Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 03-10-2021
Câu hỏi:
Dạ, quả thật thưa Sư Ông! trở về nghiền ngẫm cái tâm mình chính là quyển Kinh vi diệu nhất. Ngày xưa con cứ thắc mắc tại sao ngài A Nan uyên bác như thế, gần gũi Phật như thế mà sao chưa đắc A La Hán khi Phật còn tại thế (nhiều người chắc cũng nghĩ như con). Con còn thắc mắc tại sao Phật không “kèm cặp” cho ngài A Nan nhanh đắc, hay là lời Phật không “linh” với “người nhà”.
Nay con tự lý giải được trong quá trình chiêm nghiệm cuộc sống (có thể con không đúng nhưng không sao ạ, cái đúng sai chỉ là tương đối). Con cũng muốn chia sẻ để có thể là thêm một góc nhìn cho người học Phật. Con nghĩ, càng nhiều góc nhìn, thì mới càng đi đến gần sự thật!
Ngài A Nan là em Phật, sinh ra “ngậm thìa vàng”, Ngài là cành vàng lá ngọc, dung mạo đẹp trai, đa văn uyên bác. Khi đi tu thì lại là thân cận trợ thủ của Phật, ai cần gặp Phật cũng phải cầu cạnh Ngài, ai quên kinh cũng phải “nhờ” ngài. Con nghĩ nếu con là Ngài, thì cái Tôi của con cũng sẽ cao “ngút ngàn” dù có cố tỏ ra khiêm cung. Chính cái Tôi đó, cái đa văn đó là chướng ngại của Ngài!
Con cũng chắc rằng Phật quá hiểu điều đó nên chắc Phật cũng mỉm cười thầm và tự nhủ “trái hãy còn xanh, rồi tới lúc cũng chín thôi” và Phật cũng không tác động vào quá trình “chín” này!
Khi Phật chết, ngài A Nan là người buồn nhất vì Ngài hụt hẫng, ánh hào quang mà Ngài nương tựa đã mất. Đã vậy Ngài Ca Diếp còn “bồi thêm một nhát”. Không cho Ngài dự hội nghị kết tập vì cho là Ngài không xứng đáng. Con chắc rằng trong thâm tâm ngài A Nan không tin là sẽ bị đối xử như vậy, Ngài luôn nghĩ mình là nhân vật số 1 phải có trong kì kết tập. Chính cú đấm bồi của Ngài Ca Diếp làm cho ngài A Nan rơi xuống tận cùng của sự thất vọng. Mọi thứ của Ngài mất quá nhanh, quá nhanh. Cái Tôi tan vỡ, một bồ chữ của Ngài cũng chỉ là con số Không, danh vọng của Ngài cũng là con số không.
Lúc này Tất cả chướng ngại đều tan, thì sự thật hiển lộ!
Đó cũng là quá trình con đang trải qua, cái Tôi nó phải bầm dập, ê chề, nhục nhã, thất vọng rồi nó mới sáng ra. Trí tuệ và đạo đức mới được phát huy. Ngọc mới được mài sáng!
Con đảnh lễ sư Ông, xin Sư Ông giữ gìn sức khỏe ạ!
Ngày gửi: 03-10-2021
Câu hỏi:
Thưa thầy, con có cùng một thắc mắc như một bạn hỏi ở phía dưới là tại sao thầy có thể nhẫn nại trả lời nhiều câu hỏi đến vậy. Rất nhiều câu hỏi siêu dài, nội dung nhiều, một ngày không biết bao vấn đề. Sau khi con đọc câu trả lời của bạn thì con có hiểu ra tại sao thầy có nhẫn nại nhưng bản thân con lại không có được điều đó.
Về mặt lý thuyết con đang hiểu tất cả chúng sinh đều chung một nguồn gốc, cách biểu hiện ra khác nhau thôi. Con biết điều này cũng mấy năm rồi, nhưng con lại chưa bao giờ thấy ra điều đó, có phải con vẫn mang một một cái tôi bản ngã đi theo nên con không thấy ra mình với người khác là một không ạ? Và con cũng cảm thấy mình thiếu bao dung với nhiều người gây phiền phức với mình. Xin thầy có thể chỉ bảo cho con làm sao để thấy mình với tất cả mọi thứ đều chung một nguồn gốc ạ? Khi con thận trọng chú tâm quan sát thì khi ấy không có bản ngã nhưng khi ấy con cũng không thấy mình và mọi vật là một. Con không biết câu hỏi của mình có phải sở tri sở đắc, mong muốn đạt được trải nghiệm muốn thấy ra mình là một không nữa. Kính mong thầy có thể soi sáng cho con ạ. Con xin cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 03-10-2021
Câu hỏi:
Bạch Thiền sư Viên Minh
Con xin cúi đầu đảnh lễ Thiền sư!
Con đã đọc và nghe rất nhiều bài pháp của Chư Tổ cũng như của các Đại sư thời nay.
Nhưng con chưa thấy ai giảng pháp được rõ ràng rốt ráo, giản dị như Ngài. Xin đảnh lễ bày tỏ lòng biết ơn vô hạn.
Con xin hỏi Thiền sư mấy điều còn chưa rõ:
1/ Con không thấy Đức Thế Tôn nói về Phật A-Di-Đà và sự tồn tại của một "Cõi Tây Phương cực lạc" bao giờ. Vậy tại sao những từ này luôn được nói đến ở Tịnh Độ Tông và Mật Tông rằng: nếu nhất Tâm luôn niệm "A-Di-Đà Phật" thì sẽ được vãng sanh về đó.
Thậm chí có một Cõi như vậy, thì chả nhẽ đơn giản thế? Một kẻ nửa đời tạo ác nghiệp rồi sau đó ngồi Niệm như vậy là vãng sanh ư?
2/ Con rất tâm đắc những gì ngài nói về Thiền, về Chánh Định, về "dùng cái Tiểu Ngã mà tạo ra cái Đại Ngã", về "Nhìn thấy và Trở về", về "vô vi, vô tác, vô cầu, vô đắc" v.v... về tất cả những gì thuộc Phật Pháp.
Nhưng: Nhìn ra được cái "quá trình Thân-Thọ-Tâm-Pháp" quả là ko dễ.
Hiện tại con chỉ mới có thể nhìn được Thân và Thọ.
Ngài có thể nói rõ hơn về việc Nhìn-ra-Tánh-Biết không ạ?
Xin cám ơn Ngài.
Ngày gửi: 03-10-2021
Câu hỏi:
Con đảnh lễ thầy!
Con rất mừng khi nhận được câu trả lời của thầy, thầy cho con hỏi thêm cho rõ để con biết tu tập cho đúng pháp. Như vậy thầy hay nói "chân lý ở khắp mọi nơi..." là thầy nói đến 2 loại sự thật chân đế và tục tế phải không ạ? Và tùy vào hoàn cảnh mà ứng ra để thấy sự thật nào cho đúng với tính tướng thể dung của nó có phải không ạ (từ trước đến nay con cứ hiểu tu là thấy sự thật theo chân đế)?
Nam Mô Bỏn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Ngày gửi: 03-10-2021
Câu hỏi:
Kính bạch thầy,
Đức Phật dạy trong pháp thiền quán Tứ niệm xứ gồm quán thân, thọ, tâm, pháp. Con thắc mắc "tâm" trong Tứ niệm xứ có phải là "tưởng, hành, thức" trong ngũ uẩn?
Sao lại tách "thọ" riêng ra mà không để trong "tâm"? Như vậy Tứ niệm xứ thành Tam niệm xứ là thân, tâm, pháp.
Nếu tách "thọ" riêng ra khỏi "tâm" thì có thể hiểu sắc = thân + thọ được không? Vì thọ ví như là các cảm biến (sensor) của "tưởng" nhưng nó lại nằm trên thân (nên con gộp thân + thọ = sắc), có 6 cảm biến là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
"Thọ" ko tạo tác gì cả, nó chỉ là cảm biến ghi nhận khách quan nên đến đây chưa "động thủ", chưa tạo nghiệp. Nếu mình quán thọ trên thọ nghĩa là rõ biết lục căn đang tiếp xúc với bên ngoài, rồi mình stop nó lại, ghi nhận như nó đang là ko cho "tưởng" khởi lên được không? Vì bắt đầu tới "tưởng" là nó thêm mắm thêm muối vô không còn đúng sự thật mà thọ ghi nhận nữa, "tưởng" ví như cái đầu video phát lại những gì "thọ" thu vô nhưng "tưởng" nó cắt xén, đạo diễn theo "quan điểm" của nó. Dữ liệu "data" output từ "tưởng" đến "hành" đã sai lệch vì không trực nhận từ "thọ" nên "hành" trật lất kéo theo "thức" cũng sai, "thức" bỏ cái kinh nghiệm sai này vào cơ sở dữ liệu của nó để lần sau cung cấp dữ liệu cho "tưởng". Đây là cái vòng lặp giữa 3 cái "tưởng - hành - thức - tưởng".
May mắn là "thức" có thể suy xét, học lại bài học, sửa sai, thay đổi các kinh nghiệm sai trong kho dữ liệu của nó. Từ đó "tưởng" lấy được dữ liệu đúng khiến cho "hành" đúng. Đây chính là quá trình tu tập, chuyển nghiệp, chuyển hóa thân tâm.
Tới đây có hai chọn lựa:
Một là, giữ cho kho dữ liệu của "thức" chỉ còn đầy ắp "kinh nghiệm đúng" và tiếp tục bỏ vô "kinh nghiệm đúng" không dừng lại được qua nhiều kiếp tiếp nối. Lý do là chưa học hết bài học.
Hai là, hết bài để học, hết giờ làm bài, không còn gì để học, liễu tri, liễu ngộ mọi thứ. Tâm lúc này hoàn toàn thanh tịnh, rỗng lặng, vô sinh diệt và vô ngã.
Kính xin thầy chỉ dạy. Con đội ơn thầy!
Ngày gửi: 03-10-2021
Câu hỏi:
Thưa thầy, bây giờ con cảm thấy càng đi tới con đường càng dài càng xa thầy ạ.
Nhưng con vẫn cứ đi thôi vì con chưa dừng lại được thầy ơi, với con cũng không biết dừng lại rồi con sẽ làm gì.
Con xin cúng dường sức khoẻ đến thầy, chúc cho thầy luôn khoẻ mạnh soi đường cho chúng con.
Ngày gửi: 03-10-2021
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ thầy!
Con vừa nghe lại bài pháp "Buông xả, Tùy duyên" của thầy, trong bài pháp thầy có nói "... khi nghe tâm có 2 thái độ đúng:
1. Không sinh khởi: vẫn nghe như đó chỉ là âm thanh thôi.
2. Có sinh khởi: nghe xem người đó nói gì... nhưng tâm không phản ứng tham sân si, không trụ, không dính mắc.
Vậy 2 thái độ nghe như trên có phải là thấy sự thật như thầy thường nói không ạ?
Con cám ơn thầy đã chỉ dạy.
Ngày gửi: 03-10-2021
Câu hỏi:
Mô Phật!
Kính bạch Thầy! Con xin phép được chia sẻ vấn đề của con ạ.
Nếu nói về lòng yêu thương, giúp đỡ người khác, con có. Nhưng bình thường trong cuộc sống hằng ngày con cảm thấy mình rất "lạnh". Ko có hứng thú chủ động tiếp tiếp cận, nói chuyện, gần gũi, thân mật với ai. Chỉ khi cần giúp đỡ thì con luôn hoan hỷ, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn.
Thái độ sống lãnh đạm như vậy có vấn đề gì sai cần chỉnh sửa ko ạ thưa Thầy?
Con xin cảm ơn Thầy ạ!
Ngày gửi: 03-10-2021
Câu hỏi:
Con chào thầy ạ!
Đầu tiên con xin gửi lời chúc sức khỏe tới thầy và các chư tăng ở chùa Bửu Long ạ!
Thưa thầy, mỗi lần con ngồi thiền hay nghe nhạc thiền không lời là lòng con lại hướng về Phật pháp, con như muốn khóc vậy? Không biết con có duyên gì với đạo Phật không thầy?
Ngoài ra, con năm nay 31t chưa có gia đình, và con rất muốn vào Tp.HCM để mưu sinh cũng như được vào chùa để tu học Phật pháp được không thầy? Mong thầy soi sáng giúp con với ạ! Con xin cảm ơn thầy nhiều!
Ngày gửi: 03-10-2021
Câu hỏi:
Thưa sư, con vừa có trải nghiệm trên bàn mổ khi bị tiêm thuốc mê. Thân con không còn cảm giác nhưng con ghi nhận được tâm con trong suốt quá trình gây mê, lời nói của y bác sĩ, đôi lúc là hơi thở của con. Lúc đó con chìm trong một không gian trắng, những suy nghĩ khởi lên là những lời trong kinh tâm từ, lời phát nguyện làm lành, lánh ác giữ tâm ý trong sạch. Sự tôn kính Đức Phật khi nhờ có giáo pháp lúc đó con ko có một ý nghĩ bất tịnh hay lo sợ. Tâm con rất tươi mát và hạnh phúc, tự nhiên con muốn khởi tâm biết ơn, tâm từ đến mọi người trong bệnh viện, người bệnh và người thân của con. Vậy con muốn hỏi trải nghiệm này có thể gọi là một trải nghiệm về cận tử hay chỉ là một trạng thái do duyên hợp lại ạ?