loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 04-03-2014

Câu hỏi:

Con kính chúc Thầy sinh nhật vui khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2014

Câu hỏi:

Kính chúc sinh nhật Thầy với bài thơ nhỏ: <p>

"Đến đi theo vô thường <p>
Ngày sanh và ngày tử <p>
Chỉ có Tâm yên bình, <p>
Là bất diệt, thiên thu."

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con mới tự học Vi diệu Pháp. Xin Thầy hoan hỉ giải đáp thắc mắc như sau: trong bảng nêu pháp, mỗi vòng tròn Tâm, Tâm Sở có một con số kèm theo, thí dụ Tâm tham thọ Hỷ Hợp Tà Vô Trợ, có số (19), Tâm tham thọ Hỷ Hợp Tà Vô trợ có số (21)... Vậy các con số nầy có ý nghĩa gì không? Nếu có, xin Thầy chỉ con tài liệu nào giải rõ. Ngoài ra các vòng tròn Tâm Sở được vẽ nhiều màu, nhiều ít khác nhau. Sự khác nhau của màu sắc biểu trưng có ý nghĩa gì không. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con vừa nhận được tin là hôm nay sinh nhật của Thầy. Nhân dịp nầy con chúc Thầy sức khỏe và sinh nhật vui vẻ. <p>

Bấy lâu nay con vẫn nghe pháp và duy trì cách tu tập mà Thầy đã chỉ dạy, mỗi khi tâm con bị dao động thì con trở về với chính mình, thì mọi thứ liền lắng dịu xuống. Ngoài ra trong đời sống hàng ngày con cũng tập để ý sự tương giao ở các giác quan, như: mắt, tai, mũi, lưỡi v.v... con cảm thấy khi thực tập thường xuyên như vậy thì dù cho có chuyện gì xảy ra xung quanh, hay ở một nơi chốn nào thì mình cũng có thể giữ tâm ở mức độ sáng suốt, bình tĩnh, không đến nổi bùng nổ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy con năm nay 17 tuổi. Xin thầy cho con hỏi ở tuổi con làm thế nào để diệt dục ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy. <p>

Con xin cám ơn thầy đã trả lời về câu hỏi hôm trước. Hôm nay con không hỏi câu gì cả, mà con xin chia sẻ cái thấy biết của con với thầy. Thưa thầy ở ngoài Bắc mùa này mưa phùn dày đặc, ngoài trời cũng như trong nhà luôn luôn ẩm ướt, rất khó chịu. Sáng hôm nọ trên đường đi đến cơ quan, khi đang tập trung chú ý trên đường đến ngã tư đèn đỏ dừng lại, con trở về với tâm rỗng lặng. Bỗng con nhận thấy mưa phùn này sao nó lại yên bình và "đẹp" lạ. Thầy ơi khi tâm con thảnh thơi con thấy hạt mưa rơi nhè nhẹ, mát mẻ, chứ không "bẩn" như mọi người tưởng, hai hàng cây bên đường con thấy rất "hớn hở" như vẫy chào mọi người, lá cây như múa, như chào. Dưới lòng đường mọi người khi di chuyển con bỗng thấy hôm nay sao đi lại chầm chầm trật tự thế êm đềm quá (so với khi trời không mưa con thấy mọi người ai cũng vội vã, đi lại chen lấn, tắc đường...). Ôi, hay sao mùa mưa phùn ai cũng thấy nhớp nháp, khó chịu mà con lại thấy trong con nó hay nó đẹp chả khó chịu thế nào thầy ạ. Sau cái cảm xúc mà con bất chợt vừa qua, con thấy chỉ có con người hàng ngày đem cái ngã chen ngang làm nó khổ như vậy phải không thầy? <p>
Vâng, một lần nữa con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-03-2014

Câu hỏi:

Thưa Sư Phụ, Phật tử Úc Châu chúng con kính chúc sức khỏe Sư Phụ vạn an và nguyện lực viên thành. <p>

Người phương đó - nến rạng ngời sinh nhật, <p>
Lửa luân hồi từng cung bậc sát-na. <p>
Rồi tàn tro nằm thanh thản phôi pha, <p>
Du hí lộng bản trường ca vĩnh cửu. <p>

Người phương đó, bên kia vòm núi Bửu, <p>
Dáng nghiêng trời phơi hiện hữu thường như. <p>
Màu nguyên sơ vàng rực áo thiền sư, <p>
Vầng nhật nguyệt soi bóng Từ “Tĩnh Lặng”.<p>

