Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 16-01-2022
Câu hỏi:
Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật. Sư cho con hỏi con năm nay 48 tuổi. Con muốn xuất gia.
Ngày gửi: 16-01-2022
Câu hỏi:
Thầy ơi, con nghe nói không nên dùng bùa chú, dù là bùa bình an. Vì vậy, khi nhìn thấy 1 tờ giấy giống như là bùa trong ví của người thân trong nhà, con đã vội vàng mang đốt. Con không biết như vậy có sao không ah? Vì đốt xong con search internet thấy là không được đốt hay vứt bùa tuỳ tiện.
Bây giờ con nên làm gì ah?
Con cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 16-01-2022
Câu hỏi:
Bạch thầy! Con xin đảnh lễ thầy. Con có câu hỏi xin thầy giải thích giúp con ạ!
Thưa thầy con đọc trong một cuốn sách có nói rằng vị nhập lưu tẩy trừ được 3 kiết sử gồm thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ đồng thời trong Atthasalini có nói rằng vị nhập lưu cũng tẩy trừ được tật đố và xan lận. Như vậy có đúng không thưa thầy? Mong thầy chỉ dạy giúp con với ạ!
Con cám ơn thầy ạ!
Ngày gửi: 16-01-2022
Câu hỏi:
Theo Thầy để giác ngộ được thì có cần nghe Pháp trực tiếp từ một vị thầy đã giác ngộ không ạ, hay là đọc hoặc nghe gián tiếp cũng được ạ.
Con băn khoăn điều này vì không muốn mình đi sai đường.
Ngày gửi: 16-01-2022
Câu hỏi:
Dạ bạch thầy,
Gia đình vợ chồng con và hai đứa nhỏ nhà con thường nghe pháp của thầy. Chúng con thường đi du lịch thưởng ngoạn cảnh đẹp ở Newzealand nơi mà chúng con đang sống, trong lúc chạy xe đường dài, chồng con thường mở pháp của thầy để nghe dọc đường... tụi con thâý thật có phước vì đang được chiêm ngưỡng cảnh đẹp vừa được nghe thầy giáo pháp. Và tối nay, khi đi làm về khuya con mở pháp thì tình cờ nghe được bài Theo Bước Chân Thầy của tác giả Liễu Ngộ kể về hành trình thầy đến thuyết pháp cho mọi người ở Mỹ và chuyến đi của thầy. Mới đầu con định nghe cho dễ ngủ, nhưng càng nghe càng rạo rực theo cảm xúc hân hoan vui của mọi người khi được đón tiếp thầy đến đất nước Hoa Kỳ xa xôi. Và con cũng có ao ước giống như vậy nhưng con biết tụi con chưa đủ phước được như thế và cũng như chưa có điều kiện đủ để làm điều ấy... con chỉ hân hoan theo bài đọc và con cũng nguyện khi nào đủ duyên đủ phước chúng con sẽ có dịp mời thầy đến vùng đất này. Thêm vào đó, con chợt nhận ra, là nhà con chưa ai có pháp danh nên thầy có thể ban phước đặt giúp con cho cả nhà con được không thầy. Nhà con gồm chồng của con đã có duyên nghe thầy thuyết pháp trực tiếp, con và một bé trai 13 tuổi và bé gái 10 tuổi cũng có phước được gặp và chụp hình chung thầy tại Tổ Đình Bửu Long. Tụi con luôn trân quý những khoảnh khắc ấy và hai đứa con của con vẫn nhớ mãi giây phút quỳ dưới chân thầy được thầy đặt chiếc quạt trên đầu.
Gia đình con xin thành kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 16-01-2022
Câu hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy. Nguyện Thầy luôn mạnh khoẻ để dạy chúng con tu học.
Thưa Thầy, con có rất nhiều câu hỏi muốn hỏi Thầy, nhưng vào trang đọc câu hỏi của mọi người, con lại không còn gì để hỏi. Thật ra Thầy đã dạy chúng con hết rồi. Từ ngày con khấn nguyện chư Phật cho con gặp minh sư hướng dẫn con tu tập giải thoát thì con gặp được nhiều bài pháp thoại của Thầy, nghe, thực hành theo, hoàn cảnh không thuận duyên chi phối, tâm dao động cần tìm nơi nương tựa, con lại đến viết câu hỏi để hỏi Thầy.
Rồi một rừng pháp ngoài kia, đạo hữu bao la, thông tin nhiễu loạn… Con là thân nữ, cũng không thuận tiện nhanh lẹ trong việc tu tập, lúc trẻ muốn ở vậy học đạo nhưng cũng không được như ý vì không muốn trái ý cha mẹ, lập gia đình, sinh con…, nhiều việc đến nỗi tu học lúc trồi lúc sụt. Rất may mắn khi những lời Thầy dạy vẫn hàng ngày xuất hiện trước mắt con, để con đọc được lại tiếp tục chánh niệm.
Rốt cuộc rồi con thấy tâm đã bình lặng trước mọi nghịch cảnh, thấy cuộc sống thú vị hơn dù chướng duyên vẫn còn đó, con biết mục đích của cuộc đời mình không gì quan trọng bằng việc tu học giác ngộ giải thoát, và có lẽ còn một vài bài học, một vài nhiệm vụ con cần phải hoàn thành.
Con xin tri ân công đức của Thầy, xin thành kính đảnh lễ Thầy 3 lần. Tuy con chưa lần nào được trực tiếp gặp Thầy nhưng Thầy chính là vị minh sư của con.
Chúc Thầy luôn mạnh khoẻ và an lạc.
Ngày gửi: 16-01-2022
Câu hỏi:
Kính thưa thầy!
Thầy ơi! Thầy có thể giúp con sáng tỏ ý nghĩa của Nhà thờ trưởng và ý nghĩa của việc thờ cúng ông bà tổ tiên không ạ!
Con là Trưởng họ 5-6 đời của 1 dòng họ lớn. Con sinh ra ở một vùng quê làm nông nghiệp. Người dân nơi con về vật chất thì họ thường sống bằng nghề buôn bán rau quả nên rất giàu có, nhưng về đời sống tinh thần, cũng như phát triển bản thân thì không có môi trường như các thành phố lớn. Quê con như phố trong làng vậy thầy. Phố cũng không ra phố mà làng cũng không ra làng. Mọi người cứ soi mói nhau mà sống, hễ nhà ai có hơn một chút thì có chuyện gì cũng lan truyền khắp làng.
Từ thời đại học, con được học tập và phát triển ở Hà Nội. Hiện nay, con làm nghề trong lĩnh vực tài chính, chủ yếu là làm trên mạng. Ở đâu có mạng, con đều có thể làm việc được. Nhưng Con rất thích sinh sống ở Hà Nội vì ở đây, con được học tập, phát triển, mở mang trí tuệ, mối quan hệ và tự do sống một cuộc đời theo cách mà con mong muốn. Con cũng có cơ duyên gặp được những bậc thầy và đồng môn trong lĩnh vực con đang làm và về tâm linh nữa. Con rất hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình.
Con cũng muốn con cháu con sau này được lớn lên trong một mối trường tiến bộ, văn minh, có môi trường để học tập, rèn luyện thành người, thành tài, được tự do phát triển theo cách mà các con mong muốn.
Nhưng còn trách nhiệm của một người Trưởng họ, ở quê, còn có bà nội và mẹ già của con. Mẹ con thì cũng không muốn lên thành phố sống vì đã quen ở dưới quê rồi.
Thưa thầy, con sinh ra là trưởng họ 5-6 đời của một dòng họ. Vậy cả đời đời kiếp kiếp, đời con, con của con , cháu của con cứ phải ở một nơi gọi là từ đường mãi như vậy hả thầy? Vậy thì làm sao dòng họ con có thể phát triển được ạ? Con không chê mọi người ở quê, nhưng con chỉ nhìn thế hệ của con thôi, con cũng cảm nhận được. Bạn bè con, những ai đi xa lập nghiệp, đều có một tương lai sáng lạng hay ít nhất họ được mở rộng tầm nhìn, được tiếp thu những cái mới, đầu óc thoáng đạt và cái tôi cũng nhỏ đi. Còn ở quê thì ngược lại.
Con có những thắc mắc mong thầy giúp con.
1. Có một thầy cúng nói với mẹ con, là bắt con phải về quê sống để thờ cúng, hương khói tổ tiên, nếu không thì con sống ở Hà Nội cũng không được yên. Tại sao ông bà lại bắt con phải về quê sống, tại sao ông bà không cho con cháu được tự do phát triển để phát dương dòng họ? Hay thầy đó nói vậy cũng chỉ vì tư tâm của họ, muốn con về quê sống thì họ có thêm một khách hàng ạ? Nếu thầy đó nói đúng, có thật sự con là trưởng họ mà không về từ đường ở thì sẽ bị quở phạt không vậy thầy?
2. Nhà thờ có phải hương khói mỗi ngày không ạ? Sau này, nếu không còn mẹ, con có thể thuê một người chuyên hương khói, và trông coi nhà thờ, còn con vẫn ở trên Hà Nội sống và làm việc. Cuối tuần hay giỗ chạp con mới về quê được không ạ?
3. Có những dòng họ lớn, họ vẫn từ Bắc vào Nam sống hoặc ra nước ngoài sống mà vẫn thờ cúng ông bà tổ tiên được. Con thấy họ vẫn có những phòng thờ, khu thờ rất lớn, trang nghiêm. Vậy tại sao con cứ phải bó buộc bản thân mình ở một nơi ạ? Hay đây chính là sự bó buộc trong tâm trí, cũng như tục lệ của người xưa lưu truyền lại ạ?
4. Con nên làm gì để vừa tròn chữ Hiếu với ông bà, tổ tiên, vừa đúng với trách nhiệm của một người trưởng họ mà con vẫn có thể sống và phát triển ở một nơi mà mình mong muốn ạ?
5. Việc thờ cúng có ý nghĩa gì về mặt tâm linh thưa thầy? Con sinh ra trong một gia đình làm trưởng họ, từ nhỏ, con luôn thấy bố mẹ mình tất bật cúng kính, lễ bái. Một năm, mười mấy đám giỗ, tết đến nơi mọi nhà đều được đi đây đi đó, nghỉ ngơi sau một năm làm ăn vất vả, nhà con thì vẫn lo sắp cỗ cúng ông bà từ đêm 30 cho tới mùng 4. Thầy có thể giúp con hiểu thế nào là thành tâm, giữ đạo Hiếu, nhớ cội nhớ nguồn với ông bà tổ tiên và thế nào là quá lễ nghi không ạ?
Con xin thầy giúp con được sáng tỏ ạ! Con cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 15-01-2022
Câu hỏi:
Kinh thua Thay!
"Noi luc" o trong tuc de co khac voi noi luc o trong Chan de khong Thay?
Con xin cam on Thay!
Ngày gửi: 15-01-2022
Câu hỏi:
Con kính chào thầy ạ, cho phép con nêu câu hỏi nhé thầy:
1. Trong cuộc sống hàng ngày YÊU GHÉT lẫn lộn nhau, luân chuyển qua nhau, khi thì yêu - khi thì ghét, trộn lẫn vào nhau. Vậy theo thầy làm thế nào để Không DÍNH MẮC YÊU GHÉT à thầy?
2. THẦY có thể nói rõ cho con hiểu cơ chế vận hành yêu ghét... như thế nào ạ?
RẢNH CÓ THỜI GIAN THẦY TRẢ LỜI CON NHÉ. CON CẢM KÍCH, CẢM ƠN THẦY NHIỀU.
Ngày gửi: 15-01-2022
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,
Con có một băn khoăn từ lâu mà không biết ứng xử sao cho phải. Con là người rất yêu quý bố mẹ, đi làm cũng đều chăm lo, mang tiền về cho gia đình. Bố mẹ cần gì con cũng cung cấp từ việc ăn uống lẫn y tế. Nhưng hiện nay con đang thấy có bất ổn ở chỗ mẹ con có một thói quen là "đãi đằng" hàng xóm, láng giềng, anh chị em họ hàng. Ai mẹ con cũng làm đồ biếu tặng, đồ ăn... Và chuyện này cũng lan xa đến khắp nơi... Kể cả người ngoài chợ mẹ con cũng đem tặng đồ... Mẹ con có một mối quan hệ rộng rãi ở khắp nơi, đi đám cưới người bán hàng ở chợ, mua hàng không bán được giúp họ. Đi chợ cho cả hàng xóm láng giềng. Người thì nhỏ nhưng khệ nệ khắp nơi. Nhiều người còn nói là ai mẹ con cũng chăm chút. Con thì bị áy náy và xót mẹ. Nếu con không đưa tiền thì mẹ con buồn rầu. Mẹ con muốn đi làm thêm để kiếm tiền. Còn nếu cứ cung cấp như vậy, con thật thấy kiệt quệ vì 10 năm đi làm, con cũng không tích góp được gì, do nhà có việc gì mọi người cũng hỏi đến con. Con thấy băn khoăn khó xử quá. Con không tiếc nhưng khi kinh tế chưa đủ vững thì con cảm thấy không yên tâm. Thầy cho con lời khuyên. Con kính tri ân thầy.