Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 30-04-2013
Câu hỏi:
Thưa thầy, con có một thắc mắc này xin được hỏi thầy ạ. Gần đây con đang vướng phải một điều phiền muộn mà không biết giải quyết thế nào, nhớ lời thầy dạy nên mỗi khi phiền muộn nổi lên con lại thận trọng quan sát quá trình sinh diệt của nó, và cũng có hiệu quả. Thế nhưng được một thời gian là phiền muộn lại nổi lên, con nghi ngờ mình đã làm sai, đã cho cái ta lý trí vào suy ngẫm và dồn nén phiền muộn chứ chưa phải thấy nó như là nên mới xảy ra tình huống này. Vì vậy, con mong thầy có thể chỉ cho con có cách nào để con có thể biết được là mình đang thận trọng quan sát đúng cách không hả thầy, và nếu con đang làm sai thì phải nên sửa thế nào cho phải ạ?
Ngày gửi: 30-04-2013
Câu hỏi:
Thưa thầy, con có niềm tin vào Phật pháp, nhưng không biết học từ đâu cho đúng quy cách. Mong thầy chỉ điểm cho con nên học gì trước tiên, con được một anh giới thiệu vào diễn đàn này, nếu có gì không phải mong thầy nhắc nhở để con sửa sai.
Ngày gửi: 30-04-2013
Câu hỏi:
Kính Thầy!
Một bạn đạo chia sẻ rằng Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ là một hình tượng ẩn dụ trong pháp môn của nhà Phật, nhưng qua nhiều trải nghiệm trong cuộc đời của riêng bản thân con thì cứ mỗi lần gặp khổ nạn đến mức tự thân không có cách thoát khổ thì hễ cầu Bồ Tát cứu khổ là được những người hoàn toàn xa lạ đột ngột xuất hiện cứu giúp, và cứ sau mỗi lần như thế năng lượng từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm càng hiện rõ trong cảm nhận của con. Vậy xin Thầy phân tích hộ sự khác biệt giữa ranh giới của niềm tin thấy biết và suy diễn của tư duy. Theo cách nhận biết của Thầy thì Bồ Tát Quán Thế Âm trong kinh nhà Phật là nhân vật có thật trong quá khứ hay chỉ là một hình tượng ẩn dụ về Tâm Từ Bi của nhà Phật ạ?
Ngày gửi: 30-04-2013
Câu hỏi:
Thưa thầy, con vừa học xong khoá thiền Minh Sát (10 ngày) do thầy Goenka dạy. Sau khi về nhà mỗi tối con thiền 1 tiếng, đến nay đã được 3 tuần. Trong đầu con lúc nào cũng có cảm giác như lúc đang thiền (mạch đập, căng kéo, và nhiều cảm giác mạnh khác). Những lúc con tập trung làm việc gì đó (định), cảm giác ấy càng mạnh. Con xin thầy giải thích giùm. Điều đó có bình thường hay không? Khi nào con mới hết cảm giác khó chịu này?
Ngày gửi: 30-04-2013
Câu hỏi:
Thưa thầy, gần đây thầy có viết "Chỉ có đau khổ thật sự thì mới là liều thuốc chữa trị được thói quen của lòng tham ái." Con đọc câu này thấy thấm thía nhưng lúc sau lại chợt nhớ đến mục tiêu của Đạo Phật, của sự tu tập là để thoát khổ. Vậy có gì mâu thuẫn ở đây không thưa thầy, khi mà chúng ta cố gắng diệt trừ tham ái để thoát khổ, nhưng chịu khổ - như thầy nói - lại là liều thuốc để chữa trị lòng tham ái?
Ngày gửi: 29-04-2013
Câu hỏi:
Kính bạch sư, tối qua con vừa xong công việc. Thấy hơi mệt nhưng chưa buồn ngủ nên con lấy cái gối ngồi buông xả thư giãn tự nhiên. Để cho thân, tâm hoạt động tự nhiên, con chỉ "thấy" một cách đơn thuần. Bỗng nhiên một lát con rơi vào trạng thái mà con chưa từng trải nghiệm qua, con không biết dùng từ sao cho đúng. Đầu tiên là những cảm giác trên thân hơi khác lạ, sau đó toàn thể cứ rộng dần ra cho đến khi có cảm giác như xung quanh không còn giới hạn nào, rồi cái thân đang ngồi kết lại giống như 1 khối đồng nhất, nhưng tâm vẫn sáng suốt, yên lặng thấy biết rõ trong, ngoài. <p>
Sau khi con ra khỏi trạng thái ấy và nằm nghỉ thì thấy cái tâm chỉ "biết" trong thân thôi, con thấy hơi "lạ" và tác ý suy nghĩ thử về công việc xem nhưng cũng không được, vừa khởi tâm nghĩ thì liền yên lặng. Sau đó con quan sát thấy tâm cứ vừa khởi lên thì lại rơi vào yên lặng (và nó chỉ có ý thức rõ về thân khi ấy thôi), sau đó một lúc thì trở lại bình thường. Con xin trình trải nghiệm vừa trải qua. Kính ơn Sư!
Ngày gửi: 29-04-2013
Câu hỏi:
Thành kính đảnh lễ Thầy! <p>
Ngày mai Thầy đi Mỹ, con xin kính dâng Thầy vài lời vấn an:<p>
Đường xa vạn dặm <p>
Chúc Thầy bình an<p>
Chánh Pháp lan truyền<p>
Thuận duyên bi mẫn!<p>
Kính,
con.
Ngày gửi: 29-04-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Hôm nay con lại xin phép được hỏi Thầy, xin Thầy hoan hỷ giúp con.<p>
Con có một người thân đã xuất gia từ lâu bên Đại thừa, nay có người hướng dẫn chuyển sang chùa Nguyên Thủy để tu. Người thân con đã nghe theo, nhưng sau khi đi khỏi chùa cũ thì không gặp thuận lợi trong việc tu hành, hay ốm đau, mất nhiều năng lượng, đuối sức không đi nổi. Khi quay lại chùa cũ thì bị trách móc và không được ở lại nữa.<p>
Thưa Thầy, như vậy có phải bị Tổ phạt không ạ, có phải bị một số vong theo phá không? Con xin Thầy giải thích và giúp chúng con hiểu đúng sai chỗ nào để kịp thời chỉnh sửa ạ. Con thành kính tri ân Thầy.
Ngày gửi: 27-04-2013
Câu hỏi:
Con kính chào Thầy. <p>
Con xin đảnh lễ Thầy với lòng biết ơn vô hạn. Thời gian ở Hà Nội trôi qua thật mau phải không Thầy! Do công việc mà con không đến dự tất cả các buổi giảng của Thầy tại Hà Nội, nhưng thông qua những lần gặp Thầy, Pháp thoại và mục Hỏi đáp mà con đã thấm nhuần giáo pháp của Thầy. Con cứ từng bước thực hành, chiêm nghiệm và rút ra các bài học cho mình. Càng ngày con càng thấy bình an hơn và quan trọng là con thấy mình nhiều hơn. Con cũng thật xúc động khi Thầy chia sẻ rằng, Thầy vui vì thấy Phật tử Hà Nội đã phần nào thấm nhuần đạo pháp.<p>
Thành kính tri ân Thầy. <p>
Ngày gửi: 27-04-2013
Câu hỏi:
Thưa thầy, thực con không thấy ai xấu ác cả. Con chỉ thấy con người ai cũng có cái khổ, ai cũng có điều làm họ rơi lệ. Đó chính là vì sao con không phân biệt. Cũng như con không phân biệt nghiệp tốt hay xấu. Nghiệp là nghiệp. Khi không còn nghiệp thì là không. Người làm nghiệp gì thì sẽ gặp những tương ứng. Tất nhiên, ở đây không phải nói rằng thôi thế thì tha hồ tạo nghiệp, vì không có sự phân biệt. <p>
Cũng như thầy nói lẽ thật như là, nhìn thấy đó là nghiệp nhưng không cài thêm phân loại, mà vẫn biết 1 cách rõ ràng.