loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-10-2021

Câu hỏi:

Trong "Khai Thị Thực Tại" (link: https://youtu.be/dsUupM1Uygg), Thiền sư Viên Minh bóc trần mọi ảo tưởng, ảo ảnh, sai lầm, u mê... của những người - kể cả xuất gia và cư sĩ - on the road to The Tao.
Sâu sắc, Vi tế, không khoan nhượng né tránh, ko sa đà vô Les Mots, rất dễ hiểu và ngắn gọn súc tích, thẳng thắn và chân thực.
The Book thích hợp với:
- Cả những người mà khi cầm the book là lần đầu tiếp xúc với Phật Pháp
- Cả với những người đã "tu tập" cả 50 năm hay lâu hơn mà chưa thấy Đạo đâu
- Cả với những người tưởng mình đã nhìn thấy The Tao
- Cả với những người chỉ "study" Phật Pháp để... chém gió cho oai
Ngay cả với những người có căn cơ bậc trung thì đọc kỹ và hiểu The Book cũng đủ để đi đến The Tao rồi, mà không cần phải tụng hay nghiền ngẫm từ Kinh Kim Cang đến Bát Nhã, từ Kinh Hoa Nghiêm đến Kinh Pháp Hoa, cũng khỏi lăn tăn phải "tu tập" theo Pháp Môn gì: Tịnh Độ, Mật Tông, Thiền Tông...
The Book còn vĩ đại hơn cả Ngộ Tánh Luận, Tuyết Quán Luận... của Bồ Đề Đạt Ma và Lục Tổ Đàn Kinh Together taken
Với những ai cao cơ, chỉ cần đọc ĐẠO ĐẾ - DIỆT ĐẾ (3 & 4) là đủ.

Con xin cúi đầu đảnh lễ Đại Sư Viên Minh và xin chúc Ngài mạnh khỏe, sống thật lâu để thế độ chúng sinh.
Nam Mô Bổn Sư Đức Thế Tôn Vô Lượng Tuệ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Cho phép con được hỏi một câu không liên quan đến sự thực hành, nhưng nó đang ảnh hưởng tới phần đông xã hội bây giờ, rất nhiều người đang theo học và đặt trọn niềm tin vào đó, đó là môn học Năng lượng gốc (NLG) do một người Việt sống ở nước ngoài hướng dẫn cách thu năng lượng từ bên ngoài để nâng cao sức khoẻ và chữa bệnh... Cái này có đúng không thưa thầy, hay nó cũng giống như mở luân xa, hay Pháp luân Công... Đa phần dùng tưởng và khiến người ta bị lệ thuộc vào đó mà khó gỡ phải không thầy? Con xin thầy cho chúng con biết ạ. Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2021

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Sau khi chánh niệm tỉnh giác đã trở thành tự động, mỗi khi cần suy nghĩ lý trí vẫn làm được nhưng lại có cảm giác khiên cưỡng. Dường như con không muốn dùng trí thông mình nữa vì đã quen với sự vận hành của pháp. Con muốn biết ý thầy về việc này.
Kính thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2021