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! <p>
Đã lâu con không có câu hỏi nào để hỏi thầy, vì con hằng tự quan sát và rút ra bài học hàng ngày. Có gì cần học hỏi thêm thì con thường vào trang Web này nghe lại pháp thoại, đọc mục hỏi đáp từ thầy và các đạo hữu. Nói chung từ khi thực hành thiền không phương pháp con đã ít đọc, học theo các sách và bài viết của các bậc thiện tri thức khác, con thấy tâm được an lành, nhẹ nhõm, bớt sân hận (điều này trước kia con đã hỏi thầy). <p>

Hôm nay con có điều này cần chia sẻ với thầy là: Con học được bài học từ việc lạm dụng uống rượu (con biết là đã phạm một điều cấm của người con Phật đã quy y Tam bảo). Vâng thầy ạ, thường ngày con rất chú ý điều này, nhưng vì con đang công tác, ở môi trường thường phải tiếp khách, cũng như khi giao lưu với bạn bè cùng học, giao lưu với họ hàng khi có đám cưới, đám giỗ, hội làng v.v... nên khi tiếp xúc nếu con nói không uống được (lí do là bị bệnh chẳng hạn) thì lại mắc vào điều nói dối nên con thường phải uống (lúc đó con quan sát tâm con nhận biết bị giằng xé, nghi hoặc...) và thường con tự chủ động cho mình uống "vừa đủ". <p>

Nhưng thưa thầy, làm sao "vừa đủ" được khi có những cuộc xung quanh con toàn là "bợm nhậu" hoặc "bên A". Con không thể nói mình bị bệnh, càng không thể nói mình đã quy y Tam Bảo nên không uống rượu, kể cả những bạn hữu thân thiết của con nữa (vì trước kia khi con chưa quy y con vẫn uống mà!). Nên hôm vừa rồi con bị say rượu (do bị ép quá) con đã được bài học và con đã thấu hiểu vì sao Đức Phật đưa ra điều cấm uống rượu và các chất say. <p>

Vâng thưa thầy, con xin hỏi: hiện tại con nên vẫn uống rượu (uống ít thôi) và vẫn phải học ra những bài học của mình để điều chỉnh nhận thức, hành vi. Hay có thái độ dứt khoát từ bỏ rượu để tiếp tục được học các bài học khác: bài học về quan hệ xã hội, quan hệ bạn bè, quan hệ họ hàng, làng xã...? <p>
Con hỏi thầy đã dài. Con cám ơn thầy đã đọc và xin thầy chỉ cho con.<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-03-2014

Câu hỏi:

Kính bạch hòa thượng,<p>
Con vừa gửi một email cho thầy trên mục hỏi đáp của trang web Trung Tâm Hộ Tông. Suốt đêm qua, sau khi gửi email ấy con vẫn không sao ngủ được mà chiêm nghiệm đến sáng hai câu nói thầy dạy, vì qua đó mà lần đầu tiên con kết nối được những lỗ hổng, những mắc xích còn khiếm khuyết trong quá trình học pháp của con. Vì tuy con được sư phụ con chỉ dạy Đạo Phật đúng nghĩa phải là sự tu tập để nhận lại, để thay đổi nhận thức chứ không phải là đi để đến, tu để đắc và lệ thuộc vào pháp môn - vì vốn dĩ vô lượng pháp môn đều là phương tiện. Điều này trong xã hội ngày nay, trong muôn người đến chùa chiêm bái, con thấy ít người và kể cả cũng ít sư thầy giải thích rõ ràng. <p>

Cho đến khi cách đây vài hôm con tìm nghe pháp của thầy, con thật hoan hỉ vô cùng vì từ khi sư phụ con tịch đến nay, có những điểm con còn chưa thông và không biết ngỏ cùng ai. Nay con thành kính xin thầy cho phép con được thường xuyên liên lạc với thầy để trình chỗ hiểu của con cũng như để được thầy chỉ dạy cho con đi tiếp. Con xin thành kính tri ân thầy và cũng thành tâm sám hối vì đã phiền đến sự an dưỡng quý báu của thầy. Con biết thầy Phật sự đa đoan, rất cần thời gian nghỉ ngơi, nay lại phải ngồi đọc và đáp lại thư con, con thật cảm thấy vô cùng có lỗi. Nhưng thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Con nay may mắn kiếp này được thân người, lại nghe được Phật pháp nên vô cùng trân trọng nhân duyên đó, quyết không thể bỏ lỡ. Xin thầy từ bi hiểu lòng con. Xin thầy giúp con đập cho tan cái ngã nếu thấy con còn dính mắc chỗ nào đó, vì con chỉ là một cư sĩ sơ cơ trên con đường tìm lại chính mình.<p>

