loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-07-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Tâm của chúng ta vốn đã rộng lặng trong sáng, sao chúng ta phải sống trong vô minh, nhầm lẫn hư thực? Trăng vốn đã sáng thì có ăn nhằm gì mây che? Giống như xưa con đã biết 2+2=4, thì bây giờ không biết hay không phân biệt đúng sai thì đâu có sao, ngoại trừ con có vấn đề trong bộ não. Kính xin Thầy khai thị cho con rõ. Con cám ơn Thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-07-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, con là Phật tử tại gia thật có phước lành khi nghe được pháp thầy, tuy nhiên tập khí còn nhiều và thấy tập khí lên xuống như một cuốn phim - có người xem phim và có phim đang chiếu.
Và cứ thế con vẫn đang luôn sống với buồn vui lúc đến lúc không...

Xin thầy từ bi chỉ rõ cho đệ tử chúng con hiểu nghĩa của từ "quán" hoặc quán tưởng hay quán chiếu. Theo con thấy chỉ là quan sát thôi sao lại phải quán ngược về quá khứ hay hướng về tương lai như các thiền sư khác dạy ạ. Bởi khi con đặt tâm mình lên 1 bông hoa, con cảm nhận được sự kết nối giữa mình và nó, và sự hiển hiện của chính con và nó là đầy đủ tròn trĩnh, và bông hoa đang thị hiện là chính nó.
Con xin tri ân thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-07-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
- Trong một bài giảng thầy có chỉ dạy: Không cần diệt chỉ cần thấy nó sinh diệt ra sao. Càng cố diệt càng làm nó mạnh lên. Thấy sinh diệt của nó nên không mê mờ. VD: Sân thì để coi nó sân như thế nào, không phải là để cho nó sân mà để xem nó sinh diệt ra sao.
- Nhưng thưa thầy có những tập khí quá mạnh và sâu dày mình nhẫn nại trọn vẹn nhưng được một chút nó vẫn cuốn mình đi, chỉ cần vài giây lơ là là lập tức bị cuốn theo và làm ra hành động thì như thế nào ạ?
Con xin cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-07-2020

Câu hỏi:

https://m.genk.vn/thuc-tai-ma-chung-ta-dang-thay-thuc-ra-chi-la-nhung-ao-giac-20200716120349515.chn

Con xin được chia sẻ bài báo thuộc chủ đề khoa học với tựa đề "Thực tại mà chúng ta đang thấy thực ra chỉ là những ảo giác". Mặc dù bài viết về đề tài khoa học nhưng nội dung lại rất tương đồng những gì sư ông giảng trong những bài Pháp thoại. Con xin trích đoạn những điểm tương đồng dưới đây:

"Trên thực tế, khi các nhà khoa học đào sâu vào sự thật trong ảo giác này, họ gần như đã chạm đến một vùng ranh giới được cho là bản chất ý thức của con người. Ở đó, có những câu hỏi mang tính triết học, và câu trả lời nếu có sẽ định hình lại mọi thứ trong thế giới mà chúng ta đang nghĩ rằng mình sống ở trong đó.

Nó là một thế giới có thật hay không có thật? Và nếu có thật, nó thật đến mức nào?"

Patrick Cavanagh, một giáo sư thần kinh học tại Đại học Dartmouth, Canada cho biết: "Điều quan trọng cần hiểu, đó là chúng ta đang không nhìn thấy một thực tế nào cả. Chúng ta chỉ đang nhìn thấy một câu chuyện được tạo ra cho chúng ta".

"Hầu hết thời gian, câu chuyện mà bộ não của chúng ta tạo ra phù hợp với thế giới thực, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Bộ não của chúng ta luôn vô thức uốn cong nhận thức của chúng ta về phía một thực tế mà chúng ta muốn nó phải xảy ra.

Theo một cách tương tự, não bộ thường tự sáng tác ra những "thực tế" để điền vào những khoảng trống mà nó không nhìn thấy hay không nhận thức thấy.

Chẳng hạn như bằng kinh nghiệm, một người đàn ông có thể đoán vẻ đẹp của một người phụ nữ từ phía sau. Tất nhiên, không phải lúc nào những tưởng tượng ấy cũng đúng. Nhưng nếu cô gái vĩnh viễn không ngoảnh mặt lại, anh ấy có thể biến tưởng tượng ấy thành một thực tại suốt đời mình."

"Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, một khi một phần trong não bộ bạn đã bị đánh lừa bởi ảo giác, nó sẽ gặp khó khăn trong việc ghi đè lên "sự thật" ấy"

"Vậy là ngay cả khi biết trước được sự thật của những gì đang diễn ra, bạn vẫn nhìn thấy một thực tế dưới dạng ảo giác"
"Bạn bị bất lực trong việc ghi đè lên nhận thức sai của mình, một khi não bộ chính là thứ đã tạo ra nó. Giống với một con dao không bao giờ có thể gọt được cán chuôi của mình."
"Trong vô thức, đôi khi có những suy luận của não bộ được hóa thân thành "sự thật" khéo đến nỗi bạn không còn nhận ra đó là một suy luận hay ảo giác nữa."

"Năm 2003, tạp chí Nature Neuroscience đã xuất bản một bài báo về trường hợp của một người đàn ông (được gọi là Patient MM) bị mất thị lực từ năm 3 tuổi, nhưng đã phục hồi được nó bằng một ca phẫu thuật ở độ tuổi 40.

Khi được đưa cho xem ảo giác này, người đàn ông đã không hề thấy một tam giác nào cả. Thứ anh ấy thấy đơn thuần là những hình tròn khuyết và những hình như góc nhọn.

Nhưng bẵng đi qua hai năm, người đàn ông quay lại nói với các nhà khoa học rằng giờ ông ấy đã thấy những hình tam giác. Quá trình xây dựng kinh nghiệm thị giác lại từ đầu ở tuổi 40 cuối cùng tại đưa người đàn ông vào một ảo giác kéo dài từ tuổi 42 cho đến hết cuộc đời của ông ấy."
"Rốt cuộc, nếu tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là ảo ảnh, chỉ là những câu chuyện được xây dựng bởi não bộ, làm thế nào để chúng ta thoát ra khỏi đó?

Có những người sẽ chọn viên thuốc màu xanh để tiếp tục sống với một hệ thống đã được lập trình sẵn, trong một thế giới với những sự thật tương đối. Nhưng nếu chọn viên thuốc màu đỏ, bạn sẽ phải liên tục tìm các nguồn thông tin mới, cũng như nghiêm túc đặt câu hỏi về bản chất của sự việc xung quanh mình."
"Các ảo giác thị giác chỉ là một trong số những thực tế nhỏ nhoi bị bẻ cong để đáp ứng với kinh nghiệm trước đây, những cảm xúc và một thế giới ảo mà bạn vô thức muốn sống trong đó. Ngoài ra, những ảo giác còn có thể xảy ra cả với các quá trình phức tạp hơn như suy nghĩ về chính trị, đại dịch hay thực tế của biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học gọi đó là ảo ảnh xã hội. Ví dụ tâm lý phân biệt chủng tộc ở Mỹ cũng giống như một ảo ảnh. Những nghiên cứu xã hội học cho thấy nhiều người Mỹ nghĩ rằng đàn ông da màu thường to cao hơn đàn ông da trắng (do đó, họ có khả năng đe dọa cao hơn).

Tương tự, màu da tối hơn của cũng bị gán cho những đặc điểm của tội phạm. Những cảnh sát Mỹ có thể nhầm một người đàn ông da màu đang rút ví ra và tưởng tượng một ảo ảnh rằng họ đang rút súng.
Tóm lại, trong mọi tình huống nếu muốn chọn viên thuốc màu đỏ, bạn phải tự ý thức được một sự thật rằng cái nhìn đầu tiên của bạn không phải lúc nào cũng phản ánh bản chất của một sự việc."
Con xin cám ơn, tri ân sự giảng dạy, dẫn đường của sư ông đến hàng đệ tử chúng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-07-2020

Câu hỏi:

Xin thầy giảng rõ pháp nào gọi là chánh mạng và được Đức Phật dạy trong bài kinh nào. Con xin cảm ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-07-2020

Câu hỏi:

Con xin cảm ơn Thầy đã trả lời cho con câu hỏi phân biệt trạng thái tâm và thái độ tâm. Vậy thì thái độ tâm như Thầy nói chỉ có 2 loại: tại đây và bây giờ Thấy và không thấy. Nếu Thấy đúng như thực tức là minh thì sẽ không sinh phiền não khổ đau và Không Thấy là vô minh thì sinh phiền não và sinh tử luân hồi, đó chính là Tứ diệu Đế, con hiểu như vậy có đúng không ạ?
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-07-2020

Câu hỏi:

