loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 21-05-2020

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy, phước đức con thật lớn là con được biết đến Pháp của Thầy giảng dạy và con như được sinh ra lần thứ 2 nên con xin phép được xem Thầy như Cha ạ. Con xin phép trình pháp, mong Thầy hoan hỉ giúp con.

Khi con làm việc gì đó, nhiều khi phải tập trung thận trọng chú tâm nên sau khi xong việc đó con giật mình nhận ra mình bị mất chánh niệm tỉnh giác. Thầy cho con hỏi làm thế nào vẫn có thể giữ chánh niệm tỉnh giác trong các trường hợp tương tự.
Con cảm ơn Thầy thật nhiều.
Kính Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Thiền vipassanā; sống trong thực tại; thực tại đang là; thiền trong cuộc sống v.v... nội hàm của nó chỉ là một. Phải không thưa Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2020

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ thầy!
Thưa thầy, trong quá trình sống và làm việc con thấy một số điều liên quan giữa tâm và các đối tượng bên ngoài, tâm vốn dĩ sáng suốt nhưng bị che mờ bởi các niệm khởi và ý tưởng. Các niệm khởi đó cũng tự nhiên vì nó là các pháp sinh diệt, biến chuyển theo đặc tính tự nhiên của tâm. Đôi lúc con thấy có xung động làm mình muốn làm điều gì đó, ví dụ kinh doanh, làm việc, thư giãn... qua việc quan sát hàng ngày, con thấy có khi con hành xử đúng, có khi hành xử sai. Tâm mình cũng phần nào đó cảm nhận được đúng - sai mà không qua lý trí phân tích.
Như để tâm an tịnh thì hành động, suy nghĩ, nói năng đúng thì tâm sẽ tự an và không bị náo động nhiều; nếu hành xử sai, suy nghĩ chưa đúng thì tâm cảm nhận được có điều gì đó “sai sai” ở đây.
Con đang dựa vào cảm nhận của tâm để sống trong cuộc sống và dựa vào kết quả thực tế để điều chỉnh lại suy nghĩ.
Có điều con vẫn băn khoăn về việc tâm hoàn toàn không phụ thuộc hoàn cảnh với tâm an tịnh nhờ hành động đúng giống và khác nhau hay không?
Một mặt (theo lý tưởng) là "tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến", cho dù có chuyện gì xảy ra thì tâm mình cũng vẫn thảnh thơi vô sự; còn một mặt khác là tâm mình an tịnh do biết nhận thức và điều chỉnh hành động cho hợp với pháp. Khi sống đúng thì tâm tự an mà không cần cố an tâm.

Con chưa hiểu rõ ràng việc tâm hoàn toàn không phụ thuộc hoàn cảnh và tâm an do sống thuận đạo. Như có lúc “tâm khoẻ mạnh, hoan hỉ” thì phiền não khó phát sinh, lúc “tâm yếu ớt, sân hận” thì chuyện nhỏ cũng làm ta khó chịu...
Con hơi rối đoạn này, xin thầy khai thị giúp con ạ!
Con xin kính đảnh lễ và tri ân thầy rất nhiều, từ tâm con rất biết ơn thầy, nhờ những bài giảng con nghe hàng ngày mà cuộc sống hiện nay của con đã được chuyển hoá rất nhiều phần, con xin thành kính tri ân!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2020

Câu hỏi:

Con chào Sư ông!
Con đã có tìm hiểu về thiền quán của Đức Phật và con cảm thấy trong tâm mình xuất hiện thái độ ngạo mạn, ảo tưởng sức mạnh, cho rằng mình tài giỏi, biết được con đường thoát khỏi bản ngã, sống vô ngã, tự do tự tại; con không coi những người khác ra gì, cho dù khi nói chuyện người đối diện với con là người bình thường hay giám đốc, chủ tịch công ty hay là một vị sư... con cũng tỏ thái độ không kính nể và tôn trọng, không nghe vì con cho rằng dù họ giỏi nhưng vẫn còn bị chi phối bởi bản ngã, không bằng mình. Con chỉ nghe lời và kính trọng những người mà con cảm thấy họ sống vô ngã thật sự như Sư ông hay thầy Thích Nhất Hạnh,... dẫn đến việc là con thấy mình sống ngày càng khép kín hơn, ích kỉ hơn, sống không hòa đồng, không trọn vẹn và tỏ thái độ với mọi người, đặc biệt là với người có trình độ cao, sếp của mình, hay chỉ bảo mình.

Con đã tìm được mục đích sống của mình đó là sống để trải nghiệm để học ra bài học giác ngộ giải thoát như Sư ông, nhưng mà con thấy mình sống lạc với thế giới đạo đế nhiều quá mà quên mất trở về sống với thế giới tục đế như mọi người, dẫn đến con thấy mình sống ngày càng xa cách với mọi người, với hiện tại nhiều!

Mong Sư ông chỉ dạy giúp con ạ! Con cảm ơn Sư ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, một người bị tâm si nặng hay tâm vô ký thì cách duy nhất là luôn trọn vẹn biết mình. Đến khi tánh biết nhờ thấy ra thân thọ tâm pháp mà được phát huy, khi tánh biết phát huy sẽ tự động hoá giải những tâm khí vô ký, si mê.
- Còn nếu dùng lý trí kiến thức mỗi khi những tập khí này xuất hiện thì cũng chỉ cạn cợt, hời hợt nên sinh ra phân vân nghi hoặc mà tập khí si mê, vô ký vẫn chìm trong tiềm thức.
- Đối với người nặng về nghiệp si mê, vô ký chỉ cần buông lung là lập tức bị sai sử đi làm điều xấu, nếu đã lỡ làm và bị đau khổ thì qua đó học ra bài học nhân quả do chính mình, tự chính mình chịu trách nhiệm cho dòng nghiệp của mình đúng không ạ?
- Con thấy rằng người càng suy nghĩ nhiều, luôn dùng lý trí kiến thức lại là người có tâm si nặng, điều này do chính con trải nghiệm ở mình. Có những sự việc con càng cố dùng lý trí để giải thích thì càng rắc rối, có những việc khi con làm con nhận ra những suy nghĩ khởi lên mà do con không làm chủ được như có một tập khí suy nghĩ nào đó tự trồi lên. Nên con thấy ra trong lúc làm công việc tay chân nếu như chánh niệm trọn vẹn thì không hề khởi lên suy nghĩ gì mà tâm vẫn chú tâm trong công việc đó.

Những điều trên nếu Thầy thấy điều nào chưa đúng xin chỉ dạy lại giúp con để con tiếp tục con đường tu tập, bản thân con là người mang nặng nghiệp si. Con kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2020

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy.
Con ứng dụng lời thầy vào cuộc sống, con xin trình bày:

TỰ tánh thanh tịnh thuở xưa nay
DO nơi thích ghét tướng bên ngoài
LÀ vì tư tưởng nên vui khổ
UNG dung chánh niệm sống thường ngày.
DUNG hoà buông bỏ duyên thuận nghịch
TRONG lành, sáng suốt, chẳng đổi thay
RÀNG vào cảnh động, tâm an định
BUỘC mở thấy ra tánh hiện bày.

Con xin tri ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-05-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông, xin sư ông lại tiếp tục giảng dạy giúp con vài điều ạ.

1/ Thưa sư ông câu nói của Đức Phật dạy: "Chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính là đây". Nếu đúng của câu nói này con xin đưa thử một ví dụ mong sư ông cho biết con hiểu đúng hay sai. Vd: Một người chỉ mới ngày hôm qua gặp một chuyện cực kì đau khổ nhưng qua ngày hôm sau người đó đã buông xả và sống trọn vẹn với hiện tại hoặc nếu như không buông xả được thì người đó vẫn sống trọn vẹn trong hiện tại, nhưng khi những cảm giác đau khổ khởi lên người đó chánh niệm trọn vẹn với cảm giác đó thì cũng được xem là đúng.

2/ Con chưa phân biệt để hiểu được chánh niệm tỉnh giác. Ban đầu con cứ tưởng là một, nhưng khi sư ông giảng chánh niệm và tỉnh giác khác nhau con vẫn chưa hiểu rõ ý. Dù vậy trong quá trình thực hành con xin đưa ra trải nghiệm của mình để xem con có hiểu đúng điều sư ông chỉ dạy hay không. Vd1: Việc đánh răng: Tâm quay về biết mình đang có hành động đánh răng là chánh niệm, cảm nhận mình đang đánh với tốc độ nhanh hay chậm, đang đánh bên phải hay trái, trên hay dưới là tỉnh giác trên hành động đó. vd2: khi đang đi, quay về biết mình đang có chuyển động đi là chánh niệm, biết mình đang đi với tốc độ ra sao, đi với tư thế nào, đi có xiêu vẹo hay hấp tấp hay không là tỉnh giác trên hành động đi.

3/ Trong quá ứng thận trọng chú tâm quan sát con thấy ra:
- Khi chú tâm quá mức thì trở thành tập trung và tâm trở nên căng thẳng lúc này nên quay về cảm nhận buông ra để thư giãn thân tâm không để căng cứng và điều chỉnh lại độ chú tâm.
- Con nhận ra ngay cả khi thận trọng chú tâm quan sát thì đối tượng chính là TÂM mình chứ không phải là sự thận trọng chú tâm quan sát trên đối tượng. Nếu con chú tâm quá mức sẽ thành tập trung và trong tâm con những suy nghĩ hay ảo tưởng khởi lên nhưng con vẫn không thấy được. Hay dù con chỉ chú tâm vừa đủ thì nếu con đặt hết chú ý vào việc chú tâm vừa đủ này thì con cũng quên mất cái tâm mình luôn. Nhưng khi quay về cảm nhận lại tâm thì con vừa thấy tâm suy nghĩ gì, xuất hiện gì mà cũng vừa thấy luôn sự chú tâm với đối tượng bên ngoài luôn. Xin sư ông chỉ dạy rõ hơn cho con tại sao lại như vậy ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-05-2020

Câu hỏi:

Con kính thưa Thầy!
Dạ, Thầy cho con hỏi là làm sao khai ngộ để biết về con người thật của chính mình ạ?
Con kính cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-05-2020

Câu hỏi:

Bạch Sư,
Tình cờ gần đây có người bạn cũ giới thiệu một pháp thoại của Sư, và sau một vài bài pháp thoại khác, những điều Sư giảng đều giống như những gì tôi tự tìm ra qua những khổ đau, khốn khó trong suốt cuộc đời. Khổ đau liên tục đến, nhưng mỗi khổ đau dường như chỉ để giới thiệu một bài học gì đó. Chừng nào bài học chưa rõ hiểu, thì khổ đau cứ tiếp diễn, hoặc lặp đi lặp lại. Sau mỗi bài học, khổ đau sau càng sâu hơn, phức tạp hơn, tinh tế hơn.
Nay khổ đau có đến thì tâm chỉ lặng lẽ ngắm nhìn và xem bài học nào đang ẩn kín trong đó. Tất nhiên, khổ đau đến trong đời sống hàng ngày, chẳng phải là khổ đau tự tạo hay tưởng tượng. Điều lạ là, sau mỗi khổ đau, sau mỗi bài học, cuộc sống dường như đổi sang giai đoạn khác.
Từ thời còn thơ ấu, đôi khi có những khoảnh khắc chợt đến khi tâm đột nhiên trong vắt, lặng lẽ, mọi vật dường như liên đới thành một thực thể, mọi vật đều rõ tận mọi chi tiết chi li; có khi mọi vật như sáng rực, bừng chiếu; có khi chỉ là lặng lẽ như ánh trăng đêm trong rừng vắng. Âm thanh hoặc mọi chuyển động vẫn như bình thường, nhưng đồng thời dường như chẳng có gì thay đổi, chuyển biến. Có lúc, chỉ còn sự vắng lặng, không có cảm giác gì về biên giới, giới hạn; không có cả tâm luôn, chỉ có cái biết, cái thấy.
Những khoảnh khắc này đột nhiên đến, không thể nào biết trước. Hiện tại, đời sống vẫn đầy lo toan, tất bật, nguy khốn từng ngày. Nhưng đó là cuộc đời, không thể trốn chạy; cái gì đến thì tùy nhân duyên đó mà giải quyết. Câu hỏi ở đây là, có gì sai sót trong cuộc sống hay không?
Mong Sư chỉ giáo. Nếu Sư quá bận không thể có thì giờ cho câu hỏi này, thì cũng không sao, xin Sư đừng bận tâm. Xin kính chúc Sư pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu.
Chân thành đảnh lễ,
Huyền Nguyên Vô Tịch

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-05-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Mấy ngày nay con đang tiến hành sang một shop quần áo của một người vừa là bạn lại ở gần nhà. Vì mâu thuẫn gia đình nên bạn ấy đã nộp đơn ly hôn ra tòa và về quê rồi. Vì tin tưởng nên con đã chuyển tiền như thỏa thuận lúc đầu mà chưa thỏa thuận cụ thể chi tiết nên con bị người ta lật kèo đòi thêm một số tiền nữa mới cho lấy hàng. Con đã tìm đủ cách chịu thiệt thòi mà vẫn không chịu thoả thuận. Mặc dù số tiền không quá lớn nhưng con bị tổn thương về tinh thần quá nhiều và cảm thấy giận bản thân mình sao lại tin người như vậy để phải chịu thiệt thòi. Con đã cố gắng chánh niệm tỉnh giác mà chỉ được một lúc thôi rồi lại suy nghĩ mệt mỏi là có nên làm như người ta đòi hỏi hay mình phải đấu tranh đến cùng. Thầy thường nói kết quả ra sao không quan trọng mà vấn đề là mình học được bài học gì trong đó. Con nhìn vào tâm mình, quả thật là con đã thấy ra đủ mọi loại cảm xúc nhưng con không thể chế ngự được nó. Có phải vì tâm con còn tham lam ích kỷ, chưa đủ bao dung và vẫn còn đang muốn mọi việc phải theo ý mình nên mới đau khổ phải không thầy? Con biết là con chưa vị tha cho người đã hại mình thầy ạ. Thật đáng buồn và thương cho người bạn đó vì tham lam mà không còn chút lương tâm. Con biết chỉ có con phải tự mình đối mặt và giải quyết vấn đề này thôi. Con xin lỗi đã làm phiền thầy. Cảm ơn thầy đã đọc.

Xem Câu Trả Lời »