loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-06-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,
Khi quan sát và chiêm nghiệm lại những hành vi sinh hoạt trong ngày con thấy rằng mỗi khi tâm con có sự không vừa lòng (như con đã từng hỏi Sư Ông trong câu hỏi trước) thì cơ thể đều xảy ra nóng lạnh, có chỗ thì rát,... không được an tịnh. Khi có thể hay nóng lạnh như vậy thì con rất mau đói và thèm ăn. Con để ý thấy, khi con hay thực hiện chú tâm quan sát hành vi thì việc nóng lạnh rát giảm bớt, giảm sự thèm ăn, một ngày chỉ cần ăn 1 bữa con cũng thấy thoải mái và dễ an tịnh vui vẻ với người xung quanh hơn. Con cũng để ý thấy, mỗi khi ăn uống no nê tùy theo ý thích mà không có quan sát hành vi thì trong người cũng dễ bất an, nổi sân,...
Con nhận thấy việc quan sát hành vi quả là vô cùng lợi lạc!
Con xin thành kính biết ơn Sư Ông về những bài Pháp, nhờ đó mà con đã điều chỉnh được rất nhiều hành vi xấu.
Con cung kính đảnh lễ Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2020

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Con nhận thấy rằng bản thân mình may mắn vì có được thân người và được có duyên lành gặp thầy, được nghe pháp thầy giảng để thấy ra, học ra bài học của chính mình. Như vậy con phải làm như thế nào, phải hành ra sao để kiếp sau con tiếp tục được làm người, tiếp tục được gặp bậc giác ngộ, bậc chân tu để con được học tiếp bài học giác ngộ của con ạ. Con kính xin thầy hoan hỷ chỉ bày giúp con ạ. Con kính xin đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2020

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!
Dạ thưa Thầy!
Con vừa thấy ra một điều ạ. Chúng sinh bên trong con là tham, sân, si. Bởi vậy nên ngay trong đó, lúc thì lên cõi trời, lúc ở cõi người, lúc làm súc sinh, có lúc xuống địa ngục. Chúng sinh trong tâm con liên tục luân hồi trong tam giới. Vậy thì chúng sinh trong những người khác cũng y hệt vậy thôi, chẳng có gì khác nhau. Còn ở các cảnh giới bên ngoài khác trong tam giới cũng vậy. Cảnh tam giới bên ngoài là tướng, tương ứng với tam giới bên trong và là tương lai của tam giới bên trong. Vậy thì chúng sinh nào cũng vậy, chẳng khác gì nhau. Có gì để mà phân biệt ta với người. Chỉ là có một “ta” thôi, đó là cái “ta” ảo tưởng bên trong mỗi người.
Con kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh.
Con chào Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,
Khi quan sát mỗi hành vi (dù là tốt hay xấu theo quan niệm ở đời) trong đời sống hàng ngày và suy xét lại, con nghĩ nguyên nhân của mỗi hành vi đó của bản thân đều từ xuất phát từ sự không vừa lòng tự bên trong tâm con. Con chưa thấy có nguyên nhân nào khác.
Kính thưa Sư, con suy xét như vậy có đúng đắn không?
Con xin cúi đầu đảnh lễ Sự Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2020

Câu hỏi:

Kinh thua Thay, con thuong xuyen cam nhan cai dang la nhu Thay day, cai dang la cua con hau het la Tham san si. Con co vai lan ngan ngui cam nhan duoc trang thai khong co ban nga, luc do con da co tam tu bi, vo nga.
Hau het thoi gian con cam nhan phien nao cua minh, co luc phong dat va co luc tron ven. Thay cho phep con duoc hoi la:
1. Con hieu chanh niem tinh giac la Dao de, la Tanh biet khong co Tham san si, dung khong Thay? Tron ven tuc la thay phap sinh diet ma khong co ban nga, trinh do cua con chi moi thay duoc Tham san si cua minh thi chi la Niem thoi chu chua phai la chanh niem, phai khong a?

2. Con thuong phan van khong biet nguoi xau, nguoi tot... con so nguoi xau hai minh, hay gap nguoi tot ma khong biet. Con hieu la ai xau tot (mac du chi trong thoi, vi, tinh) thi cung khong sao, ho nhu ho dang la. Con chi can khong dinh mac, hay phong dat theo ho thi tam con van an tinh, dieu con hieu da dung chua Thay?
Con xin cam on Thay!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2020

Câu hỏi:

Bạch Thầy, con mong muốn được quy y Tam bảo. Nhưng do tính chất công việc, con thường tiếp xúc với chất làm say và con hiểu điều này phạm vào Ngũ giới. Bạch thầy, nhưng con 1 lòng rất muốn quy y Tam bảo, vậy con phải làm sao? Con rất vướng mắc trong lòng về việc này, mong thầy soi đường để con được rõ. Con xin tri ân công đức của Thầy!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2020

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy!
Con là một cú sĩ tại gia, năm nay con 38 tuổi. Con có duyên biết đến những bài giảng của Thầy khoảng hơn 1 năm nay. Trước đó trong con thật nhiều lo sợ và nghi ngờ, với những lí luận về tôn giáo mà con đã được đọc và xem. Nhưng từ khi con biết đến những bài pháp thoại của Thầy và đầu tiên là bài Mỗi người sinh ra đều có một duyên nghiệp, quả là một sự khai thị nhanh và mạnh đối với con. Sau đó con bắt đầu tìm và nghe nhiều hơn nữa các bài của Thầy, con cảm thấy một sự hiểu biết mới mẻ và thỏa mãn với những gì con còn nghi ngờ và mờ mịt. Thời gian đầu khi mới nghe dường như con đã cảm nhận, hiêủ và thực hành. Mọi sự vật hiện tượng đến đi con dường như đều thấy minh bạch, nó đến đi đều sạch sẽ không còn chút dấu vết nào sót lại trong con mà không còn và không có chút phân biệt nào nữa.
Nhưng sau đó 1 tuần nhiều những biến cố đến dồn dập và con lại bị cuốn vào những biến cố đó và lại tiếp tục ngụp lặn trong dòng chảy đó. Như giờ đây khi đọc và nghe các bài pháp thoại của Thầy con cũng hiểu ý nghĩa nhưng khi va vào cuộc đời con vẫn bị chới với và mâý hôm nay con lại xuất hiện một số nghi ngờ mà trong đó có cả sự nghi về Thầy. (Con xin sám hối với Thầy về những suy nghĩ này)

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2020

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp về giới, định và tuệ như những gì con đã thấy ra.
Ngoại trừ các bài pháp thoại thì trên ngôn giáo thì thầy chỉ dạy con có một điều là chỉ có thấy ra thôi.
Con thực hành trong nhiều năm nay con xin trình bày:
Chỉ có thấy ra thôi thì thái độ thấy pháp này khi phân tích ra đó chính là giới, định, tuệ tự tánh, đó cũng chính là tánh biết. Tánh biết xuất hiện giúp tướng biết thanh tịnh không phụ thuộc vào thức tri, tưởng tri mà phụ thuộc vào sự trải nghiệm nghiêm túc đời sống nơi mỗi người. Tiếp cận Phật pháp là một giai đoạn tự nhiên trong quá trình tiến hóa của con người. Áp dụng Phật pháp theo ý đồ của bản ngã thì thực ra không theo Phật thì theo Bà la môn cũng vậy thôi.
- Giới: Không làm tăng trưởng bản ngã tức là giữ giới. Không làm tăng trưởng bản ngã tức là không còn ham thích với thành bại, được mất, hơn thua, vui khổ ở đời. Một người không còn ham thích pháp thế gian thì người đó phải trải nghiệm thực tế và thấy ra. Ngày nào còn dính mắc vào những thái độ tham thích pháp thế gian thì ngày đó vẫn còn là nô lệ bản ngã, còn trong cái vòng lẫn quẫn tự lừa dối. Thời đại này rất nhiều người xuất gia nhưng không thấy pháp là vì những vị ấy còn mê đắm thế gian nhưng lại chọn nghề tu. Hoàn toàn khác với người đã nhận ra vấn đề ngay nơi đời sống của họ mà tìm đạo đề học bài học về sự thật nơi chính mình và đời sống. Trong sự thực hành thì giới chính là thái độ bất động trước những cái động niệm. Bất động ở đây là tánh biết bất động trước cái ngã khởi lên tạo tác. Cho nên tâm sẽ tự động trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại. Tuy nhiên phải thực tế một điều là khi tâm trọn vẹn trong sáng với thực tại là tâm của một người đã thành đạo. Còn chưa thành đạo thì bản ngã vẫn cứ khởi, đó là một thực tế. Như vậy khi thầy dạy thường soi sáng lại mình tức là thường quan sát những thái độ khởi lên và nhờ những trải nghiệm va chạm thực tế đời sống mà người đó dần dần phá đi những niềm tin sai lệch, những hy vọng hảo huyền, những quan niệm chủ quan… Cứ sống trải nghiệm đời sống và soi sáng chính mình đến một lúc tánh biết sẽ đủ định lực và trí tuệ thì sẽ bất động trước cái sinh và sự dụ dỗ của cái sinh lên.
- Định: Là sự thanh tịnh của nội tâm. Tâm hoang vu là nội tâm như một sân khấu công cộng tùy theo duyên bên ngoài hay tập khí khởi lên mà các cõi giới này cứ thay nhau xuất hiện tạo tác. Nhờ thường thấy ra vấn đề (Soi sáng lại hoạt động của bản ngã) đến một lúc thì tánh biết sẽ bất động trước cái động. Phân tích ra thì hoạt động này là chầm dứt khâu cung cấp năng lượng cho bản ngã hoạt động ở phần thô. Nếu tánh biết bị che lấp thì bản ngã sẽ tự do hoạt động. Nếu tánh biết xuất hiện thì bản ngã chỉ tự sinh rồi tự diệt không thể sử dụng năng lực của tánh biết để tạo tác. Đến một lúc thì phần thô của bản ngã sẽ tự hoại diệt vì nó không sử dụng năng lực của tánh biết được nữa cho nên tâm yên ổn hơn trước đây. Cái khâu đi từ giới tới định này nó là kết quả tự nhiên của thái độ thấy ra của tánh biết. Vì thấy ra nên tự nhiên sẽ không chạy theo, vì không chạy theo cho nên trả cái tâm thanh tịnh có sẵn như nó đang là.
- Tuệ: Phần này con chưa thông suốt.

Tóm lại: Đi từ giới tới định, từ định tới tuệ không phải là 3 khâu riêng biệt, từ cái này sinh ra cái kia. Mà nó là một hiện tượng rất bình thường. Lúc đầu thấy pháp nhưng chưa tinh tế nên phần chưa thấy ra vẫn còn hoạt động cho nên nội tâm chưa thanh tịnh được. Ở giai đoạn này chủ yếu là thấy vấn đề ngay nơi nội tâm chính mình một cách thường xuyên hay còn gọi là tinh tấn. Đến một lúc năng lực bản ngã cạn dần, nội tâm ổn định hơn và tánh biết trọn vẹn với thực tại thân thọ tâm pháp thường xuyên hơn tức là đã đi vào chánh niệm. Khi rõ ràng với thực tại như nó đang là và nhận ra đó là minh thì đó là tuệ (Tỉnh giác).
Con thấy tới đâu thì nói tới đó thôi. Con hy vọng sẽ có người thông qua bài viết này mà nhận ra mình cần phải nghiêm túc đối diện lại với chính mình chứ không nên nhai đi, nhai lại những câu nói như: Các pháp đều vô ngã, cứ để pháp vận hành, như nó đang là,…
Con xin cám ơn thầy đã đọc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2020

Câu hỏi:

Thưa Sư cho con hỏi. Phát Bồ Đề Tâm là gì? Và tại sao mình phải phát tâm Bồ Đề? Kính mong sư hoan hỷ giải thích giúp con với ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con là người rất dễ bị dính mắc bởi các đối tượng bên ngoài là những gì nhìn đẹp đẽ, đặc biệt là đối tượng khác phái dẫn đến con bị dao động, bất an và thấy mình là người dễ thích dễ chán, cả thèm chóng chán trong mọi thứ. Con có đọc được phần đầu trong cuốn Sống trong thực tại phần 2 Trở về thực tại (chánh niệm) thì thấy đúng với mình.
Như vậy tập khí lao ra bên ngoài, để tâm bên ngoài của con rất sâu dày. Vậy con chỉ cần thường cảm nhận mình trong cuộc sống hằng ngày thì đến một lúc tâm con trọn vẹn được với chính mình, không còn bị các đối tượng bên ngoài làm dính mắc nữa đúng không ạ?
Con xin cám ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »