Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 17-02-2014
Câu hỏi:
Thưa thầy! Tại văn phòng con có một số anh chị em đồng nghiệp thường hay bàn luận về Phật giáo. Con muốn xin phép thầy được chia sẻ với anh chị em những gì học được từ thầy được không ạ? Và đối với cư sỹ tại gia thì chia sẻ như thế nào là hợp đạo lý, mong thầy hướng dẫn thêm cho chúng con ạ? Con cảm ơn và chúc thầy mạnh khỏe!
Ngày gửi: 17-02-2014
Câu hỏi:
Bạch thầy, gia đình con hiện giờ có 4 người, nhưng chỉ duy nhất con là tin và học theo Phật pháp. Bố mẹ con và anh trai con đều vô thần, và cũng vì vậy mà họ vẫn còn rất nhiều khổ não. Điều này hiện ngay trên khuôn mặt của họ (một cách vô thức) ngay cả khi họ có một cuộc sống gần như là trong mơ. Con thực sự muốn họ đến được với Phật pháp, nhưng vì con bé nhất trong nhà (22 tuổi) nên không ai trong nhà coi trọng lời của con, luôn nghĩ rằng con không hiểu sự đời nên tâm mới có thể an định vậy. Đến chùa họ không đến, sách Phật họ càng không đọc, con phải làm sao đây?
Ngày gửi: 16-02-2014
Câu hỏi:
Bạch thầy, tại sao con người ta lại luôn cảm thấy rằng mình là kẻ cô độc cần phải có người này người kia bên cạnh, hay cái này cái kia để làm ta vui, con biết đó tất nhiên là điều tốt nhưng rồi họ lại kêu khổ vì những điều đó nhỉ? Có khoảng thời gian dài họ cũng sống trong khoảng trời riêng nhưng rồi lại cảm thấy cần mọi thứ, thiệt là kỳ cục, con cũng thử như vậy đi đâu cũng 1 mình à, không biết trong đó có chút gì gọi là tương giao không thầy, con cảm thấy vậy? Vì chính ta làm ta vui chứ không phải lúc nào cũng phải có người khác hay gì khác ta mới vui?
Ngày gửi: 16-02-2014
Câu hỏi:
Con muốn tham dự khóa thiền Vipassana, nhưng con chưa biết. Xin Hòa Thượng hướng dẩn để con thực tập trước tại gia được không? Con muốn diện kiến Hòa Thượng được không? Và ở đâu?
Ngày gửi: 15-02-2014
Câu hỏi:
Con xin cúi đầu đảnh lể Sư. Con có đọc cuốn sách Đức Phật & Phật Pháp của Đại đức Narada trong chương 28 có nói về hiện tượng tái sanh và ngài dẫn chứng rất cụ thể về một người sau khi trút bỏ hơi thở cuối cùng thì lập tức tái sanh ngay vào cảnh giới thích ứng với nghiệp đã tạo. Trong truyện cuộc đời ông trưởng giả Cấp Cô Độc vào lúc cuối đời cũng tương tự, sau khi được hai vị đại đệ tử Phật là Trưởng lão Xá Lợi Phất và Tôn giả Anan đến thăm hỏi và thuyết pháp cho ông nghe, sau khi hai vị ra về ông trút hơi thở cuối cùng tái sanh ngay vào cung trời Đâu Suất do phước cúng dường Kỳ Viên tịnh xá và niềm tin vững chắc của ông đối với Phật. <p>
Con có một nghi vấn là con người chết đi thì chỉ cái thân tứ đại tan rã do tính chất vô thường của vạn pháp còn cái tâm thức thì chuyển từ cảnh giới này sang cảnh giới khác trong 6 nẻo luân hồi, riêng các bậc thánh vô lậu thì niết-bàn. Vậy thì nếu nói con người sau khi chết đi phải trải qua 49 ngày hay lâu hơn để cho thần thức tìm cảnh giới thích hợp để tái sanh như vậy có mâu thuẩn với lời Phật dạy không và việc cúng thất 7 tuần cho người thân quá vãng có phải là theo tập tục của dân gian không hay đó là phương tiện để người thân người quá vãng có cơ hội gieo duyên với Phật Pháp? Nếu như vậy thì việc tụng kinh làm phước hồi hướng cho người quá vãng trong những cõi giới nào được và không được hưởng xin Sư khai thị cho con được rõ. Con xin cảm ơn và kính chúc Sư dồi dào sức khỏe.
Ngày gửi: 14-02-2014
Câu hỏi:
Chư hành vô thường gây nên phiền não cho những ai không biết và hiểu được như vậy. <p>
Niết bàn là pháp tịch diệt khi dứt các pháp hữu vi ấy được. Pháp Niết Bàn có lẽ xa xôi. Hiểu biết về sự không bền vững của pháp hữu vi bằng thực tập quán phồng xẹp là một điều có thể thực hiện được trong mọi hoàn cảnh. <p>
Khi biết được sự không bền vững của pháp hữu vi do kết quả của việc tập quán phồng xẹp thì thấy pháp Niết-bàn, lúc đó không còn pháp hữu vi để "dứt" nữa. <p>
Con thô thiển nghĩ vậy mong Thầy đắt dẫn cho con bước vào con đường "phồng xẹp" này, mà con đã tập được ít nhiều nhưng không thấy được kết quả ra sao. Thực sự khó khăn và nhiều khi chán nản, lười biếng cho một người trên 70 tuổi như con. Hay là thôi đi cho nhẹ nhõm, Thầy nghĩ sao xin soi sáng cho con, con rất nhớ ơn. <p>
Kính chúc Thầy luôn được sức khỏe dồi dào, mọi sự ưng ý.
Ngày gửi: 13-02-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy cho con hỏi, trước khi xuất gia thì phải có thời gian thực tập xuất gia, thời gian này là bao lâu thưa thầy? Con chưa biết mình có phù hợp với môi trường xuất gia hay tại gia, thì con có thể xin vào ở trong chùa 1 thời gian để trải nghiệm và hiểu về môi trường trong chùa để biết mình có phù hợp không ạ? Và xuất gia với cái tâm như thế nào mới là đúng, mà không phải là trốn tránh đời?
Ngày gửi: 12-02-2014
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, đầu năm con kính chúc Thầy và chư Tôn đức chùa Bửu Long pháp thể khinh an chúng sanh dị độ. <p>
Thưa Thầy, con có một người bạn đầu năm đi khám bệnh, kết quả là mắc bệnh khó chữa trị, sẽ bị tử vong hoặc nhẹ là bị thương tật. Người bạn con chưa biết đạo nhiều nên sau đó rất bi quan đau khổ. Con muốn an ủi bạn ấy nhưng không biết dùng lời nói nào là thiết thực nhất, kính xin Thầy chỉ cho con cách an ủi động viên bạn. Con xin tri ân thầy. <p>
Con kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh.
Ngày gửi: 11-02-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy. Con đã đắn đo rất nhiều khi viết cho thầy, nhưng hôm nay con mạnh dạn viết vì điều này có ích cho con và có thể có ích cho mọi người đang tu tập như con. <p>
Câu chuyện là hôm trước trong cuộc họp, con đang tập trung quan sát các đồng nghiệp phát biểu, con vô tình thấy ra một điều. Đó là sâu thẳm trong con luôn có động cơ tìm cầu hạnh phúc, thành công... rồi đạt được cái này, cái khác. Đây là nguyên nhân gây khổ. Tâm niệm thôi thúc này gây nên những ức chế trong tâm con, và sai sử con làm mọi thứ để đạt được, chính điều này đã là khổ. Khi con thấy ra, thì tâm đó bị yếu và mất đi. Ngay khi đó con thấy rất nhẹ nhàng, không vui cũng không khổ. Lúc này con không biết nói gì thêm nữa thưa thầy.
Ngày gửi: 11-02-2014
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con ưa có tánh thích gọi phước cho chỗ nầy chỗ nọ. Trong việc làm phước nầy con có quen 2 người bạn. Và con đã giúp cho hai người nầy xây dựng 2 Ni Viện. Ni Viện thứ nhất, con gọi phước từ nhiều thí chủ và đã hoàn tất tốt, ni chúng đến ở cũng đông đảo. Còn Ni Viện thứ 2, con mới gọi xong năm vừa rồi. Cái sau nầy tốt hơn cái trước, và con gọi chỉ một thí chủ. Người bạn thứ nhất, đến thấy ni viện của người bạn thứ hai tốt hơn nên ganh tỵ nói móc con đủ điều, bây giờ mặt hầm hầm lạnh lùng với con. Con giúp họ là ý tốt của con, nhưng tùy theo phước báu của mỗi người nhận lãnh đồ chất lượng khác nhau. Còn con tại sao đương không bị phiền trách đủ điều? Tánh con ưa thích gọi phước giúp xây cầu, đường, trường học, tu viện... nhưng sau chuyện nầy con cảm thấy bất mãn, không còn hứng thú để gọi phước để làm điều nầy nữa, cái tâm thích gọi phước của con nó bị mất rồi.