loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Con xin trình lên Thầy mấy ý như sau: Từ khi con làm theo và học theo hướng dẫn trong những bài pháp thoại của Thầy như trong thấy chỉ có thấy, trong nghe chỉ có nghe, trong xúc chỉ có cảm thọ... con lặng lẽ quan sát thật kỹ tham sân si nổi lên rồi biến mất trong con. Con không can thiệp hay nương theo bất cứ điều gì... thì thưa thầy ngay đó con có cảm giác an lành rất lạ thầy ạ... có điều là cảm giác đó không thể diễn tả cho người thân của mình để làm theo hay minh chứng cho việc hành theo pháp là đúng đắn... Con có chỉ trang web TRUNGTAMHOTONG để bạn bè và người thân con xem và đọc mục hỏi đáp, nhưng ít người lĩnh hội được thầy ạ... con không hiểu vì sao vậy... xin thầy chỉ cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-03-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy con đang đọc lại quyển: "Thực tại hiện tiền". Phần nói về "Pháp" con không hiểu cụ thể lắm, con nhờ thầy chỉ bày giúp con:
1) "Pháp đã được khai thị bởi Đức Thế Tôn là thực tại hiện tiền, phi thời gian..." con chỉ hiểu là đang nói về tâm lý như: Tham, sân si. Còn pháp trong Thiền tông có đề cập: "Xúc mục vô phi thị đạo" con hiểu là các sự vật quanh ta. Khi nói về tâm sân thì con hiểu, nói thấy tâm sân như nó đang là thì có thể con cũng hiểu nhưng khi nói cái bàn, cái ghế như nó đang là thì con hoàn toàn không hiểu, con nhờ thầy giải bày giúp con. <p>
2) Con nhờ thầy xem xét giúp con coi có đúng không, riêng về phần con thì con tự tin như núi, nhưng con luôn nghe theo thầy không cố chấp với chính mình. Con xin nói cụ thể về tâm sân của con: <p>
- Lúc đầu không biết mình sân, cho mình là đúng. <p>
- Kế đến khi đã đọc sách của thầy thì bắt đầu biết mình đang sân nhưng không thể không sân do không thể tự hạ mình để tha thứ. <p>
- Quyết tâm không sân, không phải vì lợi ích vật chất hay danh dự mà là chấp nhận. <p>
- Tâm sân của con lúc kiểm chế được, lúc không được tùy vào sức lôi cuốn của tâm sân (con không thể thấy được khi tâm sân có sức cuốn hút mạnh mẽ). <p>
- Tâm sân được hạn chế mạnh mẽ nhờ bên trong con có sự tĩnh lặng. Lúc này con phát hiện tâm càng tĩnh lặng thì sức quan sát càng đúng đắn. <p>
- Tâm sân vẫn còn nhưng rất vi tế, do trong lúc sử dụng sự tĩnh lặng quan sát con đã nuôi dưỡng ý niệm diệt trừ tâm sân nên trong con có sự "đối kháng", chính sự "đối kháng" này mà con cứ lẩn quẩn mãi. (con đã nghe bài giảng của thầy về sự đối kháng của tâm) <p>
- Khi con phát hiện ra "sự đối kháng". Con buông xả, không đối kháng, không sử dụng sử tĩnh lặng để quan sát nữa mà để tự nhiên thì nơi con rất ít sân chỉ thỉnh thoảng những ý nghĩ sân tự khởi trong tâm một cách vô thức và con liền phát hiện thì nó biến mất, nên không thấy rõ nó. Sự phát hiện của con luôn đi sau. Theo con hiểu là do con chưa đủ chánh niệm. Theo con tin là nếu con chánh niệm thì những tâm khởi từ vô thức con đều biết, biết nó từ lúc sinh ra và diệt đi một cách tự nhiên. <p>
- Con vẫn tu tập thường ngày. Con cảm ơn thầy và con chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, dạo gần đây thỉnh thoảng con thấy giữa khoảng không là những lớp không khí với vô vàn hạt nhỏ đang dao động không ngừng. Ban đầu con nghĩ là do ảo giác, nhưng gần đây con hay thấy nó thường xuyên hơn, nhất là khi ở những nơi có màu sắc tương phản dễ nhìn. Điều này là bình thường đúng không thưa Thầy? Con cám ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Gần đây, con nhận thấy rằng, trong trải nghiệm của con, sở dĩ con khó chấp nhận một người khác như chính họ là, là vì tận trong sâu thẳm con không chấp nhận được chính bản thân mình như mình đang là... Vậy làm sao để chấp nhận bản thân mình như là mình đang là, đây là điều khó nhất, có phải không, thưa Thầy?<p>
Con nhớ Thầy có dạy, trong lúc quan sát tâm mình, nếu có một tâm không tốt khởi lên, thì mình chỉ nhận biết mà đừng phê phán, con lờ mờ hiểu ra đó là bước đầu tiên để dần dần hiểu ra chính mình và chấp nhận chính mình. Nhưng con thấy thật khó để nhận biết mà không phê phán. <p>
Thầy ơi, Thầy có thể dạy con làm cách nào để chỉ nhận biết mà không phê phán không ạ vì con nhận thấy trong con luôn có sự tự nghiêm khắc với bản thân rất lớn, nên từ đó con cũng quá nghiêm khắc với người khác, điều đó vô tình gây áp lực cho những người xung quanh con. Con xin cảm ơn Thầy!!! <p>

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-02-2014

Câu hỏi:

Con xin cúi đầu đảnh lể Thầy, <p>
Con có duyên được biết bài Kinh Bát Nhã từ lúc nhỏ khi nghe Mẹ con tụng hằng ngày. Lớn lên qua tìm hiểu thì con được biết bài Kinh lưu truyền ở VN do ngài Huyền Trang dịch năm 649 C.N. Sau một thời gian thì con khám phá ra rằng tụng đọc kinh là để qua đó thông suốt ý nghĩa lời Phật dạy mà thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Cho nên con mong Thầy chỉ rõ những nhận thức sai lầm qua cái hiểu biết của con. Con cứ lưỡng lự không muốn gửi lá thư này vì sợ làm mất thời gian của Thầy, mặt khác con nghĩ là nếu Thầy còn đây mình không hỏi thì còn đợi đến lúc nào nữa. Con xin bày tỏ lòng biết ơn & kính chúc sức khỏe Thầy. <p>

Quán (= quan sát với tâm rỗng lặng trong sáng); Tự Tại (= ngay nơi chính mình) Bồ Tát (người thấy Pháp, và sống thuận Pháp - Chân Lý, Cái Thật); hành thâm bát-nhã ba-la-mật-đa (= sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha đúng Đạo Đế: Giới Định Tuệ, Bát Chánh Đạo, 10 ba-la-mật...); chiếu kiến ngũ uẩn (= Tập Đế), giai không (= Diệt Đế) độ nhất thiết khổ ách (= Khổ Đế). Bài pháp đầu tiên về Tứ Diệu Đế. <p>

Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị (= ngũ uẩn bị chi phối bởi luật vô thường, sinh diệt, do nhân duyên kết hợp... nên có mà không không mà có nhưng tánh biết thì luôn sẵn có mọi lúc mọi nơi, không sinh không diệt)vì vậy: <p>

Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. (= các pháp vốn tự nó đã thanh tịnh nên khi tâm thanh tịnh thì thấy các pháp cũng thanh tịnh). Bài pháp thứ nhì về Vô Ngã tướng. <p>

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. (= Trong thực chứng vô ngã thì không có vô minh, không có vô minh thì không có 12 nhân duyên = không có 4 Diệu đế). <p>

Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn. (= thông suốt các pháp vô thường - vô ngã - niết bàn nên vô thủ trước niết bàn) <p>

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư (= Chư Phật ba đời nương theo 10 ba-la-mật thành tựu Chánh Đẳng Giác là điều chân thật) <p>

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: "Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha"
(Buông, buông, buông bản ngã, thấy ra Pháp, Chân Lý, Cái Thật... như nó đang là ở ngay trước mắt...)

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-02-2014

Câu hỏi:

Thầy quý kính, <p>

Con cảm tạ ân Thầy đã khai mở cho con những điểm hiểu sai để con có thể bắt đầu hiểu được Tính Không. Thưa Thầy, hồi nào tới giờ con chưa từng nguyện hạnh Bồ-tát, và cho đến giờ phút này, con cũng chưa biết tí gì về Tính Không.
Thưa Thầy, trước đây những tâm sân, hại, ganh, chấp, xan tham, ích kỷ con đều có hết, chúng làm cho thân tâm con lúc nào cũng bực bội, bức rức, nóng nảy, lúc đó mặc dù con cũng biết đó là những tánh xấu, nhưng con luôn bị nó sai xử, con rất muốn nhưng lại không biết phải làm sao để trị cho hết bệnh. <p>

Từ ngày con ứng dụng Pháp Thầy dạy, thì con cảm nhận được trong tâm con thường đầy ấp tình thương và những tâm xấu đó, thỉnh thoảng có xuất hiện, nhưng càng ngày càng ít và càng yếu, hễ con vừa thấy thì nó mất ngay và nó cũng chẳng gây được ảnh hưởng gì đáng kể. <p>

Hiện giờ thì con đang học cẩn thận quyển “Thực Tại Hiện Tiền,” đây là một người bạn đang giúp con điều chỉnh lại tưởng uẩn, vì có rất nhiều điểm trọng yếu mà trước đây do thiếu sự hướng dẫn đúng đắn, nên con đã hiểu, học Phật Pháp lệch lạc, nghĩ sai, thực hành sai, lâu ngày trở thành thói quen, nhờ phước mà con gặp được Pháp “Sáng Suốt, Định Tĩnh, Trong Lành,” nếu không thì kể như con phải chịu chết rồi. <p>

Con nhận thấy: nghe Pháp Thoại, ứng dụng lời Thầy dạy vào trong cuộc sống, thưa hỏi trình Pháp, đọc quyển “Thực Tại Hiện Tiền", tất cả bổ sung lẫn nhau trong việc học Đạo của con. <p>

Hôm qua, sau khi nhận được lời khai tâm của Thầy, con điểu chỉnh lại, con cẩn trọng hơn để cả ngày có thể làm đâu biết đó, cho dù tác động đó có nhỏ nhặt đến đâu con cũng luôn trọn vẹn, chú tâm nên anh bản ngã vô minh, ái dục hiếm khi có cơ hội để xen vào được, đến tối khi con nằm xuống, chưa được 3 phút là con đã ngủ, con ngủ luôn một mạch tới sáng với một giấc ngủ thật bình an. <p>

Thưa Thầy, viết tới đây con chợt nhớ lại một bài Kệ của một Ngài Thiền Sư, mà con đã được nghe hồi còn bé tí xíu, lúc đó con không hiểu gì hết, hôm nay thì con lại thấy những điều Ngài Thiền Sư dạy tương đồng với Pháp Thầy dạy, con xin được ghi lại dưới đây trình Thầy, để con được nhận thêm lời dạy của Thầy, con cám ơn Thầy. <p>

Trần lao thoát khỏi việc phi thường <p>
Nắm chặt đầu dây giữ mối cương <p>
Nếu chẳng một phen sương thấm lạnh <p>
Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương. <p>

Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-02-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Con được biết đến thầy qua sự nhắc nhở trong một bài pháp thoại của sư phụ con là cố hòa thượng Thích Giác Khang thuộc hệ phái khất sĩ. Từ nhân duyên đó, khi sư phụ viên tịch, con đã tìm hiểu thêm sách và các bài pháp thoại của thầy. Như ngay bây giờ, con vừa nghe xong một bài pháp thoại thầy đã thực hiện ở ÚC. Với lòng cảm khái vô cùng, con đã viết thư ngay cho thầy. Vì tuy hoàn cảnh, thời gian và người giảng khác nhau nhưng hương vị giải thoát thì chỉ có một. Đây là lần đầu từ khi sư phụ con viên tịch, con được nghe một pháp môn không pháp môn, một con đường tu tập nhưng lại không có con đường từ thầy. Con xin cung kính ngưỡng nguyện thầy luôn được pháp thể khinh an. <p>

Thưa thầy, con nghe xong bài pháp thoại của thầy thì rất tâm đắc với lời dạy: "Chân bất lập, vọng bổn vô" hay "nhận ra mình sai tức là đúng, còn muốn đúng theo ý mình là sai". Từ lời dạy này, con chợt nghĩ đến hình ảnh của những ngọn cỏ lau mềm mại trong gió. Vì luôn thuận theo tự nhiên nên dù mưa gió bão bùng đến đâu cũng không tổn hại được những ngọn lau này. Khi có gió thì ngọn lau thuận theo chiều gió, khi gió lặng thì trở lại dáng hình nguyên thủy của mình. Trước sau chỉ có sự tương giao hòa điệu nhưng không đánh mất mình. Với những thân cây tưởng chừng như to lớn, vững chãi, tuy tự định hình mình với một phong thái chắc thật, vững vàng nhưng cũng vì thế mà thành ra bật gốc gãy cành khi mưa to, gió lớn. <p>

Con rất mong một ngày gần đây có thể đến gặp thầy để được thầy chỉ dạy thêm cho con. Thưa thầy, không biết thầy ở chùa Bửu Long vào thời gian nào trong tháng này ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-02-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy cho con hỏi một người cư sĩ tại gia vẫn còn làm việc để sống, nhưng trong công việc có quá nhiều sự giao tế và tạo nhiều mối quan hệ nên khi mất chánh niệm thì tâm tạo tác lăng xăng. Nhưng mục tiêu chính của người cư sĩ là tu giải thoát và làm việc có lợi ích cho nhiều người. Con xin Thầy chỉ cho con làm sao để người cư sĩ như con có thể sống làm việc quan hệ với nhiều người mà vẫn tu tập giải thoát? <p>
Con thành kính tri ân Thầy, kính chúc Thầy khinh an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-02-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>
Nhân có một bạn hỏi như thế nào là hạnh phúc, Thầy cũng đã trả lời. Riêng con, bấy lâu đã thấm nhuần tư tưởng của Thầy, có cái nhìn về hạnh phúc như thế này: <p>
Hạnh phúc là không hạnh phúc cũng không đau khổ, tất cả đều chỉ là khái niệm chế định. Đừng hoài công, phí sức đi tìm hạnh phúc, cũng đừng chạy trốn, dằn vặt với mọi khổ đau. Thái độ đó được tạm coi là hạnh phúc. <p>
Thuận cũng hì, mà nghịch cũng hì. <p>
Hơn thua, được mất chẳng hề chi. <p>
Lên voi, xuống chó sao cũng được. <p>
Tự tại, an nhiên một tiếng hì. <p>
Con đính kèm bài thơ con làm, đã hiệu chỉnh để mimh họa. Xin Thầy từ bi chỉ dạy nếu con có điều chi sơ sót. Kính chúc Thầy luôn được nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-02-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, theo giới luật Phật giáo Nam Tông, khi Phật tử cúng dường trai Tăng thì phải có một vị đại diện Tăng đưa tay chạm vào vật cúng dường, tức là chư Tăng đã thọ nhận. Nhưng bên Bắc tông và Khất sĩ thì không có nghi thức này, như vậy nói theo luật của Nam Tông thì chưa thành tựu được sự cúng dường phải không thưa Thầy? Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »