loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 15-05-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, con có nghe Pháp thoại của Thầy và đọc những lời dạy của Thầy trên trang Yenlang.net. Trong đó Thầy có dạy:
“Chính sự tỉnh thức từng giây phút với thân tâm mới là cách duy nhất vượt khỏi lòng tham muốn, kể cả lòng tham muốn cầu toàn.
Giác ngộ ra sự bất toàn chính là giác ngộ hoàn toàn đó, con có biết không?”
Con học và ứng dụng vào đời sống, cụ thể là công việc làm ở văn phòng. Cấp trên của con thường xuyên có những yêu cầu không hợp lý, sau một thời gian trao đổi và làm việc thì có được bằng chứng là yêu cầu không hợp lý luôn ạ. Con biết đây chỉ là cái sai ở tục đế thôi nhưng cách làm việc này vẫn ảnh hưởng đến công việc của con hằng ngày, làm cho mọi việc chậm trễ, phải sửa đi sửa lại một vấn đề theo những mong cầu thay đổi liên tục của chị ấy. Và khi con có ý kiến thì chị ấy vẫn bảo vệ quan điểm, con hiểu được chỉ là cái tôi của chị ấy đang lên tiếng thôi.
Những lúc như vậy con có cảm giác khá khó chịu và thường dành thời gian để chăm sóc cảm giác, cảm xúc và tâm trí mình. Con có thể nghỉ ngơi một lúc, uống trà hay đi dạo, sau đó thì con thấy tâm tư lắng dịu hơn. Con biết là con cần thực tập thận trọng-chú tâm-quan sát thường xuyên, không để ngoại cảnh hay tập khí làm lớn mạnh tham sân si trong con.
Con hiểu là sự bất toàn trong đời sống cũng là điều kiện để mỗi người tự học ra bài học giác ngộ của mình thôi. Nhưng Thầy cho con hỏi là con có nên góp ý một cách xây dựng, bằng lời ái ngữ để giúp cho việc tương tác giữa chị ấy và con được trôi chảy hơn không ạ? Hay cứ để cho sự bất toàn diễn ra như vậy và tiếp tục làm việc không hiệu quả như vậy ạ? Con biết là chỉ khi con phải thật tĩnh lặng thì con mới lên tiếng và chỉ nên góp ý vì cái chung chứ không để bảo vệ bản ngã hay chứng minh mình đúng ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy con không hiểu sao dạo gần đây con vẫn như hằng ngày đi làm đọc pháp mà bản thân con lại xuất hiện hiện tượng như bị ai ở xa mình kêu và nói lên những suy nghĩ của mình ạ. Con sợ lắm thưa thầy nhưng không biết là mình đang gặp vấn đề gì ạ

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, dẫu biết cuộc đời là vô thường, nhưng đứng trước sinh li tử biệt vẫn không tránh khỏi sự đau đớn tột cùng, làm thế nào để đứng trước sự chia ly có thể thanh thản bớt khổ đau hơn ạ. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2020

Câu hỏi:

Dạ Sư Ông cho con hỏi thêm câu hỏi là bản chất nỗi sợ đều giống nhau. Những vấn đề hay những đối tương bên ngoài chỉ là duyên còn bản chất thực vẫn là sự sợ hãi bên trong đều giống nhau nên khi sáng suốt biết mình và trọn vẹn với nỗi sợ hãi đến khi dần rồi tập khí sợ hãi được chuyển hoá hay yếu đi thì lúc này các đối tượng bên ngoài dù là gì thì cũng không còn là vấn đề? Con xin cám ơn sư ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông, tâm "điềm đạm hư vô, chân khí tùng chi" chính là tâm rỗng lặng trong sáng và tâm càng rỗng lặng trong sáng thì bệnh tật càng mau chóng được hồi phục đúng không thưa sư ông? Con xin cám ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy đầu thư con chúc Thầy sức khỏe dồi dào và luôn đem lại cho Phật tử chúng con được nhiều lợi ích trong con đường tu tập giải thoát khổ. Không biết lấy gì đền đáp công ơn của Thầy, nhờ nghe những bài pháp mà Thầy giảng dạy con đã thấy ra được trên cõi đời này thật là hạnh phúc khi thấy ra các pháp vận hành theo bản tánh của pháp và con chỉ cần sống trong thực tại của chính mình trong từng giây phút thận trọng chú tâm quan sát.

