Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 05-10-2021
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ hòa thượng. Kinh chúc sư ông thật là nhiều sức khỏe và có nhiều bài pháp thoại giảng cho Phật tử chúng con. Con xin hỏi sư ông là còn cho quy y Tam Bảo và chừng nào quy y được vậy sư ông?
Ngày gửi: 05-10-2021
Câu hỏi:
Con kính chào thầy!
Qua quá trình trải nghiệm, chiêm nghiệm chính mình và cuộc sống. Qua sự khai thị của thầy cuộc sống của con sống theo hướng sau: luôn trở về soi sáng ngay nơi thực tại để thấy ra sự thật, với sự thật chân đế chỉ cần buông tâm ra là thấy, với tục đế cần phải hướng tâm vào đối tượng nhưng tâm ko phản ứng tham sân si, không trụ không dính mắc… để thấy và hành tuỳ duyên thuận pháp với cái thấy đó (Đôi lúc cũng thấy/hiểu sai và hành sai, nhưng ngay khi biết sai liền điều chỉnh nhận thức và hành vi lại cho đúng tốt).
Thầy cho con hỏi con hành như vậy có đúng hướng giác ngộ giải thoát không ạ? Có cần điều chỉnh gì không ạ?
Con cám ơn thầy
Ngày gửi: 05-10-2021
Câu hỏi:
Con bạch Thầy, mong Thầy và chư Tăng luôn mạnh khỏe an yên.
Con có duyên nghe Pháp của Thầy, từ ngày hiểu biết về chánh niệm qua các bài giảng của Thầy, con tác ý đến hoạt động của bản thân mình. Có những khi con ăn, con ham và ăn món ngon, nhưng con không nhận ra ngay lúc đó, mà ăn xong con mới thấy là hồi nãy mình tham mình ăn nhiều, cũng có khi con dạy học cho con của con, lại nổi giận la rầy cháu, không nhận ra trong lúc đó mà phải mất một lúc sau mới thấy là khi đó mình sai, tâm mình lúc đó có sân... Cứ như vậy đó Thầy, con khởi lên suy nghĩ về chuyện này như câu chuyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa, chánh niệm khởi lên như chú Rùa chậm chạp, còn cái tâm dễ duôi, dễ phóng dật dễ phát ra cái tham, cái sân, cái si thì như con Thỏ kia, nó nhanh lắm, nó chạy trước, chánh niệm Rùa chỉ kịp nhìn thấy cái bóng của Thỏ thôi… nhưng con tin rằng con sẽ tiếp tục pháp hành quán sát này, để đến lúc nào đó sự kiên trì này, nhẫn nại này sẽ làm cho chánh niệm ngang bằng với cái phóng dật kia, rồi sẽ có lúc chánh niệm đủ sức vượt qua để cản đầu sự phóng dật dễ duôi kia và bỏ xa nó như câu chuyện đức Phật tuy chỉ chậm rãi từng bước chân cũng bỏ xa tên cướp dù kẻ đó chạy theo cỡ nào; khi con Rùa chánh niệm được đủ đầy tinh tấn trong con thì con Thỏ dễ duôi phóng dật kia cũng không còn sức lực nào để theo kịp cả.
Con đảnh lễ Thầy và chư Tăng, nếu điều khởi lên trong con là chánh Pháp con nguyện sẽ tiếp tục giác sát như thế này để chánh niệm thêm vững chắc, nếu có sai mong Thầy chỉ dẫn cho con.
Ngày gửi: 05-10-2021
Câu hỏi:
Dạ bạch Thầy, Con xin nhớ lời Thầy dạy "Tâm bình thường là đạo".
Con có một mong muốn là hết dịch đủ duyên chúng con có thể vào chùa xin đảnh lễ Thầy, chỉ vậy thôi được không ạ!
Từ khi nghe pháp của Thầy con hiểu được và luôn mong được lễ bái ngài với tất cả tâm thành của con!
Con không mong được gặp 1 thần tượng ngoài đời nào cả, vì con biết rõ bản chất của họ. Con chỉ muốn xin lễ bái Thầy ạ.
Mong Thầy từ bi.
Ngày gửi: 04-10-2021
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con không tìm thấy quyển “Đừng hiểu lầm Lão tử” trong thư viện của trang web này ạ.
Ngày gửi: 04-10-2021
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy!
Trong một số bài giảng Thầy có đề cập đến Lão Tử, nhưng con vốn khờ khạo không tiếp thu được nhiều xin Thầy từ bi hoan hỷ khai thị cho con ba điều:
1. Những điều cốt yếu trong tinh thần Lão Tử là gì?
2. Về mặt ứng dụng tinh thần Lão Tử nên như thế nào để hòa hợp với tinh tấn chánh niệm tỉnh giác của Phật Giáo?
3. Con có cần đọc Đạo Đức Kinh không và nếu cần thì con nên đọc bản dịch của vị nào để hợp với căn cơ thấp kém của con?
Con cảm ơn Thầy ạ.
Ngày gửi: 04-10-2021
Câu hỏi:
Dạ con xin bạch hòa thượng :
Mong hòa thượng từ bi giải đáp và hướng dẫn con đường tu tập, con rất muốn xuất gia vì chưa đủ duyên vì gia đình còn nhiều khó khăn.
Hàng ngày con vẫn sống tùy duyên và đợi cơ hội.
Vì trong con không biết sao chỉ muốn được mặt pháp phục của Phật (Nguyên thủy)
Thời gian gần đây do dịch bệnh con ơ nhà và đây cũng là thời gian chuyên tâm để học và tư duy về Pháp.
Con nhận ra được rất nhiều điều, do quán mà thấy các nhân duyên sinh diệt. Bên trong tâm con thì tập nhìn thấy cái sanh diệt liền buông, nên tâm không bị vướng kẹt chấp.
Điều này cũng đã được gần 7 ngày nhưng đến hôm nay con rất đau đầu, và căng thẳng rất áp lực con gần như muốn òa khóc vì ko biết giải tỏa nó ra làm sao, rất khó chịu.
Mong hòa thượng từ bi khai thị giúp con !
Con xin cuối đầu đảnh lễ hòa thượng
Ngày gửi: 04-10-2021
Câu hỏi:
Chào thầy ạ! Con muốn hỏi thầy là việc mình tụng niệm 9 Ân Đức của Chư Phật vào xâu chuỗi hoặc dây cát tường để người đeo được bình an, không bị các năng lượng âm quấy phá như con nít hay khóc đêm thì có hiệu quả không ạ. Con xin cám ơn thầy!
Ngày gửi: 04-10-2021
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Sư Ông,
Qua một câu trả lời ở dưới đây của Sư Ông về mọi vật do nhân-duyên hay do tâm thức tạo ra, con tạm hiểu là: các pháp hữu vi đều do duyên hợp thành, và có bản chất biến đổi, bất toại nguyện, không thuộc sự kiểm soát của "ta". Chỉ do tư kiến, tư dục mà hiện thực của mọi sự mọi vật bị bóp méo theo cái nhìn chủ quan của mỗi người; những góc nhìn ấy đều có phần thiên lệch, không nói lên toàn diện sự thật và có thể rất khác biệt nhau. Như vậy, về mặt tâm lý, nếu ứng dụng "sự tạo tác của tâm thức" ở một mức độ nào đó thì có thể đem đến lợi ích nhất định cho mỗi cá nhân, ví như một người có cái nhìn quá bi quan so với thực tiễn thì nên lạc quan hơn, ngược lại người quá lạc quan thì nên thận trọng hơn... Và hình như điều đó có thể đánh thức những "tiềm năng nội tại" nào đó dẫn đến những thành công cần thiết ở một giai đoạn của cuộc sống. Tuy nhiên, nếu một người quá dính mắc vào "tạo tác chủ quan" ấy của tâm thức thì trong cuộc sống, người này sẽ phải chịu nhân-quả tương quan với sự phiến diện, xa rời sự thật của mình (ví dụ suy nghĩ tích cực quá đâm ra chủ quan hoặc tiêu cực quá đâm ra nghi kỵ - những điều này có thể kéo thành công ban đầu xuống thất bại hoặc khổ đau về sau). Thưa Sư Ông, phải chăng đây là mặt lợi-hại của thuyết "mọi sự do tâm tạo" khi đối chiếu với sự thật ạ?
Con nguyện cầu Chư Thiên gia hộ Sư Ông được mạnh khỏe và bình an!
Ngày gửi: 04-10-2021
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy,
Hằng ngày trong thời công phu con đều có đọc Bát Nhã Tâm Kinh. Gần đây con hiểu khi mình tu nếu có chú tâm quan sát với tâm trong sáng tĩnh lặng và thấy biết rõ thực tại hiện tiền như nó đang là thì cũng giống như lời dạy trong Bát Nhã Tâm Kinh mình sẽ vượt hết mọi khổ ách. Con cảm nhận như cũng giống nhau.
Bạch Thầy con xin sám hối nếu hiểu sai.
Kính mong Thầy chỉ dạy thêm cho con.
Con kính tri ân Thầy.