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông!
Trong một lần trình Pháp trước (tháng 1 năm nay), Sư Ông có khuyến khích con rằng: ”con đã có thể tự trả lời các câu hỏi của con rồi, hãy khám phá tự do, đừng lệ thuộc Sư Ông hay Phật, vì giác ngộ là con đường hoàn toàn sáng tạo”. Được sự khích lệ của Sư Ông, con hoàn toàn yên tâm, hết băn khoăn và mang “gươm báu” vào hành trình của đời mình. Chẳng cần phải thay đổi lộ trình, còn gì phải sợ hãi nữa khi “gươm báu Thầy đã trao tay”?
Đúng là hành trình mấy tháng nay trở nên đầy thú vị, “nguyên liệu” để tu, để Thiền dồi dào khắp nơi, tại sao phải rúc đầu co vòi vô định, thậm chí tại sao phải xuất gia. Con đường đời đầy bài học giác ngộ mà cả những chuyện nhỏ xíu kì cục cũng học giác ngộ được, kể ra thì nó đến buồn cười, nhưng con cũng kể với Sư Ông và các đồng đạo như một bài Report để mọi người có thêm góc nhìn về tu học ạ!
Vợ dọn cơm lên thiếu trái ớt là toàn bộ giáo lý của Phật được giảng giải rõ ràng: Vì thèm ớt (Tham) nên không hài lòng với vợ (Sân) thế là đứng dậy đi kiếm ớt hoặc tỏ thái độ hoặc nói lời hơi trách móc (Si). Nhận thấy toàn bộ quá trình đó và dừng nó lại ngay, bật cười thú vị là Tứ Đế và Giới Định Tuệ hiện đủ. Nếu không thấy tới đó là có khi trùng trùng duyên khởi, sanh tử luân hồi lớp lớp ngay.
Nhưng nếu không có cái duyên thiếu trá ớt đó thì sao Tham Sân Si có mặt được? Mà Tham Sân Si không có mặt thì sao con thấy được Tứ Đế, làm sao thấy toàn bộ giáo lý Phật, làm sao nhận ra được Niết-bàn có ngay lúc đó? Thật là Bất khả tư nghì!
Ngày xưa đứa nhân viên nhắn tin trả lời lại cộc lốc ngắn ngủi, thì “khổ đế” nổi lên ngay, “Tưởng” đủ thứ, tưởng nó thay lòng đổi dạ, chắc kiếm được việc khác ở đâu nên giờ hết “sợ Sếp”. Khi nhận ra nó đang có việc bất khả kháng nên mới nhắn cộc lốc vậy thì “Diệt Đế” Niết-bàn ngay.
Rồi từ chuyện “nhỏ” đó con nghĩ về những cái đã trải qua của đời mình. Trong công việc, nay đối tác này mai đối tác nọ, sáng nhân viên gây lỗi, chiều khách hàng than phiền gây áp lực, tai nạn xảy ra với doanh nghiệp, đủ thứ chuyện trên đời. Nghe dông nghe bão sấm chớp đùng đùng riết quen, nên tâm trở nên giờ bình thản khi nghe “sấm chớp”.
Rồi khi chịu oan ức, khổ sở, bị làm nhục bởi người rất thân của mình, ngay lập tức thấy đau thắt ngực, khó thở, tay run rẩy, nói lắp bắp, vụng về đi thanh minh, thanh nga, trái tim tưởng như rớm máu nhưng khi quay lại “trọn vẹn với cảm thọ đau đớn đó” sau tầm 2-3 tiếng đồng hồ lắng dịu lại, cũng bật cười.
Nếu không quăng tấm thân này vào đời sao học được bài học? Rõ ràng bài học giác ngộ là bài học sáng tạo không cùng, không có khuôn khổ, mỗi người, mỗi số phận có một bài học hết sức rõ ràng riêng, “quả” nếu có “đắc” thì cũng như những chiếc Cup, rất khác nhau, nhưng cái nào cũng vinh quang và cùng bản chất, đó là trí tuệ, là đạo đức, là đoạn diệt, là Niết-bàn. Không khác được!
Con thấy xung quanh con, có những người, chưa bao giờ nghe Pháp, nhưng họ đủ trải nghiệm cuộc sống như vậy, lên voi xuống chó họ cũng vững vàng, bị đâm sau lưng họ vẫn không quá đau, những người này chính là Bahiya, chỉ cần đủ cơ duyên, nghe một câu họ sẽ giác ngộ!
Con “report” bài học của con đến Sư Ông với lòng biết ơn vô hạn! Mong Sư Ông hãy mỉm cười trước sự “ngô nghê” của những câu hỏi, những bài trình của chúng con! Chúc Sư Ông luôn khỏe mạnh ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2021

Câu hỏi:

Kính bạch thầy. Trước kia con và mẹ con là phật tử Bắc tông, sau này con biết pháp thầy thì con có tín tâm với Phật giáo nguyên thuỷ. Từ lúc đó con không còn tụng kinh hay trì chú nữa. Gần đây nhà con xây nhà và vừa vào nhà mới. Do dịch covid nên không thỉnh được thầy làm lễ vào nhà mới được, mà mẹ con chỉ tin tưởng thầy đó, ngoài vị đó ra mẹ không muốn thỉnh vị khác. Sư thầy đó khuyên tụng 21 quyển trọn bộ kinh địa tạng trong 21 ngày và trì mỗi ngày 108 biến chú đại bi thì mọi sự sẽ an ổn không cần thầy cúng cho vẫn được. Mẹ con chia cho con một ngày đọc một quyển kinh địa tạng trọn bộ còn mẹ con thì trì 108 biến chú đại bi. Con cũng không muốn mẹ con suy nghĩ nhiều nên cũng nghe mẹ tụng nhưng do không còn tín tâm nên lúc đọc con cảm thấy tâm không hoan hỷ mà khó chịu cố đọc nhanh cho xong nhiệm vụ. Nhiều lúc vừa đọc vừa nghĩ hay là không đọc mà chỉ ngồi thiền thôi, mẹ hỏi cứ nói dối là đọc rồi. Nhưng con lại nghĩ nói dối không tốt và nói dối khiến con cảm thấy cắn dứt trong lòng. Mà khuyên mẹ con thì lại không khuyên được vì mẹ con có lòng tin rất lớn, con nói sẽ làm mẹ cáu giận, con cũng không muốn như vậy. Bây giờ con phải làm thế nào ạ? Mong sư ông từ bi chỉ dạy cho con ạ.
Con thành kính tri ân sư ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2021

Câu hỏi:

Thưa thầy, con xin chân thành cảm ơn thầy đã dành thời gian trả lời những câu hỏi của con. Câu trả lời của thầy đã giúp con tháo bỏ rất nhiều những dính mắc vào lý thuyết mà con được nghe được biết. Con chỉ là một người có mong muốn được giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, tỉnh thức giác ngộ. Ban đầu con cứ nghĩ tỉnh thức giác ngộ là giây phút khi tâm tĩnh lặng hoàn toàn, không có tiếng nói ồn ào của cái tôi, trở về với tính biết. Con đã dựng nên một khái niệm như thế và cứ thế tìm cách để tâm tĩnh lặng mong mình được giác ngộ. Nhưng đâu đó con vừa nhận ra là mình đang mắc kẹt vào cái khái niệm đó thì phải. Tỉnh thức thực ra là trong chính cái giây phút hiện tại, như thầy nói niết-bàn là tại đây và bây giờ. Và con đang hiểu là nếu mình thận trọng chú tâm quan sát tại đây và bây giờ thì chính là tỉnh thức rồi. Còn cái việc sau khi thận trọng chú tâm quan sát thì đến một ngày tâm sẽ tự nhiên rỗng lặng, trong sáng. Nhưng cái tâm rỗng lặng trong sáng phải chăng cũng chỉ là một trải nghiệm và cũng không nên vướng mắc vào nó. Khi mình thấy tâm rỗng lặng trong sáng thì biết vậy còn không cố tìm kiếm hay níu giữ nó. Con không rõ mình hiểu thế có đúng chưa ạ? Mong thầy chỉ bảo cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2021

Câu hỏi:

Thưa Thầy, Con xin chia sẻ về một vài điều con thấy ra nơi chính mình trong một trải nghiệm gần đây ạ.
Hôm trước con với một chị cùng tổ chức một buổi họp nhóm, con đã giao cho chị ấy một vài nhiệm vụ đơn giản lúc mở đầu, tuy ý tưởng triển khai của chị con thấy không hay mấy, nhưng dẫu sao cũng cùng nhau làm, con nghĩ mình nên tôn trọng họ, “cũng không có gì to tát cả, mình cứ bình thản đón nhận mọi thứ là được”. Nhưng rồi tới hôm họp, chị ấy mở đầu lan man trong một đống cái phụ, khi những cái chính thì không thấy nói đến mà thời gian lại eo hẹp, càng xem con càng thấy “sôi máu” Thầy ạ. Con thấy rõ tâm sân trong mình nổi lên và con đã nghĩ “sao chị có thể làm như thế được, chị không biết cái gì là chính cái gì là phụ sao, chị không nhìn đồng hồ sao!”
Mặc dù buổi họp kết thúc vẫn ổn thỏa nhưng sau buổi hôm đấy con cảm thấy rất buồn, con nhận ra rằng con buồn vì trong con có đầy sự mâu thuẫn giữa cái con kỳ vọng với cái đang là, dù trước khi diễn ra chương trình con vẫn tâm niệm “dù mọi chuyện như nào thì cứ bình thản đón nhận”, ấy mà không, con đã “sôi máu” chứ chẳng “bình thản” chút nào thầy ạ. Và con thấy ra rằng con buồn cũng vì con đã phản ứng “không như con kỳ vọng”.
Khi quán chiếu lại toàn bộ, con nhận ra tuy bề ngoài con tâm niệm rằng mình đã “buông bỏ những kỳ vọng và bình thản đón nhận mọi thứ”, nhưng ẩn sâu bên trong vẫn là những kỳ vọng đầy vi tế.
Đó là một trải nghiệm đau khổ nhưng thấy ra mọi thứ thì con lại bật cười Thầy ạ, con cảm thấy mình nên cảm ơn “chị đồng nghiệp” ấy chứ, chị đã giúp con làm rạn nứt lớp vỏ bản ngã đầy tinh vi nhưng ẩn núp sau những ý nghĩ tưởng chừng như cao thượng.
Đó là những gì con thấy ra trong trải nghiệm lần này Thầy ạ.
Con kính Thầy, chúc Thầy thường mạnh khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2021

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Thật kỳ diệu. "Thấy biết thực tại như đó đang là" chính là tứ niệm xứ được thực hành một cách hết sức linh hoạt và không bị trói buộc vào điều gì. Tứ niệm xứ chỉ là cách diễn giải, còn khi thực hành mà phân biệt thân, thọ, tâm, pháp thì sẽ thất bại ngay từ sự phân biệt đó. Con đã hiểu chân lý hiện hữu thật giản dị qua lời thầy. Phân tích, lý giải, tầm chương trích cú chỉ nên mang tính tham khảo, còn nếu coi như chỉ dẫn để thực hành thì sẽ chắc chắn thất bại.
Kính thầy,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy
Con đọc kinh sách được biết "Chánh báo" là chỉ chung các loại hữu tình chúng sanh; "Y báo" là chỗ nương tựa của loài hữu tình; Nhưng chánh báo là chủ động tạo tác, còn y báo là phụ thuộc vào chánh báo; Vậy như virus Corona xem nó là y báo nương theo Chánh báo của con người hay nó là một loài hữu tình (Chánh báo); Kính xin Thầy từ bi khai thị cho con hiểu rõ hơn.
Con cảm ơn Thầy, Kính chúc Thầy luôn có sức khỏe để khai thị chúng con
Kính Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2021

Câu hỏi:

Kinh thua Thay! Khi mot nguoi tro nen giau co thi nga man lien sinh. Hoac nguoi do ghet minh thi minh lien san, hay thay cai gi gia tri lien tham... nhung hien tuong tren duoc goi la phong dat hay duyen khoi, thua Thay?
Con xin tri an Thay!

Xem Câu Trả Lời »