loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-09-2022

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ!
Con đã bị trầm cảm và rối loạn lo âu trong một thời gian khá dài, gần đây được chẩn đoán thêm rối loạn thần kinh thực vật. Bác sĩ có cho đơn thuốc để điều trị và khuyên con nên tập thiền để thư giãn. Khi con ngồi thiền thì hay tập trung chú ý vào điểm giữa trán. Con tập như vậy 2 tháng không có vấn đề gì, nhưng gần đây mỗi khi ngồi thiền là con có cảm giác sợ hãi, chóng mặt, con ngươi rung giật mạnh nên con không dám ngồi thiền như vậy nữa. Nhưng sau khi ngưng tập thiền, mỗi khi con nhắm mắt lại để ngủ là lại cảm thấy điểm giữa trán giật giật kéo sự chú ý của con vào, kể cả con buông xả và quan sát nhưng hiện tượng kia vẫn lặp lại. Nhiều lần như vậy khiến con hoang mang và rất khó đi vào giấc ngủ.
Xin Sư Thầy cho con hỏi hiện tượng như vậy là gì và làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này ạ? Con xin cảm ơn Sư Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Ngài,
Con là một cư sĩ tại gia, khi có thời gian phù hợp con cũng thường thu xếp thời gian để có thể giữ Bát Quan Trai Giới và hành thiền ở nhà. Con xin phép hỏi Ngài một số thắc mắc về giới "Không ăn sái giờ" ạ:
- Khi cần hoặc muốn dùng thực phẩm sau 12h trưa, tại sao chỉ có thể được dùng ở dạng lỏng để uống mà không được nhai?
- Khi dùng thực phẩm dạng lỏng, tại sao lại không được dùng bột ngũ cốc, các loại hạt?
Không biết rằng trong những hiểu biết của con có gì thiếu sót hay sai lệch, kính mong Ngài chỉ dạy cho con!
Con xin cảm ơn Ngài!
Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2022

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con có đọc được một số câu trong Trung Bộ Kinh mà cảm thấy bản thân chưa hiểu lắm, nên mong được thầy giảng giải ạ!
Con đọc như vầy:
1) Đại loại ý con nhớ là: Giáo pháp của Như Lai như một chiếc bè đưa người sang sông, khi đã sang sông thì người đó nên bỏ chiếc bè ấy lại, nếu như bờ kia sông là mục đích, thì mục đích ấy liệu có phải là trọn ven, rõ biết, trí tuệ, vậy còn những thánh quả mình có thể xem là mục đích hay ko vậy thầy, hay thánh quả cũng là cái bè, cái phương tiện. Với các phương tiện như kinh điển thì ta nên đọc như thế nào cho đúng, mình nên có thái độ nào là đúng đắn nhất với các phương tiện để không rơi vào thường kiến và đoạn kiến ạ?
2) Có đoạn con đọc là: Này con người lầm lạc kia (chỉ tì kheo Saiti)... không phải ta đã dạy rằng thức là sự khởi sinh tùy thuộc khi có điều kiện (duyên) hay sao... Khi thức là sự khởi sinh tùy thuộc, thức ko thường hằng mà vô thường, hợp tan, tan hợp, nhưng tới đoạn sau kinh đó có nhắc tới thức tái sinh vậy thức tái sinh là gì vậy ạ con vẫn chưa hình dung được cho lắm.
Con cảm ơn thầy rất nhiều!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Khi không mong cầu liệu có làm cho sự nghiệp chậm lại không ạ? Ba mẹ con kì vọng và mong các con có sự nghiệp công việc tốt và cuộc sống gia đình yên ổn, tuy nhiên điều gì cũng có lúc này lúc kia. Con muốn cố gắng để mọi thứ theo ý ba mẹ con để ba mẹ con yên lòng thì có sai không ạ?
Bản thân con hiểu mọi điều có lúc này lúc kia và không phải cứ muốn là được. Nhưng thấy ba mẹ con lo lắng những điều con chưa có, con lại giận bản thân là đã làm ba mẹ buồn. Trong trường hợp này nên xử lý sao để không hại mình hại người ạ?
Con biết ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2022

Câu hỏi:

Xin phép Thầy con vừa chuyển khoản cúng dường ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Ông!
Từ khi biết đến Sư Ông con đã sáng tỏ ra nhiều điều lắm ạ. Con xin tạm dùng ngôn ngữ trình bày ạ: Tự tánh chúng ta vốn rỗng lặng - sáng suốt, nhưng vì chấp nhầm thân - tâm này của ta nên sinh ra vọng tưởng chấp trước phân biệt. Về lý thì như vậy ạ, còn sự thì khi nào quá chênh chao thì con niệm Phật, khi nào Định Tĩnh thì con làm việc với trạng thái thư giãn, rõ biết. Rồi có khi không tác ý gì cả nhưng luôn sáng suốt (cái này khó diễn tả quá ạ).

Cuộc sống của con so với nhiều người thì khá là êm đềm ạ. Vì con không nhiều mong cầu về danh vọng. Nhưng có 1 chuyện khiến con vẫn còn đầy thổn thức khi nghĩ về. Đó là việc chồng con ngoại tình ạ. Nếu là con của nhiều năm trước, chắc con sẽ li dị cái rẹt luôn á. Nhưng hiện tại con vẫn còn thương chồng, thương các con của con và con nghĩ nếu li dị mà tâm con cứ khắc khoải mãi về nỗi đau ấy thì mọi chuyện vẫn chưa xong. Con quyết định vẫn sống chung nhưng thay đổi tâm thái. Vẫn yêu thương chăm sóc chồng, quan sát những cơn quặn lòng khi chồng đi với người khác. Khi đi trên phố vô tình thấy nhân tình của chồng, người con run lên 1 cách không kiểm soát còn tim thì đập liên hồi. Mặt mày khó chịu khi nhìn thấy những gì liên quan đến cô ấy...

Sau nhiều lần con rút ra đó là tác hại của Dục Ái. Và tự nhiên con Buông được phần nào. Con đọc trong kinh Pháp cú: "Dục ái sinh sầu ưu. Dục ái sinh sợ hãi. Ai thoát khỏi dục ái. Không sầu đâu sợ hãi" Nhưng "thoát" như thế nào? Nghĩ đến lời Sư Ông từng nói, có Giác Ngộ thì mới Giải Thoát được. Nên phải hiểu biết về ái dục, tác hại (không phải hiểu trên ngôn từ mà phải thật thấm) thì mới có thể Thoát được.
Sư Ông kính mến, con hiểu và làm như thế có đúng không ạ? Cúi xin Sư Ông từ bi chỉ giúp con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Ông
Cho con xin hỏi về vấn đề thọ bát quan trai tại nhà.
Con người cư sĩ luôn bận rộn đón đưa con đi học và lo con cái cơm nước mỗi ngày. Con rất thích thọ bát quan trai nhưng con nghe giảng khi thọ bát quan trai trong ngày bỏ hết việc thường nhật không được xen vào. Những việc đó con làm thường nhật nếu thọ bát quan tại nhà thì có ai lo cho con cái, con phải làm sao xin sư giúp con có lời khuyên.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa sư ông!
Sư ông nói nhiều đến từ "chiêm nghiệm". Con muốn hỏi từ chiêm nghiệm ở đây nghĩa là gì ạ? Buổi tối con nhìn lại những hành động, nói năng, cảm xúc của con ngày hôm nay có phải là chiêm nghiệm bản thân không ạ. Con cám ơn sư ông ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2022

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy.
1. Thầy ơi, con xin phép chia sẻ một vấn đề sau ạ:
Trong dự án con có một bạn tính tình vô cùng nỏng nảy, khi nóng thì bù lu bù loa lên, rồi nói năng thái độ cũng không được hay ho lắm ạ. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng tới các bạn khác trong nhóm. Nhưng thường thì bạn ấy chỉ nóng khi các bạn khác làm gì đó chưa đúng ý hoặc cũng có thể làm sai. Nếu là con thì thường con sẽ tìm cách trao đổi để các bạn gặp lỗi có thể thay đổi, chứ không nóng mà quát mắng ạ. Thưa Thầy. Con nên ứng xử như thế nào với bạn này ạ, để vừa lợi mình, lợi người. (Bạn này cũng gặp vấn đề về tâm linh ạ, kiểu bị người âm theo a)
2. Con xin chia sẻ trải nghiệm và trạng thái tâm của con ạ:
Con quan sát cơn sân trong người mình, con thấy nó nổi lên đùng đùng. Lúc này bản ngã chỉ muốn chỉ thẳng nói thẳng với đối phương để họ nhận ra là không nên như vậy. Ngược lại bản ngã cũng lại nói lên với con là với những người tính tình như thế mình cứ từ từ quan sát, theo dõi, tổng hợp lại các hiện tượng sau đó hay chia sẻ lại với người ta. Bản ngã của con cũng có sợ hãi, vì con không muốn đối đầu với những người như vậy. Và cuối cùng, con vẫn im lặng, vẫn nhẹ nhàng nói chuyện với bạn này. Và vẫn tự nhủ nếu có cơ hội thì sẽ chia sẻ sau.
Con cảm ơn Thầy ạ! Mong Thầy Khai thị cho con

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Sư Ông ạ!
Trên con đường học tập và làm việc, con có chiêm nghiệm ra những khuyết điểm của bản thân, mong thầy giúp con làm có thể giảm bớt cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả.

Xem Câu Trả Lời »