loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-07-2020

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông, con không biết nhân đời trước con đã tạo điều gì mà kiếp này con hay bị bắt nạt, bị nói xỏ xiên. Kỳ lạ là con không có khả năng phản kháng chống trả. Bây giờ lâu lâu con vẫn vẫn bị bắt nạt, con vẫn lựa chọn im lặng bỏ qua và hạn chế tiếp xúc với họ. Nhiều lúc con muốn nói cho họ hiểu, nhưng vì lúc đó con cũng nhận ra tâm sân đang khởi lên, nếu nói là sẽ to tiếng nên thôi. Nhiều người góp ý nói con nhu nhược, con buồn lắm, rồi hoài nghi bản thân. Xin Sư ông cho con biết là con đã tạo nhân gì vậy ạ, để con thay đổi nhân trong đời này. Tri ân Sư ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-07-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,
HẰNG NGÀY CỨ XEM DIỄN BIẾN THÂN THỌ TÂM PHÁP VỚI TƯ CÁCH MỘT KHÁN GIẢ XEM PHIM.
Mình đứng 1 bên mà quan sát, thấy ra: Ồ mày đang tham à, ồ mày đang ngã mạn ạ, ồ mày đang sân à. Nhưng chỉ thấy mà không sửa thì mình vẫn cứ tham sân si hoài. Vậy bên cạnh việc quan sát, thấy ra thì mình có cần phải làm gì để cho nó không còn khởi lên nữa ạ?
Xin Sư Ông hoan hỷ chỉ dạy cho con, con xin thành kính tri ơn Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-07-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy con xin hỏi:
Làm sao giảm bớt sân?
Sân trào do sinh nghiệp
Nên ào ạt tuôn ra

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-07-2020

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy ạ ! Đầu thư Thầy cho con gửi lời hỏi thăm sức khoẻ của Thầy ạ. Con thấy Thầy tuổi cao nhưng lại làm việc nhiều, Thấy nhớ giữ gìn sức khoẻ của mình ạ. Con thấy Thầy hết lòng quan tâm, thương yêu các đệ tử, chỉ đường cho họ thấy CHÂN LÝ, SỰ THẬT. Con cũng là người thật may mắn khi biết được Pháp mà Thầy chỉ dạy, thật giản dị và gần gũi với cuộc sống. Con thật biết ơn Thầy vì nhờ Thầy chỉ dạy, nhờ nghe Pháp của Thầy, con đã tự soi chiếu được tâm mình. Con thấy tâm mình thật là khác so với trước kia, tĩnh lặng hơn, hạnh phúc hơn mặc dù cuộc sống xung quanh mình còn đầy rẫy những khó khăn. Con cũng nhìn thấy được cái "Tôi" của con là "ảo", rồi cái bản ngã của mình cũng do suy nghĩ ảo tưởng của mình mà ra, cũng do kinh nghiệm rồi kiến thức học từ bé đến giờ khiến cho mình tự xây dựng lên cho mình cái suy nghĩ "ảo tưởng" để rồi lại tự tạo khổ đau cho mình. Con cũng nhận thấy mình cũng đang dần buông được những dính mắc vào cuộc sống, nhờ vậy mà tâm con cảm thấy nhẹ nhàng hơn, tự do hơn. Con thấy mình còn bị cái "sân" khi có người nói oan hoặc o ép mình làm theo những yêu cầu vô lý của họ, con cũng cảm nhận và nhìn thấy cảm thọ đó "sự bực tức", nhưng rồi nó cũng hết, và con lại mỉm cười khi chứng kiến cảm xúc của mình. Con thật biết ơn Thầy, con xin tri ân Thầy thật nhiều, nhờ có Thầy mà con có cuộc sống như ngày hôm nay.
Con,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-07-2020

Câu hỏi:

Thưa sư ông!
Lần trước con có ý nghĩ kết liễu nhưng giờ con đã tạm bình tĩnh lại một chút. Đầu óc con trầm cảm đã rất lâu nên nó gần như mỗi ngày con đều sống trong trạng thái không phấn chấn, không tập trung, giãi đãi, thụ động. Con được nghe sư ông giảng là tập một vài động tác thái cực quyền. Trong lúc tập, tâm hướng vào cảm nhận từng chuyển động chậm của động tác để khôi phục lại tính năng động của tâm. Nhưng con sợ nếu tập trung như vậy tâm con lại càng trở nên thụ động hơn vì con sợ rơi vào định.
Mong sư ông chỉ dạy giúp con ! Con cảm ơn sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-07-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Thưa Thầy cho con hỏi ạ
Luôn biết rõ trạng thái của thân tâm giống như xem 1 bộ phim với vai trò là khán giả. Để rồi nhận ra rằng khán giả chính là diễn viên, diễn viên chính là khán giả, có phải ko ạ thưa Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-07-2020

Câu hỏi:

Con đã đọc những câu hỏi của mọi người và trả lời của thầy về vấn đề tử vi, tướng số nhưng vẫn còn nhiều rối ren, con thật tâm kính mong thầy chỉ dẫn giúp con ạ: con đi xem tử vi 2 nơi thì họ đều nói giống y nhau về việc sau này con có khối u hạch (ung thư), mức độ thì họ đều muốn nói giảm nói nhưng con biết là nặng và khó qua khỏi.

