Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 08-10-2021
Câu hỏi:
Bạch thầy,
Hiện tại con đã hết câu hỏi vì thầy đã dạy con nguyên lý để khi không có thầy con cũng có thể tìm câu trả lời.
Đây là điều bất ngờ và cũng là phúc lành lớn của con. Con không biết nói gì hơn ngoài sự kính trọng và biết ơn thầy.
Kính thầy!
Ngày gửi: 08-10-2021
Câu hỏi:
Dạ kính thưa Sư Ông.
Hồi trước khi con xem 1 bộ phim buồn hay nghe một bản nhạc hay thì con rất dễ bị xúc động và rơi nước mắt. Nhưng khi con tìm hiểu và đọc các lời Đức Phật dạy cùng với việc thực hành Thiền Vipassana thì con ko còn các cảm xúc đó nữa.
Khi con đọc tin tức về một người nào đó mất, con lại cảm thấy vui cho người đó vì người đó ko còn phải khổ đau trong cuộc đời này nữa.
Bà ngoại con năm nay 90 tuổi vừa mới bị covid và đã khoẻ mạnh trở lại. Con rất vui. Nhưng trước đó thì mọi người ai cũng lo lắng và sợ bà ngoại con ko thể qua khỏi. Con ko hiểu vì sao lúc đó con thật sự tỉnh táo. Con không lo sợ. Quy luật sinh lão bệnh tử ai cũng phải trải qua. Chết ko đáng sợ, quan trọng là cái chết có nhẹ nhàng hay ko thôi. Bà Ngoại con là Phật Tử cũng đã hơn 50 năm nên con rất yên tâm vì con biết những gì tốt đẹp sẽ luôn đến với bà.
Con thương bà ngoại rất nhiều nhưng không hiểu sao khi biết bà bị nhiễm covid thì con không hề sợ hãi nếu bà mất đi. Thật tốt khi bà đã về nhà và khoẻ trở lại.
Từ khi con nghe các bài pháp thoại của Sư Ông thì con không còn sợ hãi về quy luật sống chết nữa. Cái gì đang diễn ra thì cứ nhận biết và không phán xét hay suy diễn gì thêm.
Dạo này khi con ngủ con cũng thường nằm mơ, nhưng có 1 điều là trong mơ con vẫn thấy biết giống như lúc con đang tỉnh vậy. Có những giấc mơ rất dài, con có thể cảm nhận được là mình thấy biết và đôi lúc biết dừng lại trước những cám dỗ trong giấc mơ luôn.
Con thật sự cám ơn những bài Pháp thoại của Sư Ông.
Con chúc Sư Ông luôn mạnh khoẻ.
Ngày gửi: 08-10-2021
Câu hỏi:
Sau khi trải nghiệm một phần nào đó thực tại chuyển động của tự tâm con cũng như sự vận hành của các pháp bên ngoài, con còn cảm thấy mọi sự mọi vật thật không thể nắm bắt, từ vật thô nhất là cơ thể vật chất này cho đến tâm của con. Chính vì điều đó mà con càng có niềm tin rằng niềm an lạc và chân thật nhất chính là nội tâm vô ngã vị tha, hay tánh biết vô ngã. Nhưng để hoàn toàn sống trong thể tánh đó thì không dễ vì vọng niệm tập khí còn dày nên vẫn sẽ hiện hành lên trong tâm thức con để con phải học hỏi từ nó. Con biết bây giờ sự kham nhẫn và thời gian là quan trọng nhất trong lúc này, nhưng môi trường tu học cũng rất quan trọng để tập khí, nghiệp thức cũ được tiêu mòn dễ dàng hơn. Con hiện tại cũng đang tu học tại một tu viện nhưng dường như đa số sinh hoạt thường hướng về phụng sự và mở khoá tu, nên duyên cũng khá nhiều. Con cũng thấy ngoại duyên nhiều như vậy cũng làm cho tâm con chuyển động nhiều. Con xin Thầy cho lời khuyên để con có thể sống được sâu sắc hơn tánh biết này để hoàn thành con đường đạo nghiệp mà một vị tu đạo phải làm. Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 08-10-2021
Câu hỏi:
Con chào Thầy. Xin thầy vui lòng giải đáp thắc mắc giúp con.
Con tên Thành, 39t. Trước đây con có tình cảm với người đồng giới rồi chẳng đi tới đâu và con dần cũng không còn cảm xúc nữa, bây giờ con tha thiết xuất gia tu học thì có được không ạ? Con quyết tâm tu và chừa bỏ những tập nghiệp xấu trước đây, nỗ lực tu hành mong sớm giác ngộ vì con hiểu đời là bể khổ, nhất là ái dục. Con hiểu rõ nó nên con quyết tâm từ bỏ nó thì con xuất gia được không ạ? Xin thầy giúp con.
Ngày gửi: 08-10-2021
Câu hỏi:
Con kính chào sư ông!
Thưa sư ông, con là một thanh niên sắp sửa bước sang tuổi 18, trước đây con là người tu học theo Bắc Tông, càng lớn niềm tin vào Tịnh Độ Tông càng phai mờ và biến mất, và con có niềm tin mãnh liệt vào Phật Giáo Nguyên Thuỷ.
Dần dần con bắt đầu thọ trì ngũ giới, và tập hành thiền tại nhà khi rảnh rỗi, con bắt đầu tập với phương pháp thiền định niệm hơi thở, và dần dần bước đến thiền minh sát, con không có cơ hội tham gia khoá thiền 10 ngày, nên nhiều câu hỏi trong đầu con luôn trôi chảy ồ ạt, kính mong sư ông giải đáp giúp con:
Khi con đi, đứng, nằm, ngồi con đều quan sát, chánh niệm nhưng nhiều khi cũng thất niệm nữa sư ông ạ, nhiều khi con nổi tham, hoặc sân và si, lúc đầu con còn mê mờ chưa biết, lúc sau khi nó bắt đầu yếu ớt đi 1 chút con mới nhận ra mình đang chạy theo Tam Độc, và nó biến mất như bản chất của nó là đến và đi. Và lúc con thiền lâu tầm 30p, đôi khi có những cảm giác xúc chạm, cảm thọ gây ra cho mình khó chịu, dù con biết là nó đang hiện hữu, nhưng con không thể ghi nhận hết thảy, chỉ biết là nó vừa mới hoặc là đang diễn ra mà thôi.
Con hành thiền như vậy có được đúng pháp không thưa sư ông? Con xin cảm ơn sư ông, cầu chúc cho sư ông thật nhiều sức khoẻ ạ.
Ngày gửi: 08-10-2021
Câu hỏi:
Chào thầy ạ. Thầy xem cái hiểu của con ĐÚNG KHÔNG Ạ:
TÂM KHÔNG LÀ THIỀN?
TÂM HỮU (tùy duyên) cũng là thiền phải không thầy?
Con chúc thầy luôn mạnh khỏe ạ.
Ngày gửi: 08-10-2021
Câu hỏi:
Thưa thầy. Trước tiên cho con được cảm ơn thầy vì từ khi biết đến thầy cuộc đời con đã thay đổi rất tốt, như đi trong đêm tối nhìn thấy ánh thái dương. Con vẫn luôn dõi theo thầy. Con biết thầy tinh thông dịch lý và con cũng rất say mê học dịch. Vốn Hán Việt của con còn yếu nên chỉ có thể đọc bản dịch. Hiện con đang đọc bản "Dịch Kinh Tường Giải" của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Xin thầy chỉ điểm cho con xem có phải bổ sung gì không và phương pháp tiếp cận cho đúng đắn ạ?
Và còn một điều con muốn hỏi thầy là xin thầy cho con biết phải hiểu "như lý tác ý" như thế nào mới đúng ạ?
Ngày gửi: 07-10-2021
Câu hỏi:
Bạch thầy,
Về mặt thực hành thì có thể mỗi người có một căn cơ nên con không dám nói. Về mặt lý luận Phật học thì không thể bác bỏ được "thấy biết hiện tại như cái đang là" theo bất cứ khía cạnh nào. Con có phần ngạc nhiên là một số người được cho là có khả năng lý luận mà vẫn không chấp nhận theo về điều này. Phải chăng là phần đông con người đều tìm kiếm cái gì đó cao xa mà không tồn tại trên đời, thưa thầy? Sự huyền diệu nằm trong sự giản dị ngay bên cạnh mà lại không biết.
Kính thầy,
Ngày gửi: 07-10-2021
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, cái tính cầu toàn của con sao con không bỏ được, biết là mọi chuyện bất như ý đến là dịp để mình học hỏi, để nâng cấp bản thân mình, nhưng con rất bất mãn với những lỗi lầm, những kết quả xấu do mình lơ mơ gây ra và con biết mình lơ mơ thì thấy đang lơ mơ, bị điều khiển thì thấy đang bị điều khiển... nhưng cái đối kháng vẫn cứ xuất hiện và con bị cuốn theo và lại không chấp nhận việc bị cuốn đó.
Rồi thế thái nhân tình, ai gây phật ý với mình, không nhận được lời xin lỗi hay cảm thấy mình bị lợi dụng bị coi thường thì cái sân hận vẫn y như cũ, dù mình đã thấy họ cũng không đến nỗi bị hận đến vậy, hay không thể cho qua nếu họ không thực hiện đúng lời hứa của họ.
Tuy nhiên, đến cuối ngày hôm nay mọi chuyện tự nhiên bốc hơi hết, nên con chợt nhận thấy, rồi những tiêu cực đó có sinh và sẽ có diệt, chúng không tồn tại mãi mãi trong con. Và cái bản ngã kia sẽ có thời hạn tồn tại ngắn dần ngắn dần... với sự có mặt của Tánh biết và sự vận hành của Pháp.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 07-10-2021
Câu hỏi:
Thầy ơi, đôi khi buông xuống, chấp nhận những yếu kém và bất toàn của bản thân thật dễ chịu ạ. Còn hơn gồng mình vươn lên những hoàn hảo, cho dù là những điều thiện, mà ở đó có khi chỉ là những ảo tưởng của Bản ngã.
Kính xin Thầy soi sáng!