Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 20-08-2013
Câu hỏi:
Con kính chào thầy ạ. Thưa thầy, thầy có thể giải thích cho con về chữ sắc trong ngũ uẩn không ạ? Có phải là sắc trong ngũ uẩn không đơn giản chỉ là những hình ảnh bên ngoài mà con nhìn thấy, khi con nhắm mắt lại cũng có xuất hiện những hình ảnh trong ý nghĩ. Những hình ảnh này có thuộc sắc trong ngũ uẩn không thầy? Con xin cám ơn thầy ạ.
Ngày gửi: 20-08-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
Con có một nỗi sợ là "sợ bị người khác xem thường". Có lúc nó rõ ràng, có lúc nó không rõ ràng nhưng nó vẫn thường trực, âm thầm khiến con nói và làm theo xu hướng để người khác không xem thường. Như vậy là sao thưa thầy? Làm sao bỏ đi sự sợ hãi này, vì nó làm con bất an, và phải làm cái này, cái nọ...
Ngày gửi: 20-08-2013
Câu hỏi:
Thưa Thầy, theo dõi cử chỉ của mình, điều này có phải là có chủ tâm theo dõi phải không Thầy?
Thật sự con đang bâng khuâng và chưa hiểu xin Thầy giúp con hiểu rõ hơn. <p>
Ví dụ: <p>
- Khi đi thì thấy đang đi (dù đi nhanh hay chậm).<p>
- Khi đi thì có tác ý theo dõi từng bước chân đi nhẹ nhàng...
Ngày gửi: 19-08-2013
Câu hỏi:
Con xin kính đảnh lễ thầy! <p>
Con xin tri ân thầy vì nhờ thầy mà giờ đây con không còn sợ chết nữa. Thì ra lâu nay tự con gán ghép cho “thân” là đang sống nên mới sợ đến lúc nào đó nó phải chết, chẳng ngờ đâu khi con quan sát thân thì nhận ra lâu nay nó đâu có “trình bày” với con là nó đang sống, đang chết hay gì gì đâu, tất cả là do con tự đặt ra cho nó rồi tự... sợ. Hi! Con cũng không ngờ rằng lâu nay tất cả mọi thứ đều do con tự áp đặt lên chứ bản thân sự vật chưa từng “trình bày” điều gì cả. Giờ đây con đã hiểu Phật Pháp thật là đơn giản chứ không siêu huyền như bao nhiêu năm con vẫn nghĩ! <p>
Con xin chúc thầy luôn khỏe mạnh để có thể dạy chánh pháp cho mọi người!
Ngày gửi: 19-08-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Hiện nay Đại tạng Kinh có thể nghe MP3 trên mạng (như trang tusachphathoc.com). Kính xin Thầy chỉ dạy trình tự nghe Bộ Kinh nào trước, Bộ nào sau để có hiệu quả nhất. Vì hàng ngày con mất nhiều giờ ngồi xe đi làm, nên thay vì đọc Kinh, con nghĩ có thể nghe MP3. <p>
Kính xin Thầy Chỉ dạy.
Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 19-08-2013
Câu hỏi:
Thưa thầy, xin thầy chỉ dạy cho con pháp môn niệm Phật như thế nào cho đúng, để con có thể thực tập hàng ngày. Mong thầy chỉ dạy cho con được thấy. Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 19-08-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Thưa Thầy cho con hỏi, ví dụ con đang có cảm giác khó chịu giận dữ, nhưng con vẫn phải làm việc khác, vậy trong lúc đang làm việc, thì thực tại lúc đó là gì: công việc đang làm hay là cảm giác bực bội khó chịu (vì cảm giác này chưa được giải quyết xong)? Kính xin Thầy giải đáp. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 18-08-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, con có một vấn đề xin thầy chỉ dạy! <p>
Lúc vô sự thì: trở về + trọn vẹn + trong sáng, tâm rỗng lặng thấy biết thân, thọ, tâm, pháp. Nhưng khi hữu sự thì phải ứng ra, lúc ứng ra đó thì không còn trong sáng nữa? Và thấy biết cũng bị che? Vậy là không còn tỉnh giác? Tâm lúc này chỉ "chầm hâm" vào đối tượng! "Thận trọng, chú tâm, quan sát" lúc này tập trung hết trên đối tượng? Thật khó diễn tả bằng ngôn từ, con xin đưa ví dụ cụ thể. <p>
Ví dụ: Khi đọc một bài diễn văn, hay một bức thư của ai đó gửi đến (tức là hữu sự), lúc đó mắt vẫn thấy lá thư, nhưng tâm phải khởi lên để xử lý chuyển hình ảnh những con chữ mà mắt thấy đó thành thông tin, rồi đọc lên... thành một quá trình phải xử lý nên tâm không còn rỗng lặng trong sáng nữa. Người đọc bây giờ buộc phải "chú tâm", tập trung thì mới xử lý thông tin được! Như vậy "thận trọng, chú tâm, quan sát" chỉ có thể thấy biết mình trước khi đọc thư, còn trong quá trình đọc thư thì tâm đã tập trung xử lý rồi! Sau khi đọc xong thư thì tâm mới có thể trở về vô sự. Không như sự việc đơn giản là làm vệ sinh buổi sáng, vì việc này làm đi làm lại hằng ngày thành phản xạ nên chỉ cần chú tâm quan sát sẽ thấy biết từng hành động một lần lượt diễn ra tự nhiên trong hiện tại! <p>
Ơn Thầy to lớn, chúc thầy mạnh khỏe!
Ngày gửi: 18-08-2013
Câu hỏi:
Kính Thưa Sư, con xin đảnh lễ Sư. Xin Sư chỉ dùm con phóng dật ra sao và xin cho con thí dụ để con hành. Con cám ơn Sư.
Ngày gửi: 18-08-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, xin thầy cho con được trình pháp.<p>
Con là người dễ bị ngoại cảnh chi phối và nhiều xung động chi phối. Qua quá trình quan sát con thấy việc con bị chi phối như vậy là do khi làm việc con chưa trọn vẹn, hết lòng và thấu đáo với công việc, nên những điều đó tạo thành xung động và cứ thỉnh thoảng lại trồi lên trong suy nghĩ rồi bị cuốn theo, rồi lại bị một việc khác tiếp đến, rồi lại bị cuốn theo... <p>
Con muốn hỏi thầy là trong những hoàn cảnh như vậy mình nên làm gì ạ? Con khó trở lại được với thân tâm vì chỉ một thời gian ngắn thôi con sẽ bị cuốn theo những miên man đó! <p>
Xin thầy chỉ bày giúp con. Con cảm ơn thầy. Con kính chúc thầy được mạnh khoẻ và an lạc!