loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-01-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Ông. Chúc Sư Ông sức khỏe ạ.
Con đang gặp trở ngại trong việc sáng suốt biết mình.
1) Tâm tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác là tâm thấy biết thân thọ tâm pháp như nó đang là. Lúc đó không có khởi ý niệm, ý nghĩ, suy nghĩ, ý muốn. Và cũng không có bất kỳ "hình ảnh" mà mình đã (thấy, nghe, biết, ngửi, nếm...) hay là hình ảnh mà mình tưởng tượng sẽ (thấy, nghe, biết...). Tâm trong sáng thì giống như đứa trẻ không có lý trí, thấy cảnh vật nó sao thì nó như vậy hoàn toàn không có ý thức, lý trí, không khái niệm, ngôn từ thì tự nhiên sẽ thấy thân thọ tâm pháp đang là và ngược lại, khi thấy mình đang là thì sẽ thấy cảnh vật như nó đang là. Con hiểu và thấy như vậy có gì sai xin Sư Ông chỉ cho con.
2) Khi con bị lệ thuộc vào trí tuệ của Sư Ông hay một vị nào đó thì tâm con khởi lên hoài nghi, phân vân,do dự với sự thấy, biết nơi con và con bị nó che lấp sự sáng suốt. Mặc dù con đã thấy như vậy nhưng con vẫn chưa đủ tự tin nên buộc phải hỏi Sư Ông. Xin Sư Ông chỉ dẫn giúp con.
Con rất cảm ơn Sư Ông, nhờ Sư Ông mà con có cơ may thấy được pháp chân đế lẫn tục đế.
Kính chào Sư Ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2022

Câu hỏi:

Sự Tịch Tịnh Của Vạn Pháp.
"Khi tâm thanh tịnh, thì thấy tất cả các pháp đều thanh tịnh" câu này sao mà diệu kỳ quá ân sư. Gần đây, con đã thấy được sự tịch tịnh của vạn pháp khi tâm rỗng rang vắng bóng mọi khái niệm, tạp niệm. Dù là lúc xe chạy ầm ầm ngoài đường, dù là giữa chợ nháo nhác, con vẫn thấy rõ sự tịch tịnh của vạn pháp nhưng là lúc được lúc mất.
Xin ân sư chỉ dạy thêm cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2022

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ thầy cùng xin chào các bạn đồng đạo,
Hiện tại con đang về quê ăn Tết, ở quê người già mọi người thường xây lăng mộ trước để chuẩn bị khi có hậu sự.
Có nhiều gia đình còn xây đẹp và người còn sống thậm chí lại còn tự hào khi có trước sự chuẩn bị chu đáo, việc này về tục đế thì có vẻ tốt tuy nhiên con lại thấy điều đó làm cho người quá cố lại càng thêm dính mắc và sợ rằng khi chết sẽ khó được giải thoát khỏi ràng buộc hơn.
Việc can thiệp là rất khó khi đã là thủ tục ăn sâu vào trong suy nghĩ con chỉ hoan hỷ và mong rằng mọi người sớm nhận ra sự thật.
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2022

Câu hỏi:

Kính Thầy
Con đọc bài thơ:
Lăng xăng tra cứu nghĩa "không"
Muôn đời chẳng gặp mất công kiếm tìm
Trở về tâm trí lặng im
Bỗng nghe tiếng hót con chim gọi đàn

Con hiểu ý thầy là đừng nên dùng lý trí, tư duy tục đế để hiểu về không tính của vạn pháp. KHÔNG TÍNH này thì không thể dùng trí óc, kiến thức, tư duy tục đế mà hiểu được bởi nó vốn lìa có, không, sanh, diệt,... và lìa các khuôn khổ kiến thức vay mượn đầy chủ quan và ngã tính. Muốn tùy thuận, thấy ra KHÔNG TÍNH này thì cần phải KHÔNG TÂM tức là một nội tâm hoàn toàn rỗng lặng (định), trong sáng (tuệ). Đây cũng là ý mà thầy nói trở về tâm trí lặng im, lặng im đây chính là sự lặng im của lý trí, vọng thức, của một nội tâm đầy thành kiến chủ quan bởi kiến thức vay mượn. Không biết con hiểu như trên có đúng không thưa thầy? Rồi sau đó thầy lại nói: "bỗng nghe tiếng hót con chim gọi đàn" kính xin thầy hoan hỷ cho con hỏi câu này có nghĩa là gì.
Ngoài ra, con thường khởi tâm quán sát vạn vật được cấu thành từ nhiều nguyên nhân, là duyên sinh nên không có chủ thể, không có tự ngã, giả dối không thật tức là tánh không, từ đó lìa các tâm tham, chấp thủ đối với vạn pháp. Điều này nghe có vẻ trái với phương châm KHÔNG TÂM để thấy KHÔNG TÁNH phải không thầy? Kính xin thầy hoan hỷ cho con hỏi việc quán như thế có đúng chánh pháp và thiền quán không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Sư, con có viết email ngày 11 tháng 1 và con có kể Sư nghe 1 trải nghiệm của con vào một buổi tối. Con xin kể tiếp trải nghiệm của con. Trọn 1 ngày, 1 đêm sau đầu con vẫn còn ê ẩm và hình như là còn mở và con thấy lạnh. Buổi tối sau đó, con đang nằm trên giường như mọi lần. Niệm Phật và qui y Tam Bảo. Đêm tối con không thấy rõ và bất ngờ quá nên con chẳng biết gì, nhưng hình như có 1 người hay một 1 bóng đứng đầu giường cầm một vật gì đó, đánh ập lên đầu con như muốn đắp lại cái vòng tròn. Đánh như vậy con có thấy đau. Nhưng đâu làm gì được. Xoa xoa đầu thôi. Đầu con hết lạnh và như là được đóng lại. Đầu con còn ê ẩm mấy hôm nay.
Con không biết con cần học bài học gì với trải nghiệm này. Con chỉ biết sự việc như vậy, rồi phải ngủ, phải đi làm, phải sống mỗi ngày. Trải nghiệm này là trong quá khứ con không truy tìm vì con không biết phải truy tìm cái gì. Con sống, đi làm, hành động, giao tiếp với mọi người. Vậy đây là bài học gì vậy Sư? Con không biết Sư có nên để email này lên trang trungtamhotong hay không. Con xin Sư chỉ dẫn để con được yên tâm. Con tiếp tục nghe youtube của Sư.
Con kể Sư nghe, Sư là vị thầy dạy vỡ lòng đạo Phật cho con. Con sống bên Mỹ không ở gần chùa, thỉnh thoảng con có đi đến chùa nhưng con thật tình không có nhiều thời gian khi đến chùa. Đến chùa mua đồ chay, nói chuyện chút ít với mấy dì, mấy chị rồi đi về.
Con xin được một lần nói lên lòng biết ơn của con đối với Sư. Không từ vựng nào kể cho đúng được sự vui sướng, may mắn và niềm cảm phục của con đối với Sư. Con kính lạy Sư với lòng biết ơn của con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy,

1/ Con có bé con 4 tuổi. Môt hôm bé nói với con: "Ba ơi, con không muốn ngủ mà mơ". Chắc là bé đã vài lần mơ những điều lo sợ.
Con nói: "Không sao. Mỗi lần mơ như vậy con hãy gọi tên Ba, Ba sẽ xuất hiện ngay". Và điều này đã thật sự hiệu quả. Lúc khuyên bé như vậy, con không hề suy nghĩ gì, tự nhiên xuất ra vậy thôi.

2/ Tình cờ con thấy nhiều người share một câu đại ý là 'chuyển hóa khổ đau để hạnh phúc'.
Dạ điều này theo con là không đúng. Như mình cứ chạy xe theo cách phóng nhanh vượt ẩu, để bị tai nạn (đau khổ) rồi mới mổ xẻ băng bó (chuyển hóa). Đúng ra là phải 'xử lý' cái trước đó, tức là cái nhân của khổ, cái tạo tác, phản ứng làm nên khổ chứ. Và việc "chuyển hóa" này nếu hiệu quả thì cũng không cùng vì cứ phải làm hoài không thôi, vậy thì sao còn hạnh phúc được.
Mà thật ra, cái chuyển hóa này có phải cũng là ý muốn có chủ đích của chính mình hay không? Vậy thì hạnh phúc này sẽ là một định nghĩa riêng tư, của bản ngã?
Dạ điều này con tình cờ thấy nên 'lý luận' chút cho vui. Chứ con rất tâm đắc câu "không có hạt mưa nào rơi sai chỗ!"

3/ Khi ngồi thiền, con thấy rất rõ con đang 'an toàn' với mọi thứ bên ngoài. Con đang xây một tòa tháp cho mình.
Nhưng khi bình thường (con không biết gọi là gì), thì con thấy không có con và cái bên ngoài. Nó là cái thấy nhưng không có cái nhìn và đối tượng được nhìn. Tất cả không phải là một vì có thể chỉ ra từng thứ nhưng lại không có hề có sự ngăn cách. Từng hạt bụi, tia nắng, hơi ấm, làn gió, tiếng rắc gãy của chiếc lá, cành cây rung nhẹ... tất cả đều trọn vẹn đẹp đẽ mà không hề có sự phân chia nào.

Dạ một ngày cuối năm, con xin phép chép vài dòng chia sẻ.
Dạ con kính chào Thầy.
Con SC

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lể Sư,
Con có duyên và đã nghe pháp thoại Sư được một thời gian khoảng 6 năm. Nay con đã lập gia đình và cũng mới dọn về ở 1 căn hộ mới cùng gia đình. Con đang thỉnh 1 tượng Phật Bổn Sư nhỏ để thờ. Con xin phép Sư con được đem tượng về chùa để được chú nguyện trước khi thờ ạ.
Con xin chúc Sư Ông và quý Sư ngày mới bình an.
Con xin cám ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2022

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính Bạch Hoà Thượng.
Con kính mong Hoà Thượng chỉ dạy cho con được biết, nội dung của thuyết Thập Nhị Nhân Duyên và Bài Kinh Đại Duyên thuộc Trường Bộ Kinh (trang 511, quyển 01), có đồng nhất về tính duyên khởi không ạ? Nếu nội dung của hai bài kinh này là dị biệt thì con nên trải nghiệm theo tinh thần duyên khởi nào là đúng đắn ạ?
Con xin niệm ân Hoà Thượng đã giảng dạy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2022

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con xin tâm sự với Thầy điều này ạ.
Mấy năm trước con có một trải nghiệm. Sau trải nghiệm đấy thì con có một nhận thức khác về cuộc sống. Nhưng mà con không biết trải nghiệm đấy có phải giác ngộ hay không. Hồi đầu thì con có tâm ngã mạn, cho rằng mình giác ngộ rồi, còn người này thì chưa, người kia thì giác ngộ giống mình. Giờ con mới thấm ra là con chả biết gì để mà đánh giá người khác.
Liệu một người giác ngộ rồi thì có dễ dàng nhận ra được một người giác ngộ khác không thưa Thầy? Dù biết là tâm mình thì mình nên đọc chứ chẳng nên nhờ người khác đọc hộ, nhưng mà quả thật là con có nút thắt ở trên cảm thấy không tự mình cởi được, mong Thầy chỉ dạy thêm cho con để con cởi nó ra. Con cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-01-2022

Câu hỏi:

