Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 04-05-2020
Câu hỏi:
Nam mô bản sử Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch thầy!
Xin thầy từ bi giải đáp giúp con về nguyên lý tu tập ạ:
1. Đầu tiên là khi con thả lỏng, quan sát, chính niệm thì con thấy vọng niệm, tạp niệm rất nhiều, vậy con nên phớt lờ chúng hay chú tâm quan sát chúng ạ? (vì con nhận thấy đa phần chúng xuất phát từ những điều con đã tiếp xúc nghe, nhìn, đọc... hoặc các sự kiện trong đời sống hàng ngày)
2. Nếu trong lúc thất niệm con có chạy theo vọng tưởng, như là những ý nghĩ, tư tưởng bất thiện thì con có đang tạo nghiệp không ạ? (Dù lúc chính niệm trở lại thì con lại thấy chúng là không thật)
Con xin thành kính tri ân thầy, kính chúc thầy mạnh khỏe ạ!
Ngày gửi: 04-05-2020
Câu hỏi:
Dạ Sư Ông cho con hỏi ngoài quyển Đức Phật và Phật pháp của ngài Narada, Phạm Kim Khánh dịch và quyển Con đường hạnh phúc của Sư Ông và Trần Minh Tài, con muốn tìm đọc thêm một số sách của Krishnamurti. Sư Ông có thể giới thiệu cho con những đầu sách tinh yếu của Krishnamurti được không ạ? Con xin cám ơn Sư Ông
Ngày gửi: 04-05-2020
Câu hỏi:
Con xin kính đảnh lễ Sư Ông,
Thưa Sư Ông, ngày nay các phương tiện truyền thông, mạng xã hội rất phổ biến và thuận tiện. Cũng chính vì vậy mà lời dạy của các vị Thầy được số đông quần chúng trích dẫn và lưu truyền rất rộng rãi. Con cũng từng hay trích dẫn như vậy, tuy nhiên con đã nhận ra nhiều trở ngại đã phát sinh từ chính việc trích dẫn như vậy. Một trong những trở ngại đó là khi trích dẫn lên mạng xã hội con thường căn cứ trên sở thích, cảm xúc của tâm mình mà trích dẫn, thông tin trích dẫn bị thiếu đi bối cảnh, đối tượng mà vị Thầy đã giảng cho, nguồn gốc lời giảng từ tài liệu nào,... Khi thông tin trích dẫn của con được đăng lên mạng xã hội, do lưu truyền đã xảy ra sự hiểu biết sai khác đi nhiều so với ý nghĩa nguyên gốc, có nguy cơ dẫn đến tranh luận vô bổ.
Sau khi con nhận ra điều đó, con nghĩ rằng, con cần phải điều chỉnh hành vi đăng lên mạng xã hội những thông tin hay lời giảng của các vị thầy mà không ghi rõ nguồn gốc, bối cảnh để lời trích dẫn được hiểu sát thực ý nghĩa hơn.
Đối với các thông tin mà con được tiếp nhận, nếu không đầy đủ nguồn gốc, con cũng chưa vội tin ngay mà sẽ hỏi lại nguồn gốc xác tín trước, sau đó kiểm chứng và chiêm nghiệm để thấy sự thật trong đó.
Con nghe/đọc kinh điển Nikaya thấy việc lưu truyền thông tin rất sát thực vì ngài thị giả của Đức Phật đã lưu lại đầy đủ thông tin nguồn gốc, bối cảnh bài Kinh, và con nghĩ rằng, việc đăng tải, lưu truyền thông tin cũng cần ít nhất được như vậy.
Thưa Sư Ông, con nghĩ như vậy có phù hợp với Chánh Pháp không? Con cần điều chỉnh điều gì cho phù hợp?
Ngày gửi: 04-05-2020
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Con xin hỏi về phát nguyện, làm thế nào để thể hiện đúng phát nguyện và phát nguyện như thế nào cho đúng với Pháp.
Con có phát nguyện xây chùa Nam Tông ở gần nơi con ở.
Hiện con chỉ là một công nhân viên bình thường, con biết phát nguyện như vậy là không thể thành hiện thực ở đời này nếu không có một "phép mầu nào đó". Nhưng con vẫn muốn phát nguyện với niềm tin biết đâu đời này không được thì đời sau và nhiều đời sau nữa con làm được.
Con biết có muốn là có khổ. Xin Thầy chỉ dạy cho con, để con nhận ra đúng sai trong chuyện này.
Con cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 04-05-2020
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Con có nghe qua các bài pháp Thầy giảng có một cụm từ "Tâm rỗng lặng, trong sáng" Thầy lặp lại rất nhiều lần nhưng con không hiểu rõ được là "Tâm rỗng lặng, trong sáng" (Trong nội dung Thầy hướnd dẫn là: Chú tâm quan sát, rỗng lặng trong sáng để thấy ra). Con kính mong Thầy cắt nghĩa cụ thể để con có thể hiểu rõ được ạ.
Con cám ơn và kính chúc Thầy sức khoẻ
Ngày gửi: 03-05-2020
Câu hỏi:
Kính thưa sư ông.
Con xin trình bày cái hiểu của con ạ.
Khi người ta giác ngộ thì người ta sẽ biết thế nào là thật sự tu và sống tùy duyên thuận pháp lợi mình lợi người.
Còn khi chưa giác ngộ thì người đó sẽ trải qua vô số bài học của cuộc sống và đó cũng là pháp, pháp cũng chính là người cha người mẹ hay người thầy vĩ đại luôn luôn bên cạnh chúng ta để dạy dỗ chúng ta bài học giác ngộ ạ!
Con chúc sư ông sức khỏe ạ.
Ngày gửi: 03-05-2020
Câu hỏi:
Dạ kính thưa Sư Ông, đã gần khuya trong lòng con xuất hiện và con đang cảm nhận sự trầm lắng của tâm mình về cuộc đời con và lòng con là một sự biết ơn sâu sắc tận sâu trong lòng đối với sư ông. Quãng thời gian rất dài đầy đau khổ với nhiều bệnh tật đặc biệt là hưng trầm cảm và cả những u uất chất chứa vì quãng đời tuổi thơ nhiều bất hạnh, nếu không gặp sư ông có lẽ giờ này con sẽ sống cả đời trong khu thần kinh của một bệnh viện tâm thần nào rồi hay không còn có mặt trên đời này nữa. Con có lẽ kiếp trước nào đó đã tạo rất nhiều tội lỗi nhưng có lẽ cũng đã vô tình hay cố ý làm việc tốt lớn nào đó nên vẫn còn phước lớn được duyên đưa đến biết sư ông. Như người bệnh nặng đang thoi thóp trong đau đớn mà gặp vị lương y tài đức cứu mạng. Nhờ nương tựa vào lời chỉ dạy của sư ông mà con té lên té xuống nhưng vẫn đứng lên được để nhẫn nại với cuộc đời bể dâu này, con đã có nơi nương tựa tinh thần vững chắc dù thế gian này có vùi dập con như thế nào. Sư Ông biết không đã nhiều lúc con tuyệt vọng cùng cực nhưng rồi nhớ đến những điều sư ông chỉ dạy mà con đã đủ sức chịu đựng dù đau buốt tinh thần, lúc đó con đã nhìn vào bức hình của sư ông với nụ cười hiền từ mà nước mắt con rơi một cách nức nở với lòng xúc động biết ơn sâu sắc và kính trọng từ tận sâu đáy lòng. Để rồi từ sự nương tựa tinh thần vững chắc và không biết đến khi nào có thể kiếp này hoặc nhiều kiếp thì có sẽ trở về với tánh biết, nơi nương tựa thực sự muôn đời. Chỉ là gần khuya những điều tâm sự này xuất hiện nên con chỉ muốn được chia sẻ đến sư ông mong là sư ông không phiền.
Con xin kính tri ân và chúc Sư Ông thân tâm luôn an lạc !
Con.
Ngày gửi: 03-05-2020
Câu hỏi:
Kính bạch sư Bá!
Con có câu hỏi này muốn nhờ Sư Bá giải đáp:
Con hay về quê, mà ở quê ngoại thì ông bà ko biết đúng sai xấu tốt về nhân quả & nghiệp báo nên nhà thường nuôi cá, nuôi gà để thịt nên khi nào về quê con cũng được ăn mặn dù con không tham gia vào việc nấu nướng cũng như liên quan đến nấu, giết v.v... nhưng ko ăn thì cũng ko được vì sợ chê đồ quê này nọ và ko hòa đồng... Nên con muốn hỏi là làm cách nào để hướng ông bà đến ko còn nuôi, giết mổ như thế ạ? Và chúng con ăn uống như thế thì tạo nghiệp không ạ?
Con cảm ơn
Ngày gửi: 03-05-2020
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Trong cuộc sống thỉnh thoảng con hay gặp những người thấy mình hiền nên hơi chèn ép mình. Trong những lần như vậy, con quan sát tâm mình con thấy rằng con hơi bị ấm ức vì để người ta lấn át mình. Sau đó con quan sát tiếp con nghĩ mình nên nhường nhịn không nên hơn thua làm gì mấy chuyện như vậy, kệ chịu thiệt thòi xíu với lại vui vẻ chấp nhận sự khó chịu đó để mình tập hạnh nhẫn nhục.
Nhưng trong con lại có một suy nghĩ khác là nếu mình nhường nhịn như vậy tạo cơ hội cho người ta tiếp tục lấn át và có thể họ mang cái hành vi như vậy để lấn át những người khác nên trong tâm con hay xảy ra sự giằng xé nội tâm giữa việc nhường nhịn và phản ứng lại để họ biết sai lầm của họ tránh việc lấn áp người khác.
Con có tìm trong sách Sống trong thực tại, chương Bình Thản đón nhận của Thầy để trả lời cho thắc mắc trên nhưng con vẫn chưa tìm được câu trả lời cho trường hợp của mình nên con đã viết thư này hỏi Thầy.
Mong Thầy giúp con gỡ bỏ khúc mắc của mình để đưa ra những phản ứng thích hợp nếu con gặp lại những trường hợp tương tự như vậy.
Con cảm ơn Thầy rất nhiều.
Kính Thầy.
Ngày gửi: 03-05-2020
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy. Chiều nay con lên Chùa đảnh lễ Thầy, Thầy bận việc nên con chỉ gặp Thầy được một thời gian ngắn. Tuy đi đường xa, cũng có mệt nhưng con vẫn thấy rất vui và xúc động khi được nhìn thấy Thầy vui vẻ, khỏe mạnh ạ. Con xin chúc Thầy luôn khỏe mạnh trụ thế dài lâu để chúng con được nương nhờ bóng mát to lớn của Thầy ạ.