Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 07-10-2011
Câu hỏi:
Kính bạch thầy! Con là một Phật tử ở Sydney. Con đã 57 tuổi nhưng con mới biết Phật pháp và đã học thiền khoảng 3 năm nay. Con thấy mình chưa tiến bộ vì có lẽ chưa có duyên để được học với thầy. Con mơ ước được về Việt Nam (đã mua vé máy bay) để theo học thầy vào tháng 12 năm nay. Nhưng con nghe nói thầy sẽ qua Úc thời gian đó nên con hơi thất vọng. Vậy khi thầy qua Sydney làm sao con có thể gặp thầy? Con rất ngưỡng mộ thầy khi biết được trang web này. Đọc những dòng thư giải đáp thắc mắc của thầy gởi cho quý đạo hữu khác, con cảm tưởng như đó chính là lời khuyên nhủ của thầy gởi cho mình. Con thấu hiểu và cảm động vô cùng. <p>
Con kính chúc thầy thân tâm thường an lạc và có nhiều duyên lành để tiếp tục Phật sự cao cả của thầy.
Con, Thanh Tuệ.
Ngày gửi: 07-10-2011
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ thầy! Hôm qua gia đình làm lễ trai Tăng ở chùa chị con hỏi pháp nhiều quá nên con không có thời gian để hỏi. Hiện nay con chăm sóc cho mẹ, nhưng do chị con ở Pháp về nên đã đón mẹ con trở lại nhà cũ. Bây giờ mà nói về Thủ Đức ở với con là mẹ con rất sợ. Mẹ con rất sợ xa ba con, bà không thích ai chăm sóc ngoài ông. Về phần ông thì cũng rất sợ việc chăm sóc bà. Ông chỉ dám than khổ với con thôi, bởi vì mọi người trong nhà ai cũng cho rằng việc chăm sóc cho bà là của ông.<p>
Thầy ơi, bản chất bất toại nguyện luôn thể hiện mỗi lúc mỗi nơi. Có được cái này thì phải chịu mất cái kia. Đến đây là con bị kẹt rồi, một mình con không thể nào chịu nổi áp lực từ phía anh chị em con cháu dòng họ trong nhà. Tất cả nguyền rủa con làm chuyện bất nhân bất nghĩa, chia rẽ vợ chồng (cha mẹ con) là tạo tội ác. Ngay mẹ con cũng trách móc con. Phần con con có tâm nguyện là vừa chăm sóc được mẹ, vừa đỡ đần cho cha nên mới xin đưa mẹ về nhà mình để làm tròn chữ hiếu, như vậy sao gọi là tội ác chia rẻ cha mẹ được? Vì con thương cha mẹ già thui thủi chăm sóc nhau, với lại ông cũng không thể chăm sóc tốt cho bà bằng con gái lo cho mẹ được. Việc con chăm sóc cho mẹ chỉ có mình ông vui. Như vậy con phải làm sao bây giờ? Con cúi xin thầy một lời khuyên. Thành kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 06-10-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, khi con duy trì một cảm thọ dễ chịu như con nghĩ về cha, mẹ, thầy tổ hay những người con thương và thương con, cảm thọ đó rất dễ chịu, hạnh phúc giống như khi mình đang yêu thì có gì sai trái không ạ? Có phải là ái không ạ?
Con kính tri ân Thầy và kính chúc Thầy luôn được khỏe ạ.
Ngày gửi: 06-10-2011
Câu hỏi:
Dạ Thưa thầy, con muốn hỏi lễ dâng y có nghĩa là gì và được tổ chức vào ngày nào?
Ngày gửi: 06-10-2011
Câu hỏi:
Con thưa Thầy! Hôm nay trong quan sát cái nghe, nghe tiếng người nói, con thấy có 2 cái nó tách riêng nhau ra:<p>
1/ Cái nghe (nhĩ thức) nghe thấy cái âm thanh một cách rành mạch rõ ràng theo từng cường độ to nhỏ khác nhau; chỉ vậy thôi.<p>
2/ Cái hiểu ngôn từ được dùng (ý thức). Nó chỉ là ngôn từ được dùng để diễn tả/ nói về cái/ điều gì đó. Vậy thôi! Tâm con nó cũng không rung động nhiều như trước.<p>
Sự quan sát của con như vậy có gì sai/đúng không, thưa Thầy? Con cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 06-10-2011
Câu hỏi:
Thưa thầy cho con hỏi ạ!<p>
1) Thưa thầy con thấy được khi có một cảm thọ dễ chịu thì có một ý niệm thỏa mãn với nó và mong giữ nó lại, còn khi có một cảm thọ khó chịu thi mình muốn đẩy nó ra hay tránh nó đi. Thầy dạy buông cái ngã đi có phải là buông cái ý niệm mong muốn giữ lại hay tránh né đó không ạ? Và thiền là biết như thật từng cảm thọ, ý niệm, hành động của mình, nó như thế nào thì biết như vậy (nếu thấy có ý niệm mong muốn thủ xả, thì biết có ý niệm đó, thế thôi, phải không ạ?<p>
2) Thưa thầy khi ngồi không làm gì thì thân tâm thế nào biết như vậy, còn khi làm việc gì thì phải để tâm vào việc đó, biết rõ việc mình làm, không để ý đến niệm khởi, phải không ạ? Vì khi con để ý đến niệm khởi thì dễ bị tán tâm. Ví dụ như khi con rửa bát mà cứ để ý đến niệm khởi (niệm tâm) thì làm sao rửa bát cho trọn vẹn được?<p>
3) Thưa thầy khi tu một thời gian tâm mình thanh thản, nhẹ nhàng hơn nhưng khi đó có những nỗi sợ hãi, buồn phiền xuất hiện, những ý niệm mình sợ nó đến (có thể là những nỗi sợ ngày xưa của con) lúc đó con chỉ quan sát biết nó hay phải tìm nguyên nhân của nó ạ? (những ý niệm cảm thọ bình thường thì mình dễ dàng quan sát nó nhưng nếu đó là nỗi sợ hãi sâu kín của mình thì thật không dễ ạ)<p>
Thưa thầy có phải mình cứ tinh tấn chánh niệm tỉnh giác. Đến lúc giác niệm mạnh rồi thì có sự xáo trộn nào trong tâm, hay có lo lắng gì mình chỉ cần nhìn nó là biết ngay nguyên nhân của nó phải không ạ? Xin thầy cho con lời khuyên, con xin cảm ơn Thầy ạ!
Ngày gửi: 06-10-2011
Câu hỏi:
Thưa thầy, con xin thành kính tri ân thầy. Con rất vui khi nhận được những lời dạy đầy thâm tình của thầy. Nhưng con vẫn còn thắc mắc một điều là, thầy nói: "Con tu như vậy là theo trường phải niệm tâm", nhưng sat-na sinh diệt liên tục trong tâm con chỉ xuất hiện nhất thời ở từng khoảnh khắc. Vậy con phải tiếp tục làm như thế nào nữa ạ?
Ngày gửi: 05-10-2011
Câu hỏi:
Con thành tâm kính đảnh lễ Thầy!
Kính bạch Thầy!
Con là Tăng sĩ Bắc Tông, sau khi tiếp xúc những lời dạy của Thầy con suy ngẫm nhiều và có sự thay đổi. Con ít cầu nguyện, và không trì chú như trước kia. Con không tọa thiền nhiều, chỉ tĩnh tọa khi nào thấy tiện. Con không đặt ra những mục tiêu hay tiêu chuẩn nào cho mình, chỉ nỗ lực làm tốt công việc đang làm... Như vậy con đúng không bạch Thầy?
Chung quanh con nhiều người tu Tịnh Độ mong được vãng sanh Cực Lạc. Các vị ấy rất hiền và con thật sự kính trọng. Những băng dĩa, những câu chuyện mầu nhiệm của hiện tượng vãng sanh thường được bàn đến trong câu chuyện ở đây. Con thấy mình dường như lạ với những gì mình đang theo. Con tin Phật lắm nhưng sao con không thiết tha cầu sanh Tịnh Độ. Tự nhiên như vậy, ngay cả khi con khuyên người khác tin Cực Lạc! Con tự mâu thuẫn rất nhiều. Con kính mong Thầy dạy cho con biết con nên làm sao. Con thành tâm tri ân Thầy!
Ngày gửi: 05-10-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Chủ nhật ngày 09/10 /2011 này vào buổi sáng con lên chùa để thỉnh Phật về thờ. Sau khi con thỉnh xong xin nhờ Thầy chú nguyện giùm con và con mang về luôn được không ạ, vì trong tâm của con lúc nào cũng muốn mang đến cho gia đình mình một sự bình an, Phật đó chính do - mặc dù con chỉ là người mới theo Phật Giáo Nguyên Thủy nhưng con được nghe về đức độ của Thầy từ người bạn đang công tác trong ban Phật Giáo nên con muốn tượng Phật đó chính do Thầy chú nguyện giùm con để con mang đức độ của Thầy về làm hồng phúc cho con. Con xin Thầy hiểu cho tấm lòng của con và giúp đỡ để con được thỏa mãn tâm nguyện đó.
Ngày gửi: 05-10-2011
Câu hỏi:
Dạ, thiền không phải là mục đích, càng không phải là nơi để trú ẩn hay tránh né thực tại, thiền đơn giản là "hành trang hữu ích" để "đi trên con đường tinh tấn". Lúc xưa con nghĩ tu là để chứng đắc, để đạt ngộ hay giải thoát, giờ con hiểu thì ra dù có mang cái tên nào đi nữa thì những điều đấy cũng là tầm cầu, vọng tưởng của cái tôi bản ngã. Còn mục đích, còn lý tưởng là còn đầy tham ái của thân tâm này.<p>
Vượt qua, vượt qua, tới lúc không còn nghĩ tới vượt qua nữa, không còn bờ này bến nọ nữa, ấy mới là vượt qua.<p>
Dạ con mong sớm được tham học khóa thiền sắp tới.
Dạ đa tạ Thầy.