Hôm nay con có sự việc hơi khó xử mong Thầy chỉ dạy. Con có một người bạn xuất gia, sau khi xuất gia ngày đầu tiên đã đến cư trú tạm tại chỗ con bởi vì hãng của con có dư phòng nên bạn con đến ở tạm nhưng nay đã hơn bẩy năm rồi không nghe bạn con ngỏ lời sẽ đi về chùa ở. Con cũng không màng việc nầy lắm cả chỗ ăn và ở con đều hoan hỉ, nhưng sau này khi học đạo và tìm hiểu trên nhiều kinh sách con mới thấy rằng bạn mình đã tu hành tiểu ngả thành đại ngã, con có chỉ ra một số chướng ngại của bạn mình. Ví dụ như trong việc xưng hô với người lớn tuổi đáng là mẹ hay là ngoại mình, mình không thể xưng họ bằng con mà mình là người mới xuất gia, hoặc là ở trần trong chỗ có người đi tới lui nhất là chỗ làm việc của bạn mình, hoặc là dùng tiền phung phí của thí chủ có tâm cúng dường,... chuyện còn rất nhiều con không tiện nói hết. Cho nên mấy tuần nay con không có hoan hỉ nói chuyện với bạn mình bởi vì con hy vọng bạn mình thấy ra những chỗ không hay và trên con đường tu tập hướng nội chứ đừng hướng ngoại mà tìm đạo giải thoát. Nhưng ngược lại con thấy tâm có chút phiền não ở chỗ con sử xự, con xin Thầy chỉ dạy.
Tri ân Thầy
Con, Tâm Đức Hậu

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Con nhận ra nhiều khi tâm con khởi là có nguyên nhân từ tham hoặc sân. Ví dụ như con đang lo lắng chuyện gì thì tâm khởi rất nhiều nhưng cốt lõi là do tham hoặc sân một điều gì đó. Khi con biết được vì sao tâm khởi thì loại tâm khởi này sẽ ít khởi lên hơn. Còn có những lúc trong cuộc sống có nhiều việc con thấy tâm khởi là tốt ạ. Con cảm ơn Thầy nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con xin đảnh lễ và trình pháp với Thầy.

Thưa Thầy vì hiện-tại không nắm giữ được nên trở về trọn vẹn với thực tại trôi chảy liên tục là hòa mình vào dòng chảy liên tục của mọi hiện tượng khách quan. Không có ranh giới giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Thời gian là nghĩa khái niệm và tánh của thời gian là sự rỗng không.
Tự-do-ý-chí là một món quà vô giá. Sử dụng tự-do-ý-chí như thế nào thì học ra bài học ấy.
Tự-do-ý-chí đi cùng với tham ái (e.g. ái dục, ái hữu, và ái vô hữu) thì mê mờ lạc lối trong khu rừng vô minh, lầm tưởng, bám víu và gắn một sự bền vững vào các hiện tượng.
Tự-do-ý-chí thấy rõ sự sinh khởi của tham ái (e.g. ái dục, ái hữu, và ái vô hữu) là tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, là theo bước chân của các bậc Giác Ngộ ra khỏi khu rừng vô minh.
Thưa Thầy tự-do-ý-chí phải chăng chính là động cơ tiếp tục kéo và nắn hướng đi của dòng chảy nghiệp lực?

Con kính xin Thầy chỉ dạy.
Tánh Thuần Khiết

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Sau thời gian dài học Phật và chiêm nghiệm, quan sát thân - thọ - tâm - pháp, tối hôm qua con chợt nhận ra:

Tâm thế gian gọi là tâm “bình thường” thì giống như là tâm đang nằm mộng.
Tâm thế gian gọi là tâm “giác ngộ” thì thực ra là tâm bình thường. Vì “bình thường” nên thấy rõ mọi sự, vì “bình thường” nên đã đầy đủ không còn tham vọng gì thêm.

Con thấy vậy có đúng chưa ạ? Nhờ Thầy chỉ dẫn giúp con.
Con cám ơn Thấy nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2020

Câu hỏi:

Bạch Thầy ! Con xin trình Pháp và chiêm nghiệm bản thân của mình thấy ra .Thầy thường dạy ''quay về chính mình, nương nhờ vào chính mình'' Cuối cùng con cũng phát hiện ra là từ bấy lâu nay chính cái Ta ảo tưởng (ẩn nắp sau cái Ta ảo tưởng chính là Bản Ngã Tham, Sân,Si….) tưởng nhầm tất cả chúng là Ta, biết bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp rồi chính cái Ta ảo tưởng này đã đồng hóa với cái Ta thật (cái Ta thật chính là cái đang là và nó chính là con người thật của mình), mà ta đã đánh mất từ vô lượng kiếp đến ngày hôm nay nó không thể đánh lừa được nữa, bộ mặt thật của cái Ta ảo tưởng đã bị phát hiện rồi và kể từ đây nó không tạo tác sinh. Khi nó khởi lên liền biết nhưng cứ để cho nó tự sinh tự diệt bằng cách THẬN TRỌNG CHÚ TÂM QUAN SÁT VÀ TINH TẤN CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC mà Thầy đã dạy. Con xin thành tâm đảnh lễ Thầy !

Xem Câu Trả Lời »