Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 14-11-2021
Câu hỏi:
Xin thầy cho chúng con được biết về: Mối tương quan giới luật theo thể tướng dụng trong Phật pháp
Ngày gửi: 13-11-2021
Câu hỏi:
Con chào Sư ông. Trước giờ con vẫn chưa hiểu câu "Sinh tử luân hồi" là như thế nào. Thầy có thể giải thích giúp con hiểu rõ được không ạ. Con cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 13-11-2021
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Sư Ông,
Ở dưới đây con thấy có một vị nói rằng: "Khi trở về chính mình thì con khám phá ra bản năng sẵn có rất tuyệt vời thầy ạ...". Như con đọc trong đoạn chia sẻ đó thì vị này đã hiểu và hành đúng (từ "thận trọng" cũng rất đúng), con không dám có ý kiến gì về việc thực hành Giáo Pháp của vị ấy; song con chỉ muốn lưu ý đôi chút về vấn đề ngôn từ. Số là con đã suy ngẫm nhiều để phân biệt rõ "Tùy duyên thuận pháp" với "phản xạ theo bản năng". "Bản năng", theo như con hiểu, là hành vi có tính phản xạ đã được huân tập do vô minh từ vô thỉ kiếp (kinh sách), do thói quen (Krishnamurti) hoặc là do "cơ chế sinh tồn" của người tiền sử đối diện với các nguy hiểm, thú dữ,... trong sinh hoạt hằng ngày. "Bản năng" này đã được di truyền đến người ngày nay và vẫn có ích trong nhiều khía cạnh của đời sống, chủ yếu là việc tự vệ, song nếu để mình bị đánh đồng với bản năng thì lại là không tốt. Mà dường như là đánh đồng với lý trí, bản năng, hay cảm xúc đều là có hại vậy.
Con ví dụ là nếu lắng nghe đúng nhu cầu của cơ thể, thì chỉ ăn vừa đủ, mà có chất lượng, nhưng nếu bị phản xạ theo bản năng thì cứ lên cơn thèm là ăn... thành ra bị thừa cân ạ. Hoặc thi đua, phấn đấu mà thiếu định tĩnh thì thắng rất dễ kiêu căng, thua thì dễ nản lòng, tuyệt vọng hoặc có cả thù hận nữa ạ. Vậy nên, theo con nghĩ, "tùy duyên thuận pháp" là "thận trọng, chú tâm, quan sát" tổng thể các nội, ngoại duyên đang hiện hành (trên cả hai bình diện Chân Đế hoặc Tục Đế), để từ đó có thể nói năng và hành động hợp lý, sáng suốt và đúng với đạo đức, lương tâm nhất trong mọi tình huống khác nhau ạ. Song, nói thì dễ làm thì khó, con xin phép lưu ý vậy để tránh độc giả hiểu sai về ngôn ngữ (vì bản thân con cũng có cách hiểu khác về từ "bản năng"), chứ không dám phủ nhận chỗ sáng tỏ của vị kia ạ.
Mong Sư Ông, chư Tăng và quý Đạo hữu được trọn thành Phật Đạo!
Ngày gửi: 13-11-2021
Câu hỏi:
Con chào thấy,
Mặc dù con chưa thấy vô thường, vô ngã, và các điều khác do đức Phật chỉ ra như thật, con vẫn có một niềm tin sâu sắc vào những bài pháp của thầy. Càng trải nghiệm thì con càng thấy lời thầy dậy rất logic và đúng với những gì con thấy. Dù vậy sâu trong con vẫn thấy thiếu một cái gì đó. Con đã nhiều lần thấy được cảm giác bình yên và tự do của sự trọn vẹn với thực tại, nhưng con cảm thấy mình vẫn còn thiếu sót gì đó. Nhiều lúc con cảm thấy chạy theo sở thích lại tự do và thoải mái hơn sự tĩnh lặng, tịch tịnh đó. Hay nói đúng hơn là con thấy sự tĩnh lặng đó không bằng lúc đầu óc con suy nghĩ nhiều điều lăng xăng. Con thấy sự cân bằng của 2 trạng thái này mới thoải mái. Có phải con chưa trải nghiệm tịch tịnh hoàn toàn nên còn thấy vậy không ạ?
Ngày gửi: 13-11-2021
Câu hỏi:
Bạch thầy,
Con đã nhận ra là các bậc giác ngộ đều giống nhau ở nguyên lý: giải thoát chính là bỏ cái tôi đi.
Kính thầy,
Ngày gửi: 13-11-2021
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, con thấy Bát chánh đạo bắt đầu từ Thấy Biết đúng cho tới cuối cùng là Tâm không dao động (Tâm Kim Cang). Cứ vậy tiếp tục xoay vần như bánh xe lăn tròn gọi là Chuyển Pháp Luân.
Các chi trong Bát Chánh Đạo còn lại là Suy nghĩ phân tích đúng, Nói đúng, Hành động đúng, Nghề nghiệp đúng, Nhiệt tâm đúng, Chú tâm đúng. Nhờ thực hành tròn đầy thì sẽ phát sinh Tuệ giác thấy rõ Bốn Sự Thật rốt ráo.
Đôi điều tâm đắc ở Pháp học của con.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 13-11-2021
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Sư Ông,
Gần đây con thấy có một chị kể chồng chị ta ngoại tình mà vẫn nghe Pháp của Sư Ông. Con xin xác nhận với Sư Ông rằng kiểu người này là có thật, con cũng đã từng là như thế (và sẽ phải đủ tỉnh giác và sáng suốt mới không còn như vậy nữa). Những người như vậy, sau một số trải nghiệm cay đắng trong cuộc sống (mà một phần là do không có nhận thức rõ ràng, minh bạch về thiện-ác, tốt-xấu), lại được đọc sách của các nhà tư tưởng tự do như Lão Tử, Trang Tử, Epicurus, Nietzsche, Jung, Tổ sư Thiền,... sẽ ngộ nhận lệch lạc rằng thiện-ác, đúng-sai là do thế gian quy ước nên để ràng buộc và nô dịch con người (như trường hợp của con thì... điều này phản ánh sự non nớt của mình về thiện-ác thì đúng hơn), và vì vậy họ cho là con người nên tự do tự tác "sống thật với mình", thấy thích thế nào là làm nấy, chả cần giới luật, thiện-ác gì hết... Và như vậy là tưởng là được giải thoát mà thực ra là càng chịu sự thao túng sâu sắc của bản ngã ảo tưởng ạ, để rồi chỉ càng tự cô lập và đau khổ thêm mà thôi. Con đã đọc một số sách của Sư Ông, và mặc dù còn chưa vững lắm nhưng con thấy mình đủ sức xác nhận rằng Sư Ông luôn giảng đúng theo Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, 12 nhân duyên, lợi ích của giới luật, sự nhẫn nại, định tĩnh, sáng suốt và sự nguy hại của bản ngã ảo tưởng, và như vậy người nào còn hiểu theo kiểu "chủ nghĩa tự do" do bản ngã phóng tác là hiểu sai Sư Ông và Sư Ông không chịu trách nhiệm gì về hành vi của họ ạ. Con xin được nói như vậy để cho các vị nào có người thân hiểu sai lời Sư Ông được rõ!
Nguyện Sư Ông và chư đệ tử trọn thành Phật đạo!
Ngày gửi: 13-11-2021
Câu hỏi:
Con kính chào Sư Ông.
Nay con lại viết thư nhờ Sư Ông giải thích giúp con thắc mắc mà con chưa hiểu về trạng thái tâm của con.
Thư trước con trình Sư Ông là con hiểu được trạng thái tâm mình nắm bắt cảnh hay vật như thế nào. Đó là khi con ở một mình nhưng con tiếp xúc với người thân hay bạn bè thì con thấy rất khó chịu. Con cảm thấy những điều "mọi người" nói để hơn nhau là chính. Sau những câu xã giao hỏi thăm thì chủ đề kế tiếp là xe hơi, nhà cửa. Bạn gái con khi nói chuyện với con cũng không vì yêu thương mà chỉ muốn hơn con. Trong lòng con giờ chẳng muốn tiếp xúc với ai, con không phải buồn chán mà chỉ là con thấy mệt mỏi. Con có vấn đề trong giao tiếp hay con đang mắc kẹt ở đâu thưa Sư Ông?
Ngày gửi: 13-11-2021
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy!
Theo con được biết chỉ có con người là có khả năng chứng đắc A-la-hán. Nhưng con cũng được biết là thời Đức Phật cũng có rất nhiều vị Chư thiên nhập dòng Thánh. Kính mong thầy chỉ bày giúp con ạ.
Ngày gửi: 13-11-2021
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ thầy!
Giờ con thấm thía câu: "Mỗi một vết thương là một sự trưởng thành" nằm trong 66 câu Phật học cho cuộc sống, con khám phá ra 66 câu này hồi năm 2018 trên Youtube. Khi bức xúc, buồn chán con thường nghe lại 66 câu này. Lúc trước, con rất thích câu 63 dù chưa hiểu.
Con xin chia sẻ để bạn đọc cùng tham khảo trên con đường khám phá chính mình.
Con kính đảnh lễ tri ân Thầy và vạn pháp.
Kính chúc Thầy, Quý Tăng, Ni và bạn đọc thân tâm thường lạc, luôn sống vui vẻ, tự do, hạnh phúc trong chánh Pháp, "Phục vụ để hoàn toàn, hoàn toàn để phục vụ" như lời Thầy!