Con thưa Thầy, con vừa gửi Thầy 1 câu hỏi trước đây vài phút. Xong con tư duy kỹ lại thì nhận ra là tâm tham dục, sân hận, si mê mà Đức Phật dạy mình niệm trong phần niệm tâm vẫn là trạng thái tâm đúng không Thầy?
Vì thái độ tâm là sự phản ứng của tâm khi quan sát những tâm này. Nếu mình phản ứng phi hữu ái (sân) muốn dẹp bỏ các tâm này thì lúc đó mới gọi là thái độ tâm phải không ạ?
Con cảm ơn Thầy nhiều.
con, KC

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-07-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Thưa Thầy cho con hỏi:
Thường khi mới những bước đầu tập chánh niệm, tỉnh giác mọi hoạt động thân tâm, sẽ ko tránh được những lúc tâm chạy đi đâu đó, hoặc vọng tưởng, tán loạn, suy nghĩ vẩn vơ... Một lúc quay lại thì mới nhận ra: "Chết rồi, mình mới để tâm tán loạn, phải quay về chánh niệm" Thì khi phút giây hối tiếc để quay về đó vô tình mình đánh mất phút giây hiện tại.
Nên là: cứ để nó đi qua đi qua...tâm lúc nào cũng bắt kịp phút giây hiện tại. Tán loạn thì thấy tán loạn, kệ nó. Đó cũng là thấy nó như "nó đang là" phải ko ạ thưa Thầy!?
Con xin lỗi vì con đã rắc rối và hỏi nhiều làm phiền Thầy ạ!
Còn xin cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-07-2020

Câu hỏi:

con kính chào Thầy,
con xin phép hỏi Thầy về một trải nghiệm như sau: khi con đang tập trung nghe ai đó chia sẻ, trôi qua một lát thì con nhận ra là con đã không thấy biết rõ thân thọ tâm pháp lúc đó mà hoàn toàn chỉ nghe rõ lời nói, câu chuyện của người đang nói. trong lúc nghe đó tâm con không có khởi lên ý nghĩ gì cả, rỗng lặng hoàn toàn. Như vậy có phải là con đã rơi vào thất niệm không? ý thức lúc đó bị chìm đắm dính mắc vào hiện tại phải không ?hay là trạng thái gì ạ?

Thầy thường dạy tu là chuyển hoá nhận thức tức là thái độ tâm chứ không phải trạng thái tâm. Vậy theo con hiểu thì khi chánh niệm tỉnh giác để thấy rõ mọi sự mọi việc thì thái độ tâm của mình sẽ “bất động” trước mọi sự biểu hiện của pháp thay vì khi mình chưa thấy biết đúng thì tâm mình sẽ phản ứng tham, sân, si hay hữu ái, phi hữu ái, dục ái. Vậy trạng thái tâm thì nó vận hành theo nhân quả nên như Thầy dạy thì là “chuyện của pháp” còn thái độ tâm thì mới chính là nghiệp để mình tu chuyển hoá. Đó là con hiểu phân biệt giữa trạng thái tâm và thái độ tâm. Tuy nhiên, trong Kinh Tứ Niệm Xứ phần niệm tâm, con thấy Đức Phật dạy khi có tham dục, sân hận, si mê thì nhận biết... và cũng cả khi trạng thái tâm thu nhiếp, tán loạn, định, giải thoát. Vậy là vừa có cả thái độ tâm và vừa có cả trạng thái tâm... con không chắc con hiểu chỗ này có đúng hay sai.
Con xin Thầy giải thích thêm cho con rõ về 2 loại này.
Con kính cảm ơn Thầy.
con, KC

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-07-2020

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Xin Thầy hoan hỷ chỉ bảo con ạ,
Quán đoạn diệt thân kiến:
Thân Kiến=sắc uẩn (Căn=sinh lý, Trần=vật lý và Thức=tâm lý)
1. Thân=Căn=sinh lý: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, óc
2. Tâm=Thức=tâm lý: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức
3. Hoàn cảnh=Trần=vật lý : sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp

1. Sắc uẩn không phải là "ta"
Nếu cho sắc thân này là ta thì nó sẽ ko làm cho mình đâu khổ (sanh, già, bệnh, chết…). Ta không thể điều khiển ko chống lại được qui luật tự nhiên)
Con hiểu như vậy có đúng ko? Xin Thầy hoan hỷ chỉ bao cho con ạ
2. Sắc uẩn không phải "của ta"
Con ko hiểu phần này. Xin Thầy hoan hỷ chỉ bảo cho con ạ
3. Sắc uẩn không phải là "tự ngã của ta"
Con ko hiểu phần này. Xin Thầy hoan hỷ chỉ bảo cho con ạ
Con xin cảm ơn Thầy, Chúc Thầy sức khỏe và ac lạc ạ.

Xem Câu Trả Lời »