1. Theo lời thầy dạy thì sinh nghiệp có thể thay đổi được nhưng người trí chỉ thay đổi thái độ với sinh nghiệp chứ không cần thay đổi sinh nghiệp. Như thế có nghĩa là con cần có thái độ sống tốt hơn, chăm sóc sức khỏe của mình chứ không cần thay đổi sinh nghiệp là mình sẽ bị ung thư và chết sớm phải không ạ? Nhưng làm sao mình sống tích cực hơn khi biết có làm thế thì cũng chẳng thay đổi được việc mình sẽ bị ung thư và chết sớm ạ?
Thầy bảo xem tử vi để biết được sinh mệnh mình thế nào nhờ vậy giảm đi những ảo vọng lăng lăng vô ích (bôn ba chẳng qua thời vận). Như vậy trong vận mệnh của con chẳng thể có sức khỏe tốt, sống lâu, mà kiểu gì cũng sẽ mắc ung thư, vậy con không nên ảo vọng lăng xăng vô ích là làm cái này cái kia cố để cải thiện sức khỏe vì chẳng thể qua được vận hạn này phải không thầy?
Cũng có lần Thầy chỉ rằng "đức năng thắng số", vậy nếu con tích cực tạo nhân hiện tại thì có giúp con hết được sinh nghiệp cũ, tai qua nạn khỏi không ạ?

2. Từ lúc xem tử vi về, con chú ý hơn trong sinh hoạt nhưng cũng thêm phần lo lắng, ví dụ ăn gì cũng nghĩ cái này có tốt cho sức khỏe ko, cái kia có làm mình bị ung thư ko? Hoặc làm việc gì con cũng lo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Con thực sự không biết nên ứng xử với sinh nghiệp như thế nào thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-07-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Trong 1 lần trình Pháp trước, con còn lăn lăn về sự “triệt để” của sự buông bỏ cái Ta. Thầy có động viên con và Thầy nói về cái “Mật Hạnh” của bản ngã. Thầy dạy, bản ngã như là một giả thiết khoa học mà từ đó các nhà khoa học tìm ra những định luật. Đến nay hơn 1 tháng, hàng ngày trong cuộc sống con vẫn thực hành những Nguyên lý Thiền mà Thầy khai ngộ, và chiêm nghiệm thêm về cái Ta, cái Ngã, sự Vô Minh.
Đúng là buông ngay, buông hoàn toàn cái Ta là giải thoát rốt ráo, là mọi sự hoàn thành, nhưng không thể. Vì chính cái “ý muốn” buông bỏ cái Ta cũng đã khởi lên 1 cái Ta khác rồi rồi. Cái Ta nó chỉ tự biến mất khi nó đủ điều kiện – đó là khi Thấy Ra thực tại như nó đang là, là Chánh Kiến, là Tuệ Tri, là trọn vẹn với thực tại… Trong ngôn từ có hàng trăm cách diễn đạt tình trạng nhận diện được sự thật này, nếu bám vào cuộc chơi ngôn từ mà không có thực hành, không sống Đạo thì sẽ hiểu lầm hết - như ánh sáng xuất hiện thì bóng tối tự biến đi, như mây trôi thì mặt trăng hiển lộ. Cái mầu nhiệm của “công dụng” cái Ta, của cái “Muốn” là chính nó đã dẫn mình tới giải thoát.
Ngày xưa con cứ thắc mắc tại sao trong vô thỉ, cái Tâm nó vốn rỗng lặng, trong sáng, vốn tự hoàn hảo, vốn tự chiếu soi,… vậy mà nó khởi lên vô minh làm chi rồi bị ngăn che, rồi trôi lăn trong luân hồi sinh tử.
Nhưng nay con đã hiểu, ánh sáng tự nó không biết nó sáng cho đến khi bóng tối xuất hiện, đó là cái mầu nhiệm của bóng tối. Cái Minh vốn thường hằng nhưng nó cần có cái “Vô Minh” để cái Minh hiển lộ, để mình biết có một cái Minh đang tồn tại. Pháp thật nhiệm mầu, thật tráng lệ, huy hoàng, để rồi khi con cảm nhận được Pháp con cảm động như muốn ngộp thở. Con mới hiểu tại sao Thầy lặp đi lặp lại sự hoàn hảo của Pháp, Thầy luôn dạy phải tôn trọng sự vận hành của Pháp.
Con trôi lăn đến kiếp này, mắc bao nhiêu sai lầm trong học Đạo, nghiên cứu kinh sách, để rồi gặp Thầy, nghe Thầy, đọc Thầy, từng chữ, từng chữ,... con không cần suy nghĩ, chỉ nghe thôi mà “thấm mà dung nạp ngay lời ấy, như là Thầy giảng riêng cho con vậy”. Cho đến cả cái cách diễn đạt miền Trung của Thầy con cũng thấy quen thuộc, cũng như con biết chắc Thầy cũng đã trải qua những khổ đau, sai lầm,… để Thầy có những cái Thấy như vậy, và Đức Phật Gotama cũng vậy. Vì nếu không trải qua làm sao Thầy nói được như vậy? Mỗi bài Pháp của thầy con nghe không cần tư duy, nghe đi nghe lại vẫn không chán và mỗi lần nghe thêm là thêm một lần tươi mới trong khám phá, mặc dù ngôn từ giản dị.
Những khổ đau, những dằn vặt, những thao thức tìm hiểu Đạo của con khi nghe thầy giảng như một mảnh đất đã sẵn sàng và đã có hạt giống nhưng chỉ thiếu nước. Và Pháp đã vận hành để những giọt nước pháp thoại đến đúng thời điểm.
Những điều kì diệu như trên là Pháp vận hành phải không Thầy? Như vậy, nhiệm vụ của con quá đơn giản sao? Bỏ hết các gánh nặng xuống, ngay bây giờ, trở về, trọn vẹn, tỉnh thức cảm nhận thực tại. Tùy duyên để hành động cho Thuận Pháp. Con không cần băn khoăn làm như thế này có đúng hay sai, chỉ cần Làm mà đừng để cái Ta nó xen vô, thì làm gì cũng đúng (không cần ray rứt về kết quả).
Khi làm mà chỉ làm thôi thì mọi sự trên đời này đã hoàn thành rồi, Pháp đã bố trí cho con một cái công trình quá vĩ đại rồi, tại sao con lại muốn cái công trình nào nữa?
Con thành kính đảnh lễ và tri ân Thầy. Cho con gọi Thầy là Ân Sư nha Thầy!
Con - Nguyễn Triết
--------------

CON ĐÍNH KÈM DƯỚI ĐÂY LÀ CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI CŨ
Câu hỏi:
Kính gửi Thầy,
Con 40 tuổi, trước khi biết Pháp của Thầy, từ năm 15 tuổi con đã tha thiết muốn tìm hiểu và thực hành Phật Pháp nên con nghiên cứu lý thuyết Phật học rất nhiều, con tìm hiểu tất cả các Tông phái. Con cũng là người đọc rất nhiều các thể loại khác nên khá tự cao về kiến thức của mình.
Đọc kinh sách Đại thừa con “nạp” vô không nổi những thông tin về Phật như vừa sinh ra đã đi 7 bước, Phật sinh ra từ nách của Hoàng hậu,... con nghĩ Phật vốn đã vĩ đại không cần các chi tiết đó Phật vẫn vĩ đại. Rồi các lời hù dọa trong kinh như: trì 1 câu kinh này phước đức vô lượng, phỉ báng kinh này thì tội vô lượng,... nó làm cho khó tin kinh sách Đại thừa.

Rồi con tìm về Nguyên Thủy để tìm được chính xác hơn lời dạy của Phật, nhưng trong những kinh điển Nguyên thủy cũng chứa đựng đầy các thuyết hoang đường làm con hoang mang nữa. Nào là vừa cúng dường 1 vị A-la-hán xong đất hóa thành vàng ròng,... Con đi tham dự những khóa Thiền 10 ngày cũng không đi tới đâu.

Sau những trăn trở, tìm kiếm, sai lầm trong Đạo hàng chục năm, kiến thức sâu dày lên nhưng ngã mạn ngày càng lớn, dậm chân tại chỗ trong việc Tu cộng với những tham vọng trong đời dọc ngang tìm kiếm công danh sự nghiệp lên bờ xuống ruộng. Con trải qua quá nhiều khó khăn, thảm nhục, thất bại, cay đắng lẫn thành công ngọt ngào.
Pháp đã dẫn con đến gặp Thầy, tìm được qua những bài pháp thoại, những bài Hỏi đáp, Thư thầy trò, sách của Thầy, con uống từng chữ, ngày nào cũng phải “nạp” vô người lời Thầy, trong lúc làm việc máy tính, lái xe,...
Con vỡ ra từng mảng từng mảng, rồi khoảng 5-6 tháng nay con ứng dụng những cái Thấy đó trong cuộc sống hàng ngày, con thấy mình mới thật là tu, mới thật là đối diện với cái Tâm, mới đang học bài học Giác Ngộ, con thấy có tiến bộ.

Con xin trình bày việc Tu của riêng con để Thầy cho thêm lời khuyên nếu con hiểu sai ạ.
1. Mọi Gánh nặng của cuộc sống, mọi đau khổ, mọi phức tạp, mọi ganh ghét, sân hận,... đều có thể kết thúc ngay lập tức nếu đặt nó xuống ngay bây giờ. Chỉ cần không gắn nó vô là Ta, là của Ta, không có cái gì của ta hết, mọi thứ chỉ là Thân Thọ Tâm Pháp, các diễn biến là Pháp đang vận hành.

2. Con trở về là trở về ngay tại đây, ngay tại bây giờ, không cần nỗ lực “làm cuộc cách mạng cuộc đời” mà lấy ngay hoàn cảnh thực tại để trở về. Con hiện điều hành 3 dự án kinh doanh, có cái thuận lợi, có cái khó khăn, nó không chỉ của riêng con mà ảnh hưởng tới nhiều người. Những người liên quan đến các dự án của con là do Duyên, họ cùng con liên quan để học bài học Giác Ngộ. Con cứ lấy ngay thực tại của con hiện giờ và tiếp tục Tùy Duyên cùng nó để học bài học của Pháp vận hành, để thấy ra cái Tâm, cái Thân,... của mình trong mỗi hoạt động điều hành để từ đó Tu bài tu Thận trọng, Chú tâm, Quan sát; Trở về, Trọn vẹn, Tỉnh thức,...

3. Những khó khăn, những xao động trong việc kinh doanh càng làm cho con thấy rõ mình, thấy rõ người, thấy rõ Pháp.

4. Thiên kinh vạn quyển của Phật nói, lưu lại, thực ra chỉ để nói lên sự thật ngay tại bây giờ của con thôi, hiểu được nó rồi con không cần đọc kinh nữa. Nếu có thì cũng chỉ để kiểm chứng lại sự Giác Ngộ của mình thôi. Bài Kinh Đại Niệm xứ là đủ. Bài kinh cần tụng hàng ngày là cứ XEM DIỄN BIẾN THÂN THỌ TÂM PHÁP,... VỚI TƯ CÁCH MỘT KHÁN GIẢ XEM PHIM. Với trình độ của công nghệ thông tin hiện nay, sự lưu trữ kinh điển đã có Điện Toán đám mây lưu trữ và có quyền truy xuất bất cứ lúc nào. Học kinh nhiều sẽ lãng phí thời gian va chạm để giác ngộ, như ngài Anan vậy! Lời của Phật mà đem ra bàn là hiểu lầm, lời của Thầy cũng vậy, nếu ai ác ý cắt ra để bôi xấu Thầy là sẽ diễn đạt lung tung; nếu con mà chưa Thấy, chưa thấm, chưa nhận ra thì cũng sẽ hiểu lầm lời Thầy nghiêm trọng.

5. Đạo của Phật nói quá đơn giản, thấy ra, Vô Ngã một cái là gánh nặng buông xuống ngay, mọi việc như hoàn thành, nó dễ đến mức làm con kinh ngạc và sợ hãi. Nhưng vận dụng hàng ngày thì nó không dễ như lúc Thấy. Cứ chấp việc đó là Ta, của Ta một cái là, (do phóng dật, do thấy đã an lạc rồi,...) dù là chuyện rất nhỏ, ngay lập tức trùng trùng duyên khởi nổi lên, dẫn theo hàng loạt việc khác, phiền não khác. Điều này làm cho con càng hiểu rõ hơn khái niệm Uẩn của thầy dạy (khác với Uẩn mà con học được từ trước). Uẩn nó chỉ khởi lên từ khi cái Ta gắn vào.

6. Đôi lúc con hoang mang, mặc dù con cảm nhận được rằng những cái Thấy của Thầy đang chia sẻ cho con nó mới đúng là cái Phật muốn chia sẻ. Nhưng nó triệt để quá, nó quyết liệt quá mặc dù ngôn từ Thầy rất nhẹ nhàng. Nó là thép, là gươm, là bom nguyên tử: Buông hết, bỏ hết, học hết, chấp nhận hết, tận cùng thảm nhục cũng nhận luôn, tận cùng đớn đau cũng học,... nó làm cái Ta, của Ta trong con nó sợ hãi, cái Ta cố giữ lại cái gì đó mà con mơ hồ không hiểu, rồi nó làm con chậm tiến bộ.

Nguyên lý có sẵn, bỏ hết bỏ ngay chấp nhận hết, chấp nhận ngay cho tới tận mảy may thì là xong mọi sự, nhưng cái Ta vẫn muốn giữ cái gì đó. Rồi con tự hỏi, không biết Thầy dạy như vậy nhưng Thầy dám bỏ hết không? Thầy đã bỏ đã buông chưa? Tận cùng cái ngã sâu thẳm Thầy có buông được không? Con xin lỗi vì đã có những suy nghĩ bất kính như vậy và thắc mắc. Con hiểu lời Thầy và thấu nhưng còn thế thì những người không có Duyên làm sao nạp nổi lời Thầy!

Con còn muốn hỏi nữa, nói nữa, chia sẻ nữa, có lẽ cả quyển sách cũng chưa nói hết được những cái chiêm nghiệm về cái Thấy của con từ khi tiếp nhận Pháp của Thầy. Nhưng cũng có thể nói một câu cũng xong. Xin Thầy tha lỗi vì cái sự lủng củng của con trong tư duy và ngôn từ.
Con xin cảm ơn Thầy đã khai ngộ cho con, cho con được thoát ra, tự do, khoáng đạt, nhẹ bẫng,... (dù chỉ là trong những lúc tinh tấn). Con xin cầu chúc Thầy sức khỏe để tiếp tục miệt mài chia sẻ Pháp cho những người có Duyên.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Thật hy hữu con đã thấy khá rõ những điều thầy nói và diễn đạt thấy biết của con rất mạch lạc. Có điều con chưa thấy "mật hạnh" của bản ngã. Đúng là chỉ cần buông cái "Ta" và "của Ta" là ngay đó giải thoát, nhưng mặt khác bản ngã ví như những giả thiết giúp các nhà khoa học tìm ra những định luật. Giả thiết không thật nhưng nhờ đó tìm ra định luật lại là thật. Cái ngã cũng vậy, nó không thật, nó vọng tưởng tìm tòi để tự thoả mãn tính cách muốn biết, muốn được sai lầm của nó, nhưng chính nhờ cái sai của nó đã giúp giác ngộ cái đúng sự thật, và khi toàn bộ sự thật đã được hiển bày thì cái ngã tự biến mất chứ không phải vội vàng buông bản ngã để mong được giải thoát. Đó chính là bí mật kỳ diệu của Pháp.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-07-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy hoan hỉ cho con được hỏi. Trước đây con chưa hành pháp của Thầy thì con thường bị lo âu sợ hải khởi sanh khi con bị bệnh cứ tưởng tượng là bị ung thư hay khối u gì đó làm con rất sợ. Nhưng từ khi con bắt đầu nghe pháp Thầy và thực hành trải nghiệm chính mình cũng được mấy năm nay. Mặc dù con rất hiểu thấu đáo nguyên lý thầy dạy. Nhưng tới giờ khi con bệnh thì những thứ cũ tưởng tượng vẫn khởi sanh lên lại nó rất lẹ hình như nó ăn sâu vào tiềm thức con thì con vẫn giữ nguyên lý soi sáng những thứ tạp khí đó mỗi lần nó khởi sanh thì lám con rất khó chịu trên thân như hơi căng đầu tim hồi hộp... ý con muốn hỏi Thầy là con cứ soi sáng trọn vẹn với nó như vậy đừng khởi ý loại bỏ nó phải vậy không ạ? Vì con biết đây cũng là cái bệnh từ trươc. Vì mỗi lần con muốn dẹp nó hay khống chế nó thì nó mạnh hơn làm con căng thẳng và mệt hơn con buông ra chỉ trọn vẹn không chạy theo nó thì nó có sanh trụ và diệt và độ căng nó nhẹ hơn. Con xin cảm ơn Thầy

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-07-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con lạnh nhạt và cãi lời cha mẹ vì con không hợp với những tư tưởng định kiến cách nhìn nhận của cha mẹ về đạo đức gia đình.
Như vậy con có phải là người bất hiếu và phạm tội bất hiếu không ạ?
Trong chân đế thì những điều này có bị ảnh hưởng không thưa thầy?
Con chợt phiền não nên nhờ thầy chỉ dạy soi sáng thêm.
Con xin đánh lễ thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »