Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 04-04-2012
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, thầy dạy rằng Thiền là dễ nhất vì khỏi cần làm gì cả. Tuy nhiên con nhận thấy là tham sân si hầu như luôn có mặt (đối với người chưa giác ngộ) một cách tự động trong khi hầu như mọi người đều không muốn mình như vậy. Và thực tế là mình phải do something để tham sân si đừng dẫn dắt mình đi tạo nghiệp. Thí dụ khi mình sân, lực của sân rất mạnh, hầu như mình phải cố gắng rất nhiều mới có thể không trút cơn giận của mình ra. Như vậy đâu thể nói thiền là không cần làm gì hết.<p>
Ngoài ra, xin thầy giải thích nếu bản chất của tâm là trong sáng hồn nhiên thì làm sao ở đâu có tham sân si sinh ra. <p>
Con xin thầy chỉ dạy.
Ngày gửi: 03-04-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, xin Thầy cho phép con hỏi thêm để được thông suốt hơn cho thắc mắc về Pháp hiểu theo nghĩa "bản sao." Thầy dạy là khi chúng "được ghi vào Bhavanga thì nó đã trở thành những ý tượng có tính chất riêng theo sự vận hành của nó".
Nhưng khi những Pháp "bản sao" đó tái hiện lên thì mình có nên để cho chúng "tự vận hành" không? Hay mình phải làm gì?
Con xin thành thật cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 03-04-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy, con không biết tìm ở đâu bộ giới luật chi tiết của tỳ kheo, sa-di. Xin thầy chỉ cho con nơi có thể đọc được chúng.<p>
Thưa thầy, trong định có tuệ là gì, trong tuệ có định là gì. Một người chỉ tu thiền định, chỉ tu thiền tuệ thì trong trạng thái thiền có gì khác với trong định có tuệ, trong tuệ có định?
Ngày gửi: 03-04-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, trong bài giảng Ngày 2A của khóa 6, hình như Thầy có giảng: Pháp là những "bản sao" của trần cảnh được thu nhận qua căn và thức vào trong Bhavanga. Như vậy thì những Pháp ấy là không thực, thì mình có thể để cho "Pháp tự vận hành" được không?
Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ cho con chỗ con chưa hiểu rõ. Con cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 03-04-2012
Câu hỏi:
Dạ thưa thầy, nhân cơ hội thầy chia sẻ về trải nghiệm của những cơn đau, con có một trải nghiệm nhỏ. Cách đây khoảng 2 năm về trước, con thường hay bị đau bụng, chứng đau này đã thành mãn tính và hầu như con không còn đáp ứng với thuốc giảm đau nữa, và lúc đó con đành chấp nhận cơn đau một một cách hoàn toàn mà không chống đối, và con nhận ra thật sự cơn đau nó hoạt động có tính chu kì của nó nếu mình hiểu được, mình sẽ không phụ thuộc vào cơn đau nữa. Con nhận ra nó thường đau đỉnh điểm vào bữa trưa khi trời nóng bức, giảm dần vào buổi chiều tối, rồi con nhận ra khi mình vôi vàng nóng nảy bực tức với ai đó hay với chính cơn đau khi cơn đau tăng lên một cách khủng khiếp mà đôi khi không chịu nổi, và cơn đau giảm đi khi mình thực sự thư giãn thoải mái. Và con nhận ra rằng cơn đau khi đạt đỉnh của nó tự động nó giảm xuống. Và sau này con tự nhiên cảm thấy thích cơn đau khi nó khởi phát thầy ạ, vì chính những ngày đó con cảm giác mình trong sáng lạ lắm.<p>
Sau này con có đọc một số tài liệu về sinh lý của cơn đau, khoa học đã chứng minh rằng khi có một cơn đau, thì hệ thống thần kinh trung ương tiêt ra một chất có tác dụng giảm đau là endorphine (endo= endorenous - nội sinh, orphine= morphine) còn gọi là morphine nội sinh không gây nghiện vì sau khi giảm đau chúng được phân hủy rất nhanh. Và người ta cũng đã chứng minh rằng khi trạng thái tâm lý thoải mái thư giãn thì chất endopholine tiết ra rất mạnh giúp giảm cơn đau hiệu quả. Và sau khoảng một năm con quan sát và làm bạn với cơn đau bụng thì bây giờ giảm hẳn không còn đau nữa thầy ạ. Đúng là pháp là tự nhiên và khi học thiền với thầy rồi con càng cảm thấy sự hoàn hảo của pháp như thầy đã dạy cho chúng con. Con kính chúc thầy mạnh khỏe.
Ngày gửi: 03-04-2012
Câu hỏi:
Hồi hướng:<p>
Kính thầy, câu hỏi vừa rồi của con không chính xác lắm. Con xin hỏi lại là, khi mình có ý định ngồi thiền để hồi hướng thì sao? Có rơi vào sự mong cầu không? Kính mong thầy chỉ dạy. <p>
Con kính chào thầy.
Ngày gửi: 03-04-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, Con xin hỏi thêm về vấn đề Chân đế và Tục Đế mà 1 bạn đã nêu lên, 02-04-2012, rằng ta không thể tìm chân đế ngoài tục đế.<p>
Thưa Thầy con cũng nghe một số thầy khác dạy rằng ta nhờ nhìn qua sóng (tục đế) mà thấy được nước (chân đế), và nếu ta bỏ sóng (tục đế) thì ta cũng mất luôn nước (chân đế).<p>
Kính xin thầy hoan hỷ chỉ dạy và soi sáng thêm cho con được hiểu về điểm này. Thành thật cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 02-04-2012
Câu hỏi:
Thưa Thầy con muốn đến thăm vườn thiền Viên Không nhưng không biết phải đi như thế nào. Mong Thầy hướng dẩn giúp con.
Ngày gửi: 02-04-2012
Câu hỏi:
Con kính chúc Thầy vạn an. Xin Thầy dạy dùm con cách điều phục hơi thở. Mỗi lần con định tâm theo dõi hơi thở ra, vô thì con rất mệt, như người bị bịnh tim vậy. Hằng ngày con phải giao tiếp nhiều nên tối đến con muốn ngồi thiền nhưng thở một lúc là mệt không tiếp tục đuợc. Kính mong Thầy dạy dùm con phải làm thế nào. Con cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 02-04-2012
Câu hỏi:
Kính Bạch sư, con nghe qua bài giảng có nói về sự trải nghiệm của sư và thầy Thông Bác qua những cơn đau thật thú vị. Con chợt nhớ có 1 kỳ con không hiểu sao sáng ra hàm răng con nó đau quá, cơn đau làm con bấn loạn, thay vì phải đi mua thuốc uống thì con lại nhờ người nhà lấy giúp con cái ghế dựa, và con nhắm mắt, buông xả thân tâm và nhìn vào cơn đau một cách lặng lẽ và không ngờ sau chừng nửa giờ cơn đau hoàn toàn biến mất và thay vào đó là con thấy sự "vận hành" của cơn đau giống như từng cơn sóng liên tục, liên tục (hoàn toàn vắng bóng cảm giác đau), cho đến khi con thấy lạ quá ngồi dậy và lạ thay cơn đau mới vùa nãy biến đâu mất rồi và cho đến giờ con cũng không giải thích nổi. Con mong sư chia sẻ. Kính ơn sư!