Thầy kính!
Sau buổi viếng thăm tặng quà Noel đến ông bà lớn tuổi trong viện dưỡng lão về, con và người bạn cùng nhà (chồng con) có ngồi trò chuyện cùng nhau. Con có hỏi bạn ấy là: "Gần sang năm mới rồi, nếu thấy em còn gì chưa tốt, sai xấu thì góp ý thêm cho em được thấy ra và thay đổi tiến bộ hơn". Bạn ấy trả lời con thế này: "Anh thấy em cũng là người tốt, nhưng ở em còn ngã mạn khoe khoang, cái đó không tốt cần phải bỏ. Dù biết là khoe khoang về cái thiện, cái tốt, cái hoan hỷ thì cũng không nên, mình làm xong thì xả bỏ, quên hết đi, e thay đổi được tính này nữa thì e sẽ tốt hơn, lớn rồi không phải con nít nữa mà có được cây cà rem rồi chạy đi khắp nhà khoe".

Thưa Thầy, con nghe xong thì hoan hỷ quá chắp tay cảm ơn và SADHU bạn ấy. Bạn ấy nhận xét về mặt nổi thì rất đúng và không sai, nhưng con có vấn đề này chưa thông, kính thỉnh Thầy chỉ dạy thêm cho con được hiểu rõ. Con đã và đang đi theo hướng phục vụ cộng đồng, con thấy rất hạnh phúc và học ra rất nhiều điều bổ ích, nhất là cho con cơ hội hiểu về bản thân mình và hiểu về cuộc đời nhiều hơn, thông qua giúp: người già neo đơn, trẻ em ung thư, bệnh nhân trầm cảm, những người vô gia cư, những người khổ đau... Nhưng trong quá trình thực hiện các thiện pháp cộng đồng ấy (cần giao lưu với đám đông) thì sẽ rất dễ gây ra nhiều điều mà con phải dùng từ là HY SINH và DỄ HIỂU LẦM. Ví dụ khi họ tin tưởng chia sẻ hoàn cảnh khổ đau của họ cho con nghe thì con cũng phải chia sẻ lại những trải nghiệm thực của mình đã qua (lúc đó con phải nhắc lại chuyện quá khứ mặc dù không muốn). Khi con giúp người già bớt cô đơn quạnh hiu thì mình phải kể chuyện vui để cho họ có thêm năng lượng tích cực, thanh thản (lúc đó mình phải tích cực ồn ào hơn mọi khi mình chỉ thích tĩnh lặng). Khi mình giúp người trầm cảm, ở họ có rất nhiều năng lượng tiêu cực, khóc than, chìm đắm, đòi tự tử... (lúc đó con mềm mỏng cũng có, lắng nghe xoa dịu cũng có, mà cứng rắn dữ dằn, đánh mạnh cho họ tỉnh cũng có). Khi mình giúp trẻ ung thư, người ta cùng ủng hộ hùn phước tịnh tài chung thì mình phải công khai rõ ràng, phải đưa hình ảnh rõ ràng lên facebook để họ được hoan hỷ trọn vẹn phước, cũng như giữ giới tránh sự nghi ngờ cho bản thân con (nhưng nhiều người cho đó là khoe khoang...) con cảm nhận được nhiều người không thích con, nhưng con cũng chưa bao giờ lên tiếng giải thích một lời nào vì con hiểu rõ việc mình đang làm hơn ai hết.

Thưa Thầy, con vẫn nguyện vọng được tiếp tục con đường phục vụ này, nhưng tuổi đời và đạo của con còn quá non trẻ nên không thể tránh được những sai sót cũng như chưa thông suốt khéo léo. Con kính thỉnh Thầy chỉ dạy thêm cho con những kinh nghiệm phục vụ đám đông sao cho tốt đời đẹp đạo, lợi mình lợi người, và nhất là con không muốn mình là duyên cho người khác phát sinh tâm bất thiện. Con kính đảnh lễ và xin tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »