Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 29-09-2022
Câu hỏi:
Con chào Thầy ạ,
Cho con hỏi là tư duy tạo ra cảm xúc, hay cảm xúc hình thành tư duy vậy ạ?
Con xin cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 29-09-2022
Câu hỏi:
Kính thầy! Con xin hỏi: Trong Kinh nói "ái dục là gốc của sinh tử" vậy thì có phương pháp nào để đoạn trừ ái dục? Thường con người ta hay thích cái đẹp và không thích cái xấu (nói về sắc đẹp). Vậy có phương pháp nào giúp ta khi nhìn thấy sắc dù xấu hay đẹp đều như nhau, không còn tâm niệm phân biệt? Con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 29-09-2022
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Sư Ông! Con là một cư sĩ tại gia tu tập hơn một năm rồi ạ. Nhờ có phước báu mà con được Sư Ông quy y cho con. Hàng ngày con đều nghe Pháp của Sư Ông để tu tập theo những gì Sư Ông đã hướng dẫn. Hôm nay con có một câu hỏi như thế này ạ. Con kính mong Sư Ông giải đáp giúp con ạ. Khi con nghe Sư Ông giảng là mình chánh niệm tỉnh giác trọn vẹn thì tự động tham, sân, si nó dần biến mất. Ví dụ đối với cơn sân, trong quá trình thực hành nếu con luôn chánh niệm tỉnh giác thì sân không xuất hiện. Tức là theo con hiểu thì ngay ở những giây phút mình chánh niệm tỉnh giác đó thì tham sân nó không còn cơ hội len lỏi vào nữa. Có đúng không thưa Sư Ông? Nhưng có một số thiền sinh trình Pháp là họ thấy rõ cơn sân xuất hiện, rồi họ sân ra sao... và Sư Ông cũng giảng là mình phải quan sát trạng thái sân xuất hiện ra sao, biến mất thì như thế nào... Con đang không hiểu là khi mình chánh niệm tỉnh giác thì làm gì có sân nào để quan sát nữa đâu ạ? Có phải khi chúng ta thất niệm thì cơn sân mới nổi lên và sau đó là quá trình quan sát như Sư Ông giảng giải phải không ạ? Con kính tri ân Sư Ông.
Ngày gửi: 29-09-2022
Câu hỏi:
Con có biết Thầy sẽ ghé Huế vào khoảng thời gian đầu tháng 10. Con có thể gặp Thầy được không ạ? Con cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 29-09-2022
Câu hỏi:
Kính bạch thầy,
Hôm nay con xin được trình pháp, qua công việc hiện tại và trải nghiệm con đã có câu trả lời cho thói quen từ khi còn nhỏ tới nay đã 28t nhưng con vẫn luôn có thói quen làm việc hay suy nghĩ theo một hướng thuận theo tự nhiên mà đôi khi thấy hơi ngộ nghĩnh.
VD: con xếp đồ là phải để đúng vị trí, ăn để đũa cũng cần được để bằng nhau, nhiều khi để gần đúng thì trong con có gì đó không chịu và lại quay qua sửa cho đúng mới thoải mái,.. và từ việc nhỏ tới nhiều việc mà sau này đi làm con vẫn cứ như vậy
Gần đây thì con có làm một việc liên quan tới tài chính, con cứ đinh ninh mai làm mới được nhưng rỗi quá con làm hôm nay thế là lại phát sinh rắc rối lại mất nhiều thời gian hơn. Con nhận ra điều đó là không hợp Thời nên mới như vậy, mọi việc trên đời đều cần đúng thời điểm và tính chất công việc thì mới làm trọn vẹn thoải mái đúng như thầy nói là Thời - Vị - Tính hay Lão Tử nói "Vô vi nhi vô bất vi”. Thật là một bài học lớn lao mà con nghĩ mình đã cảm nhận được từ lâu lắm rồi.
Con xin cảm ơn Pháp, cảm ơn Thầy đã chỉ bảo
Ngày gửi: 28-09-2022
Câu hỏi:
Kính trình thầy
BÌNH ĐẲNG
Đạo vàng chân lý quá bao dung
Giúp người khổ nạn thoát khốn cùng
Phơi bày sự thật ngay tận gốc
Muôn loài bình đẳng một tánh chung.
Ngày gửi: 28-09-2022
Câu hỏi:
Dạ con kính lễ Thầy.
Thầy dạy chúng con giác ngộ là thấy ra bốn sự thật. Ngoài ra Thầy có giảng kinh Pháp Cú, đức Phật giác ngộ khi đã phá tan kèo cột rui mè của ngôi nhà bản ngã ảo tưởng. Hai việc ấy - chứng nghiệm tứ diệu đế và chứng nghiệm không có cái ta ảo tưởng - có phải cùng là một kinh nghiệm không, hay là hai?
Phân tích lí trí con nghĩ là một, nhưng chưa thấy làm sao liên kết hai thứ đó lại thành một được. Xin Thầy từ bi dạy thêm.
Con cũng xin trình pháp ạ. Có những lúc con chánh niệm tỉnh giác liên tục được khá lâu, con lờ mờ thấy quả thật không có một cái ta. Rồi mọi sự lại như cũ, con lại cảm thấy "mình". Nhưng theo lời Thầy dạy, cái gì đến thì con thấy cái đó, nó đi rồi thì thôi, con không cố nắm giữ, mà cứ thản nhiên chánh niệm tỉnh giác thôi.
Con nguyện thầy và tứ chúng chùa Bửu Long, được thân an tâm lạc ạ.
Con Mia
Ngày gửi: 28-09-2022
Câu hỏi:
Thưa Thầy con có vướng mắc mong thầy giải đáp
Mỗi khi con trọn vẹn rõ biết là lập tức có 2 chướng ngại xuất hiện
1. Tâm vọng động, nghĩ chuyện này chuyện kia , muốn làm cái này - cái kia, xem phim - chơi game - ăn uống - nghe nhạc…
2. Buồn ngủ, con tự nhiên thấy buồn ngủ mặc dù nghỉ ngơi đầy đủ, mà làm việc khác hoặc chơi, giải trí lập tức hết buồn ngủ.
Con loay hoay không thông suốt được 2 chướng ngại này. Mong thầy khai thị ạ. Con xin chân thành cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 28-09-2022
Câu hỏi:
Dạ thưa sư
Con niệm Ân Đức của Thế Tôn.
Trong thâm tâm con lâu nay luôn nghĩ là gồm có 10 Ân Đức… theo đó Vô thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu là 2 Ân Đức riêng biệt.
Nhưng nay con được đọc là Vô thượng sĩ Điều Ngự Trượng Phu là một - Anuttaro purisadammasāratthi
Kính mong sư chia sẻ, vì lâu nay con niệm và nghĩ là 10 “Đức” của Phật là với tâm thành tín, trong sạch, hồn nhiên nhất, bằng chính “Đức” này trong thâm tâm này khi hướng tâm tới Đức của Thế Tôn - ví như mong muốn cúng dường cả thân tâm này lên Đức Thế Tôn ạ.
Hi vọng sự nghĩ về 10 Ân Đức của Phật như con từng tâm niệm là không dư (do dự 10 hay 9) để giúp con không có lỗi lầm.
Kính mong sư ông chia sẻ ạ.
Ngày gửi: 28-09-2022
Câu hỏi:
Con có một câu hỏi mong thầy giải đáp giúp con ạ.
Con có thực hành thiền 8 tháng nay, hôm nay con có thực hành thiền quan sát vọng tưởng kết hợp quan sát tâm. Con ngồi khoảng 25 phút thì con bị vọng tưởng cuốn mất đi sự tỉnh thức, điềm tĩnh trong con thay vào đó là sự hoang mang sợ hãi. Con cố gắng chấp nhận nhưng không được, con đành bỏ dở việc ngồi thiền.
Con mong thầy chỉ giúp con, con cảm tạ thầy (con bị trầm cảm cách đây hơn 1 năm rồi ạ).
Kính chúc thầy sức khoẻ!