quanh mình, hiểu rõ mình và mọi người xung quanh hơn, cuộc sống vốn thay đổi và nhiều đổi thay, chẳng thể đem một phương pháp cụ thể nào mà để áp dụng khuôn mẫu khô cằn, mà chỉ có thể xem nó như một bài học qua đó thầy dậy con điều chỉnh nhận thức và hành vi. Mỗi việc xảy ra, mỗi khó khăn con cảm thấy như đang dạy con, giúp con hiểu rõ cuộc sống, biết cảm thông và trưởng thành hơn. <p>

Khi rảnh rỗi con ngồi thư giãn và thấy thật nhẹ nhàng, tâm con yên lặng mà không cố gắng gì cả. Có lần con đi bộ, cảm giác khi không có cái tôi thật lạ thầy ạ, nó đẹp mà thụ động. Nhiều người bạn đạo quanh con, hay tham gia các khóa thiền rồi nói về các tầng thiền, nhưng con mỗi khi ngồi thiền con thấy ngại làm sao ấy, vì thấy con cứ tìm kiếm điều gì mà mình chưa biết, con thấy khi chưa hiểu rõ chính mình để tự điều chỉnh nhận thức và hành vi, mà cứ đi tìm cái gì chưa biết, có lẽ như thầy nói, gỡ chỉ rối mà không biết mối gỡ ở đâu vậy. Con chỉ có thắc mắc, liệu các bậc Thánh ngày xưa thành đạo cũng qua tu tập, rèn luyện vậy sao, nhiều Ngài chỉ nghe một bài Pháp rồi ngộ, vậy phải chăng có một sự thay đổi trực tiếp lên tâm của các vị ấy ạ? Hay là các vị đã trải qua nhiều ba-la-mật, điều chỉnh nhận thức và hành vi qua nhiều kiếp sống, đến lúc đó như nhân duyên đủ và giác ngộ ạ. Con cảm ơn thầy nhiều lắm ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2014

Câu hỏi:

Chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy. Nhiều khi con thấy mọi sự vật như sóng, bọt luôn hình thành, biến đổi, mất mát rồi lại sinh ra. Sóng, bọt như thân, tâm, cảnh cũng vô thường, sinh diệt. Và bên dưới những lăng xăng đó vẫn là cái vốn không sinh diệt. Ngay chính những sinh diệt của thân tâm cảnh chính là cái không sinh diệt, cũng như bản chất của sóng bọt đích thị là nước. Như thầy nói muốn ra khỏi cái đó cũng không được, chỉ hiềm đang nằm trong cái đó mà cứ muốn đi tìm. Còn một điểm con chưa hiểu là về sự, đích của hành giả là trạng thái tịch tịnh hay là vẫn để cho vọng tâm lăng xăng và cùng lúc hành giả biết chúng sinh ra diệt đi mà không can thiệp gì hết? <p>

Và trong việc hành thiền chỉ cần để tâm thanh tịnh hay từ trạng thái thanh tịnh hành giả phải quán sát những vấn đề cốt lõi như đau khổ, sinh tử… Rồi việc dưỡng sinh (ăn uống, hít thở, tập luyện cơ thể của hành giả) có cần theo một cách thức nào đặc biệt không? Hiện giờ con theo sự hướng dẩn trong các bài giảng trên youtube của thầy là suốt trong ngày, vẫn sống bình thường, không tránh né hay ưa thích tìm ngoại cảnh và luôn ghi nhận những lăng xăng của tâm mình, quan sát tất cả sắc, thanh, hương, vị, xúc và nhận biết sự phản ứng của tâm mình đối với sắc thanh hương vị xúc. Và mỗi ngày dành khoảng 15 phút ngồi buông lỏng thân tâm và khi ngồi chỉ còn cái Biết. <p>

Chân thành cảm ơn thầy. <p>

Xem Câu Trả Lời »