Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 21-03-2012
Câu hỏi:
Thầy ơi cho con hỏi: gần đây con có đọc thông tin trên mạng về một loại giấc mơ gọi là Lucid Dream. Trong giấc mơ này người ta có thể làm chủ mọi thứ như bay, nhảy phụ thuộc vào ý nghĩ của mình. Và trên mạng cũng có rất nhiều cách hướng dẫn để thực hiện nó. Xin Thầy cho con hỏi rằng loại giấc mơ này có giống như một loại Thiền Định nào đó không? Khi thực hiện nó có tác hại gì không vì có một số bạn trẻ thực hiện thì không thấy được như những gì mình muốn mà chỉ thấy những thứ ghê rợn (ma,quỷ) và khi muốn thoát ra thì rất khó và có cảm giác như bóng đè. Vậy đây có phải cũng gọi là một cách để xuất hồn hay không? Mong Thầy trả lời cho con hiểu rõ. Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 21-03-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
1) Nhiều lúc con ngồi Thiền với tâm biết oai nghi ngồi hoặc đôi khi con chánh niệm trọn vẹn trong đời thường, con có cảm giác là thân tâm con đang thực sự trọn vẹn với trạng thái hiện tại con đang là. Lúc đó con biết rõ như vậy. Tất nhiên trạng thái chánh niệm trọn vẹn như vậy chỉ thỉnh thoảng con mới có được. Và khi đó con mới hiểu được sự an lạc của "hiện tại lạc trú". Con xin hỏi Thầy như vậy có đúng không ạ? <p>
2) Có những lúc con suy nghĩ là: giây phút hiện tại mới là quan trọng nhất. Mục đích giữ giới tốt, làm phước, cúng dường v.v... là cũng để có Tâm xả, an lạc, giải thoát trong giây phút hiện tại, chứ không phải để được hưởng phước trong kiếp sau hay để được tái sinh nơi nhàn cảnh, hoặc nếu có thì đó chỉ là hệ quả đương nhiên, không cần phải quan tâm lắm. Vì cái QUẢ "tốt" hay "xấu" mà Thân Tâm đang nhận đây, mình cũng không biết do "công" của chúng sinh Nguyễn Văn A nào đó trong các kiếp quá khứ đã tạo ra. Và tương tự như vậy đối với cái NHÂN mà mình đang gây ra trong kiếp này sẽ tạo QUẢ cho chúng sinh Nguyễn Văn B nào đó hưởng trong kiếp vị lai. Mặc dù Thần thức của A, của mình và Của B là "một" nhưng lại không biết nhau, không biết "công-tội" của nhau. Cho nên con nghĩ rằng mình sống đúng tốt, tuỳ duyên thuận pháp vô ngã vị tha là để an lạc, giải thoát ngay trong giây phút hiện tại, ngay trong đời này. Con nghĩ như vậy có rơi vào Đoạn kiến không, hay là các bậc giác ngộ thì biết rõ TÂM của mình trong các kiếp quá khứ, hiện tại và vị lai. Kính thưa Thầy minh giải. <p>
Con thành kinh cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 21-03-2012
Câu hỏi:
Con kính bạch Sư!
Con nghe mọi người nói khi trong dòng họ có được một người con đi xuất gia, trở thành một người tu sĩ chân chính thì cả dòng họ đó được rất nhiều phước đức. Tại sao lại như vậy thưa Sư? Có đúng không thưa Sư?
Sư ơi, con rất muốn xuất gia!
Ngày gửi: 21-03-2012
Câu hỏi:
Bạch thầy, trong khóa thiền thứ 9, thầy có nói phải lắng sâu trong pháp để thấy pháp, con nghĩ ý của thầy là phải buông tất cả ý niệm, nhìn thẳng vào thực tánh pháp phải không ạ? Trong sinh hoạt hàng ngày, khi quan sát có khi con thấy có tâm quan sát và đối tượng quan sát, nhưng có khi con chỉ thấy hoạt động của thân đang diễn ra lúc đó với tâm rỗng lặng, dù những lúc như vậy rất ít. Con xin hỏi thầy việc hành thiền của con như vậy có gì chưa đúng, xin thầy từ bi giảng dạy cho con. Con xin thành kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 21-03-2012
Câu hỏi:
Kính thầy, nhân nói về quy y, con kính mong thầy tóm lược các lý do vì sao phải quy y. Con cũng hiểu: "Quy y là một thái độ sống sáng suốt, định tĩnh, trong lành từng giây từng phút trong hiện tại cho đến trọn đời" như lời thầy dạy, nhưng con vẫn thấy là cũng cần làm một nghi thức để nói lên lời phát nguyện đó. Tuy vậy, con vẫn chưa thuyết phục được con trai của con. <p>
Bản thân con cũng chưa rõ lắm là có gì khác nhau không, giữa 2 Phật tử cùng ý thức tu tập nhưng một người có lầm lễ quy y và người kia thì chưa?
Kính tạ ơn thầy.
Ngày gửi: 21-03-2012
Câu hỏi:
Kính thưa thầy!
Mong thầy chỉ giúp con xem làm sao có thể vượt qua được nỗi đau của sự lừa dối, phản bội. Làm sao để bao dung để thứ tha thưa thầy. Con chỉ mong con có thể trút bỏ được sự giận dữ, tổn thương để có thể mở lòng yêu thương trở lại nhưng thật khó quá thưa thầy.
Con xin cảm tạ thầy!
Ngày gửi: 21-03-2012
Câu hỏi:
Mô Phật! Kính thưa Thầy, Thầy cho con hỏi: <p>
1. Lúc tọa thiền, ban đầu con theo dõi hơi thở, sau khi thấy vọng tưởng thưa đi con chuyển sang nhận diện vọng tưởng. Có khi con bị vọng tưởng lôi đi một đoạn (con không rõ thời gian bao lâu), nhưng cũng có lúc con thấy nó ngay từ khi nó bắt đầu xuất hiện. Mỗi lần con biết có vọng tưởng thì vọng tưởng liền mất. Rồi vọng tưởng khác lại nổi lên…, cứ thế cho đến hết buổi ngồi thiền. Kính thưa Thầy, khi con thực hành như vậy trong lúc tọa thiền có phải là con đang “quán tâm trên tâm” không? <p>
2. Cũng có lúc trong thời tọa thiền vọng tưởng nổi lên nhiều quá thì đầu con bị căng, thường khi đầu bị căng thì chân cũng bị đau nhức đến không chịu được, dù con biết là không nên tìm cách đừng cho vọng tưởng nổi lên, chỉ cần biết có vọng tưởng thôi, đồng thời chân đau thì biết là chân đau thôi không cần tìm cách tránh cái đau đó. Tuy nhiên, không biết trong vô thức khi thấy vọng tưởng nổi lên nhiều quá hoặc khi chân đau nhiều quá con có “đè” nó không, nhưng những lúc đó đầu con bị căng, thậm chí có lúc bị đau đầu. Những lúc đầu căng đồng thời với chân đau nhức như vậy nên dù chưa hết thời gian ngồi do mình đặt ra con cũng phải xả thiền. Vì, kinh nghiệm bản thân con là nếu cố chịu đựng để vượt qua cái đau ở nơi chân và căng đầu đó, thì sau khi xả thiền con bị căng thẳng lắm. <p>
Sau những thời thiền như vừa nói nếu không kiềm chế hoặc tìm cách tránh tiếp xúc với người khác thì con thường xẳng giọng với người mình tiếp xúc. Con nghĩ mình đã thực hành bị sai cái gì đó trong lúc tọa thiền, nhưng không nhận ra cái sai đó là gì. <p>
Thưa Thầy, con phải làm như thế nào cho đúng pháp?
Cúi xin Thầy từ bi chỉ dạy. Con thành kính tri ân Thầy.
Ngày gửi: 20-03-2012
Câu hỏi:
Con thưa thầy khi đã là 1 Phật tử thì phải giữ ngũ giới. Nhưng trong cuộc sống mình vẫn thờ cúng tổ tiên nên vẫn phải làm thịt gà cúng vào các ngày lễ, tết... Khi đó thì phải làm sao ạ?
Con cảm ơn thầy.!
Ngày gửi: 20-03-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Con hiểu lời dạy của Thầy và luôn sáng suốt thấy pháp đúng thực tánh là như vậy. Ban ngày con bình yên cho dù có chuyện bất như ý xảy ra nhưng nửa đêm khi bất chợt thức giấc con thấy một nỗi bất an xâm chiếm con trong lúc bất giác ấy. Con hiểu đó là hoạt động của tiềm thức tức là âm thầm con vẫn có vấn đề với chuyện xảy ra lúc ban ngày. Dĩ nhiên con hiểu rằng con nên tỉnh thức với nỗi bất an nầy thì sẽ không có khổ. Nhưng vì là lúc bất giác nên thường thì con bị nỗi khổ xâm chiếm ngay lập tức lúc vừa thức dậy và con mất ngủ. Con phải làm sao để tránh tình trạng mất ngủ như vậy? Sự thực hành của con sai ở chỗ nào? Con xin cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 20-03-2012
Câu hỏi:
Con xin cám ơn những lời dạy sâu sắt của Thầy. Con nhận thấy mình phải thực tập rất nhiều mới cảm nhận hết lời Thầy. Con xin cúi đầu đảnh lễ Thầy.