Thưa đối với lời thầy dạy: "Chân bất lập, vọng vốn không" hay "Khi tự thấy mình sai thì mình đang đúng, còn nếu tự thấy mình đúng hay muốn mình đúng, tức là sai". Con xin được diễn đạt cách hiểu của con. Con nghĩ khi tự thấy không phù hợp với pháp và tự điều chỉnh để hòa hợp thì tự nhiên đến với cái đúng. Mà cái đúng này không phải là đúng trên danh từ hay đúng trên phương diện nhị biên đối đãi của đúng - sai. Còn khi tự thấy mình đúng hay muốn mình đúng thì làm gì cũng sai. Vì khi đó, chữ đúng này theo cặp kính màu của mình đã trở thành: Đúng - sai đối đãi mất rồi. <p>

Ví dụ như con gặp một người hành khất đang đói khổ. Nếu con nhìn thấy rồi đi qua luôn thì tự thấy có gì đó không phù hợp, khó chịu trong lòng. Từ đó con giúp người ấy bằng tài vật hay cách nào đó. Hành động này phát xuất không mục đích vì chỉ để điều chỉnh cho hòa hợp trong sự tương giao với pháp. Và đó là con đường loại trừ bản ngã, là phát triễn cách nhìn tam luân không tịch. Cũng thấy người hành khất trên nhưng con lại cho rằng gặp người khổ phải cho tiền để giúp mới là đúng. Như vậy cùng là hành động giúp nhưng một đằng loại trừ bản ngã, một đằng phát triễn bản ngã. Vì khi cho rằng phải giúp người đó mới đúng tức là đi đến đối kháng với những ai không giúp, và vô hình trung đã tách pháp đang là ra thành có ta, có người nhận và có thứ để ta giúp. Qua đó cho thấy hành động tạo tác hay pháp môn không làm ta giải thoát mà chỉ có chuyển một cách nhìn là đất trời xoay chuyển. <p>

Từ câu nói của thầy con nhớ đến lời của Lục Tổ Huệ Năng. Người dạy người tu là luôn tự xét lỗi mình, không thấy lỗi người. Vì pháp vốn là sự vận hành hoàn hảo của nhân quả. Việc của ta chỉ là tự điều chỉnh để hòa cùng pháp đang là. Sư phụ con cũng từng nói, cuộc sống vốn nó không có vấn đề, mà mình tự đặt vấn đề là sai, rồi lại tìm cách giải quyết vấn đề là sai chồng thêm sai. Các bậc đạt đạo thì sống không vấn đề, không mục đích, không mong cầu. Như hoa nở thì nở tự nhiên thôi, không có lý do gì hết. Và chỉ khi mình đắc quả A La Hán mới tạm tin mình thôi. Giờ đây qua lời dạy của thầy, kết nối lại con thấy mình sáng tỏ hơn. <p>

Nhân đây con xin có 1 câu hỏi ạ. Trong một bài pháp thầy có dẫn chứng quá trình tiến hóa tâm linh của mọi loài như một quả ổi non, trải qua thời gian sẽ chín dần. Đó là quy luật tự nhiên. Nếu như vậy, đối với những người không theo đức tin nào cả, không biết đến đạo Phật, đạo Chúa... thì có phải cuối cùng theo quy luật tự nhiên, tức sau khi trải qua sướng khổ để học đủ những điều cần học họ cũng sẽ được giác ngộ, giải thoát không? Và nếu như vậy thì sao kinh Phật lại bảo rằng chúng sanh từ vô thỉ đã trôi lăn trong lục đạo luân hồi, lên lên xuống xuống, không tự mình thoát ra được cái vòng luẩn quẩn đó ạ?<p>

Câu hỏi thứ 2 liên quan đến lời thầy dạy: Khi tự thấy mình sai tức là đúng, còn khi muốn mình đúng hay thấy mình đúng là sai. Thiết nghĩ đây cũng là một con đường không con đường, một pháp môn không pháp môn nhưng "cái tự thấy" này ở mỗi người mỗi khác. Đối với một người không giữ giới, sống chỉ biết cho bản thân thì khó thể áp dụng cách nhìn này. Nói cách khác là người không giữ 5 giới, vị kỷ là còn tạp niệm thì khó thể qua vô niệm được. Mà cần phải qua một bước trung gian là nhất niệm, tức là đạt đến một mức độ định tượng đối mới bắt đầu quán thì cái quán ấy mới theo chiều hướng giải thoát được. Con xin thầy cho con thêm ý kiến về điều này ạ.<p>

Con xin thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-03-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy! <p>
Con có một người chị đang muốn học về thiền. Con muốn gợi ý cho chị đến với pháp hành thiền tuệ nhưng có vẻ như chị con đang muốn học thiền của Pháp Luân Công. Con xin hỏi Thầy thiền của Pháp Luân Công là loại thiền gì, và Pháp Luân Công có thuộc Phật giáo hay không? Mong Thầy hoan hỉ chỉ bày cho con được biết. Con rất cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »