Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 09-11-2021
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con xin đảnh lễ Thầy.
Thưa Thầy! Trong Kinh sách có bài về Tứ Uy Nghi như sau:
- Hành như Phụng
- Trụ như Tùng
- Tọa như Chung
- Ngọa như Cung
Con muốn hỏi, Ngọa như Cung là như thế nào? Con kính xin Thầy khai thị cho con được rõ. Con xin mang ơn Thầy.
Con kính chào Thầy.
Ngày gửi: 09-11-2021
Câu hỏi:
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con kính xin đảnh lễ Thầy.
Hôm nay con không có câu hỏi, chỉ vào trang nhà vấn an, tri ân Thầy. Thầy là ngọn đuốc sáng cho chúng con noi theo.
Nguyện cho Phật Pháp trường tồn. Nguyện cho tất cả chúng sanh muôn loài an vui và hướng tới giải thoát.
Với tâm từ,
Diệu Hoà
Ngày gửi: 09-11-2021
Câu hỏi:
Kính bạch Sư!
Con nghe pháp của sư đã được 1 tháng rồi, và nhận ra 1 điều:
Trước đây khi niệm Phật hay ngồi thiền, khi định tâm được rồi thì con cảm nhận được sự an lạc thoải mái trong tâm, nhưng khi con xả thiền hay buông câu niệm Phật, thì phiền não lại ùa về. Từ đó, con nhận thấy dù có thiền hay niệm Phật, thì chỉ đem lại cảm giác an lạc nhất thời, không đạt được kết quả như con mong muốn.
Từ khi con nghe được bài giảng về tánh biết và pháp quán niệm sự chết của sư thì con thấy tâm con nhẹ nhàng hơn hẳn.
Con có thắc mắc 1 điều là mỗi lần khi con biết mình ưu phiền một điều gì đó, con thường quán tưởng đến cái chết, thì lập tức phiền não không còn, con thường quán tưởng như vậy mỗi khi phiền não đến như một cách để giúp cho mình trở về với thực tại. Xin sư giải đáp, con thực hành như vậy có đúng không ạ, vì trong pháp tánh biết sư có giảng là khi phiền não đến thì hãy nhẫn nại và cảm nhận nó, con có mâu thuẫn là không biết mình quán tưởng đến cái chết là có phải chống đối lại phiền não không?
Con chúc sư nhiều sức khỏe!
Ngày gửi: 09-11-2021
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,
Lúc trẻ, con hay nghe nhạc và hát theo. Những bài hát, lời nhạc và giai điệu này khắc sâu trong ký ức con. Thỉnh thoảng chúng lại trỗi lên trong đầu và miên man không dứt, nhất là những lúc tĩnh lặng ngồi thiền. Con có cảm giác như một bài hát đang chơi liên tục trong đầu, khi một ý nghĩ xuất hiện thì cắt ngang dòng nhạc, sau đó thì nhạc lại tiếp nối từ ngay khúc bị đứt quãng một cách hoàn toàn vô ý thức. Con mong thầy giải thích dùm con hiện tượng này để con có thể hiểu và thay đổi nó.
Con cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 09-11-2021
Câu hỏi:
Bạch Thầy.
Con sống ở Sài Gòn. Trong cuộc sống thì ngoài gia đình, vợ con còn có các mối quan hệ khác như cha mẹ, anh em, đồng nghiệp, đối tác và bạn bè...
Cuộc sống thì cơm áo gạo tiền. Ngoài gia đình mình ra, trong các mối quan hệ khác thì đều gặp phải tham sân si.
Biết rằng mình không làm điều gì để hại người khác nhưng khi gặp phải đối tượng tham sân si nhưng cũng phải bảo vệ những quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình.
Bạch Thầy,
Xin Thầy chỉ con cách sống chung với các đối tượng tham sân si theo Phật pháp để mình có thể sống an nhiên tự tại.
Nếu mình tham sân si với các đối tượng tham sân si thì mình cũng không khác gì họ. Nhưng nhường nhịn, bỏ qua thì họ lại chèn ép, giành giật những thứ thuộc về mình.
Bản thân con thì không cần gì hết, vẫn an nhiên tự tại. Nhưng con còn vợ con, gia đình và con có trách nhiệm với họ. Nếu buông bỏ mọi thứ thì sẽ làm khổ vợ con, cho nên con không biết phải làm như thế nào?
Ngày gửi: 09-11-2021
Câu hỏi:
Thưa Thầy quý kính,
Sáng hôm nay hai dì cháu con đã đến đảnh lễ Thầy với lòng biết ơn vô hạn.
Từ ngày con đủ phước duyên biết đến những lời dạy giản dị mà uyên thâm của Thầy, con như biết được hướng đi mặc dù còn yếu kém.
Con có đứa con gái duy nhất mà nó bỏ học giữa chừng, ăn chơi đàn đúm. Con vô cùng đau khổ và tuyệt vọng, con không ngừng tìm kiếm: nào là những vị nỗi tiếng hiện tại về thiền tâm lý trị liệu và rất nhiều nơi khác. Cuối cùng con cũng về được nương tựa vào những lời Pháp nhũ từ Thầy.
Con gái của con như vậy rất khổ đau, nhưng nhìn lại thật kỹ là do điều đó mà con mới được biết đến Thầy, có lẽ con nên biết ơn nghịch cảnh đó.
Giờ này đây con biết con sẽ còn đối diện với rất nhiều khó khăn trên con đường sanh tử. Nhưng con thật sự có phước báu vô cùng mới đủ duyên mà gặp được những lời khai ngộ đầy lòng từ ái của Thầy.
Sau cùng Thầy cho con được cung kính đảnh lễ Thầy, con có ước nguyện nếu kiếp sau con đủ phước được làm người Ngài chứng minh cho con được tiếp tục gặp được Giáo Pháp của Ngài.
Con không có khả năng viết lên hết được những điều tâm của con, xin Ngài bi mẫn chứng minh cho con nhé.
Co kính nguyện Ngài nhiều sức khỏe, khinh an và trụ thế dài lâu cho hàng hậu học chúng con được thấm nhuần mưa Pháp.
Con Tâm Liễu Như.
Ngày gửi: 09-11-2021
Câu hỏi:
Nam-mô Phật!
Con kính thưa Sư ông,
Con đang hành thiền theo kỹ thuật quét cảm thọ từ trên đỉnh đầu xuống từng đầu ngón chân và ngược lại, trở lên đỉnh đầu ạ. Dạo gần đây khi con quét đến thân phần cột sống thì như có luồng khí, uốn cong lưng theo hướng đầu ngửa ra sau, khi quét đến xương cổ thì uốn đầu nghiêng qua trái, nghiêng qua phải, và khí dồn lên phần đầu ạ. Trạng thái khí dồn lên phần đầu ngay cả khi con ngồi đọc sách, không hành thiền, tức là khi con ngồi thân tĩnh lặng thì quan sát thấy rõ cảm thọ có 1 áp lực đẩy lên đỉnh đầu, và có sự dao động vật lý bên trong đầu như là có luồng khí dao động trong đó ạ.
Kính xin Sư ông kiến giải giúp con:
1. Hiện tượng này có tác hại gì không ạ, hay chỉ là hiện tượng vật lý bình thường ạ?
2. Con có nên hành theo phương pháp này nữa không ạ?
3. Nếu chưa phù hợp, con xin Sư ông hướng dẫn giúp con hóa giải ạ.
Con kính tri ân Sư ông ạ!
Ngày gửi: 09-11-2021
Câu hỏi:
Con chào thầy!
Đầu thư con xin chúc thầy thật nhiều sức khỏe. Nay con xin thầy dạy cho con 1 câu niệm Phật với ạ. Tại con chẳng đọc kinh sách gì nhiều nên không biết, hằng đêm để tỏ lòng cảm ơn con chỉ biết quỳ lạy đức Phật và thầy Viên Minh trong tâm thức trước khi đi vào giấc ngủ. Ngày xưa con hay nghe mọi người đọc "A-di-đà Phật", con bắt chước đọc theo nhưng cũng không biết đúng hay không, nay con mong thầy chỉ dạy cho con 1 câu niệm Phật đúng ạ. Con đội ơn thầy.
Ngày gửi: 09-11-2021
Câu hỏi:
Dạ kính thầy,
Có một câu hỏi tục đế mà con cứ loay hoay mãi. Nay con quyết định là mình sẽ hỏi thầy. Con trước giờ khá lười vận động chân tay, hoạt động trí óc là chủ yếu. Sức khỏe của con những năm gần đây không được tốt lắm. Vì vậy mà con chú tâm hơn đến chuyện tập luyện. Con đã học và tập qua khá nhiều môn, nhiều bài (Yoga, Khí công, Thái cực,…), (hẳn là cũng còn lơ tơ mơ thôi chứ chưa được đi sâu như thầy), nhưng ko cảm thấy hứng thú ở bất cứ bài tập nào. Con cảm thấy mình vẫn chưa thấy được cái core (cốt lõi) của sự vận động. Bản chất của sự vận động là gì? Vận động như thế nào là đúng, là hợp với thân tâm mình, là thuận với Trời Đất… Con lờ mờ nhận thấy là mình không nhất thiết phải tập vào một hoặc vài thời điểm cụ thể trong ngày, mà cứ sống bình thường thôi, cứ sinh hoạt bình thường thôi, luôn thận trọng chú tâm quan sát trong mọi hành động, tánh biết sẽ dẫn đường cho mình (điều chỉnh những tư thế sai xấu - biết khi nào động cần chuyển sang tĩnh, khi nào tĩnh cần chuyển sang động, động thì động như thế nào, tĩnh thì tĩnh như thế nào…) Nhưng mới chỉ lờ mờ thôi nên con muốn xin thầy chỉ dẫn thêm. Hiện giờ con đang tạm dừng tất cả các môn tập. Phần vì cái nhận ra lờ mờ trên, nhưng đầu tiên là vì thật không biết tập cái gì. Nếu được, con cũng mong có thể được thầy recommend (giới thiệu) một môn tập, người thầy hay cuốn sách cụ thể nào đó trong lĩnh vực tập luyện mà thầy thấy hữu ích.
Con kính tri ân thầy rất nhiều ạ, dù thầy có trả lời thư con hay không. Khi viết xong đoạn thư này con đã thấy một cảm giác trọn vẹn.
Ngày gửi: 09-11-2021
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy!
Dạ thưa Thầy, cái thấy của con như thế này: Có 2 dạng nhất tâm: Một là cố gắng nhất tâm (có ý đồ của bản ngã). Hai là tâm tự nhiên trọn vẹn là một. Xin Thầy từ bi chỉ dạy!
Thành kính đảnh lễ Thầy!