loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-05-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông cho con được chia sẻ điều tâm sự của mình, lòng con như quặn lại khi dần nhận ra sự thực đầy chua chát của thế gian pháp qua một câu trả lời của sư ông: “Luật của tục đế muôn đời luôn là: lý của kẻ mạnh luôn luôn thắng”, với một thanh niên vừa ra đời như con thì giờ đây con đã công nhận điều này. Qua thời gian chiêm nghiệm xung quanh và chính mình con đã nhận ra sự thực về cái gọi là công bằng của thế gian pháp. Dần rồi con cũng nhận ra đây chính là sự thực. Từ ngàn xưa cho đến nay luôn là như vậy, không bao giờ có công bằng tuyệt đối ở thế gian mà chỉ là sự tương đối. Chỉ có công bằng nhân quả từ những định luật chi phối vũ trụ.

Chính Đức Phật ra đời, thấy những sự thực khổ đau của kiếp người và thấy rằng vương quốc mình sẽ sở hữu quá nhỏ bé so với các đế quốc xung quanh nên đã quyết chí tu hành tìm ra con đường thoát khổ. Và sự thực dù rằng ngài trở thành một Đức Phật Toàn Giác nhưng trước thảm kịch bộ tộc Thích Ca bị tàn sát ngài cũng không thể làm gì hơn.

Ở tầm vi mô thì con người sống với nhau trong xã hội ngày ngay hầu như đều là cá lớn nuốt cá bé, có những người khi có cơ hội dẫm đạp lên người khác để được bước lên cao thì họ bất chấp sẵn sàng bằng mọi thủ đoạn để làm. Hoặc tìm mọi cách hãm hại bất chấp sự khổ đau sống chết của người khác để mình có thể trục lợi. Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, luôn là như vậy.

Con đã nhận ra rằng ước mong thay đổi cuộc đời chỉ là chuyện không tưởng, điều mình có thể làm đó là giúp ai được thì giúp trong khả năng của mình chứ không phải cố gắng làm điều tốt để thay đổi gì cả. Qua những điều chiêm nghiệm nêu trên và từ nhân quả mà con học được và thấy ra từ những người xung quanh, con nhận ra một sự vận hành của pháp vũ trụ đầy đúng đắn nhưng cũng thực buồn cười trớ trêu của pháp. Đó là những người có quyền lực tiền bạc có thể ở ngôi vị cao như vậy để làm những việc xấu ác lại đến từ phước báu mà người đó có nhờ đã từng làm những việc thiện, tốt trong những kiếp trước. Họ đã tích luỹ phước từ việc thiện tốt để rồi một kiếp này họ hưởng quả nhưng bản ngã làm họ lầm tưởng mình tạo ra những điều này chứ chằng có nhân quả gì để rồi bất chấp làm việc sai xấu. Người còn may mắn thì lãnh quả ngay trong kiếp hiện tại, còn không thì khi những phước báu hết họ sẽ phải trả trong một kiếp nào đó khi đủ duyên nếu họ không nhận ra chánh đạo.

Một điều công bằng đến mức lạnh lùng khắc nghiệt của pháp đó là trả quả mà không biết nhân từ đâu như những người sinh ra đã bị những bệnh tật, những dị tật trên cơ thể, hay suốt đời phải sống trong nghịch cảnh (con không hề có ý chê trách bất kì ai chỉ là nêu ra một sự việc mà con chiêm nghiệm thấy ra nên nếu có ai đọc và phiền lòng thì con xin được phép xin lỗi vì thực ra chính con cũng là một chúng sanh chịu quả khổ từ quả mà con không thể nào tìm ra lý do nào ở kiếp này ngoại trừ do nhân từ kiếp trước). Và rồi khi rơi vào những thân phận như vậy họ bắt đầu tìm hiểu đến những tôn giáo và quan sát tại sao nhiều người lại có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Từ đó đúc kết ra được những kinh nghiệm từ nguyên lý muôn đời của Pháp. Đó là lý do mà người Việt và nhiều nơi thấy ra được điều này qua những câu thành ngữ: Ở hiền gặp lành, Lù khù ông Cù độ mạng, Trời không cho hùm leo dây, Người ta ăn thì còn mình ăn thì hết… Khi rơi vào những thân phận quá khổ dần dần họ biết sống nhún nhường, khiêm cung, cố gắng không ganh tỵ, tự cao tự đại, và làm nhiều việc tốt nhằm tích luỹ phước báu cải thiện cuộc sống. Nhưng khi con người bắt đầu tốt lên trở lại nhờ tích luỹ phước báu thì bản ngã sẽ tiếp tục sai lầm có thể trong một kiếp kế tiếp nào đó bởi vì thực sự cái gốc vẫn là THAM SÂN SI. Chỉ khi nào chuyển hoá được cái gốc này thì dù có tái sanh bao nhiêu kiếp cũng không thành vấn đề vì lúc này người này chỉ có sống vừa đủ cho chính mình và giúp ích cho cuộc đời, phước báu tự động đến nên một vị Nhập Dòng không bao giờ rơi vào đường khổ là vì vậy.

Từ những thân phận quan sát được làm cho con hiểu ra tầm quan trọng trách nhiệm của những hành động của mình trong đời để không hại mình hại người và có thể mở rộng lòng ra trước nhiều thân phận trong cuộc sống. Và đặc biết đó là luôn SOI SÁNG lại chính mình, cảm nhận, chiệm nghiệm mình qua những tình huống để cuối cùng thấy ra được ÁC cũng chỉ là một mặt đối lập bắt buộc của pháp thế gian. Dù chưa thực chứng điều này, vì con vẫn còn nhị nguyên ghét ác hơn thiện nhưng nhờ hiểu như vậy nên con cũng bình tâm và trầm tĩnh hơn trước những xấu ác của thế gian này, hạn chế việc chê trách mà quay lại quan sát phản ứng của mình trước sự việc.

Xin sư ông xem giúp những điều con hiểu đã thực sự đúng đắn chưa, vì con chưa thực chứng chỉ hiểu trên Lý mà thôi. Kính tri ân Sư Ông, con kính chúc Sư Ông thân tâm luôn an lạc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2020

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy, Con có điều chưa rõ xin được hỏi: nếu còn đời sống vợ chồng hay quan hệ nam nữ thì không thể giải thoát đúng không ạ? Vậy những ai đang lấy chồng lấy vợ thì có phải do đó là bài học mà họ chưa học qua nên họ cần học đúng không ạ? Vì con hiểu nếu hết tham ái thì sẽ không còn nhu cầu lấy chồng lấy vợ nữa có đúng không Thầy?
Con xin tri ân Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2020

Câu hỏi:

Con chào sư, con vừa tự tập thiền quan sát hơi thở Anapana cách đây 2 tháng, con thấy bản thân cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, nhiều khi con cảm nhận được xương đầu bên phải của con âm ỉ, và nguyên khuôn mặt bên phải: mũi phải, răng hàm phải, hốc mắt phải hơi nhức và kéo dài suốt ngày hôm đó, mỗi khi thiền sâu con đều cảm nhận được, còn bình thường thì hiếm khi, con nghĩ là con bị bệnh gì đó. Nhưng con có thắc mắc là nhờ Thiền con mới cảm nhận được sự nhức đó, hay do Thiền không đúng cách mà con bị như vậy? Trước giờ đã có ai bị như con chưa ạ?

Con cảm ơn sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2020

Câu hỏi:

Chào sư thầy! Cho con hỏi ý nghĩa của câu "Ý thức thuần khiết" và "tiềm năng thuần khiết" là gì ạ"? Con hay lăng xăng tìm nơi này, nơi khác, như con xem video của thầy có chữ "Các pháp", "Ý làm chủ ý tạo tác", con không hiểu là con phải đi tìm, nếu con không tìm thì con sao hiểu ý nghĩa video thầy đang giảng ạ. Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy trong kinh có 4 tâm giải thoát còn không hiểu rõ xin thầy giải thích:

"Vô tướng tâm giải thoát, vô sở hữu tâm giải thoát, vô lượng tâm giải thoát và không tâm giải thoát"

Vậy ý nghĩa từng tâm giải thoát này là sao thưa thầy.
Chúc thầy sức khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2020

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Con muốn đặt bát cho các Sư, mà con ở tỉnh nên không thể trực tiếp đến chùa. Có thể cho con thông tin để liên hệ nhờ ai đó giúp được không Thầy?
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-05-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Xin thầy chỉ dạy rõ làm sao buông bỏ kiết sử giới cấm thủ và giới cấm thủ là gì để chúng con được rõ hơn trên con đường tu tập.
Xin thành kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-05-2020

Câu hỏi:

Dạ trong một câu trả lời về tâm đố kỵ, thầy có trả lời: "Ai cũng có tâm đố kỵ như con thôi nhưng có người bình tĩnh thấy ra liền buông, có người tuy có thấy nhưng chưa thấy đủ nên vẫn bị ganh tỵ chi phối, có người ganh tỵ nhưng hoàn toàn không biết mình"

Con hiểu "buông" như vậy không biết có đúng không ? Người bình tĩnh khi thấy tâm đố kỵ xuất hiện thay vì để cho tâm đố kỵ lôi kéo thì người bình tĩnh quay trở về trọn vẹn soi sáng tâm đố kỵ đó. Đây chính là buông mà thầy nói tới? Vì vậy nên thầy nới nói:"tuy thấy mà chưa thấy đủ nên vẫn bị ganh tỵ chi phối". Con xin cám ơn Thầy !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-05-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Càng ngày con càng phát hiện ra con đang trở nên nghiêm túc, cái tâm con canh giữ hành vi của con nhiều hơn, kể cả khi không có ai biết, hay là không cần thiết phải chấp hành nghiêm chỉnh nhưng con vẫn luôn làm đúng quy định, đúng khuyến cáo hoặc là những điều mà con thấy nên làm. Với những người xung quanh mặc dù con vẫn sân nhưng con không ghét ai và vẫn nhìn nhận khách quan và sẵn sàng giúp đỡ người khác trong khả năng của mình, tuy nhiên con vẫn suy xét phân tích bằng lý trí trong những lần tham gia của mình để tránh những phiền phức hoặc hệ quả xấu. Con thường để tâm trí và cảm xúc tự do, con chỉ quan sát nó thôi. Thưa thầy con muốn hỏi có phải khi con quan sát dần dần ảnh hưởng đến hành vi của con như vậy có phải là từ Tuệ con ảnh hưởng tới Giới không ạ?
Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-05-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Tôi nay đã 70 tuổi, vừa mới về hưu, vợ thì đã qua đời cách đây hơn chục năm. Tưởng chừng ở tuổi này tôi có thể an dưỡng tuổi già nhưng không Thầy ạ, tôi không biết mình từng tạo nghiệp gì để bây giờ con cháu suốt ngày gây sự với nhau. Cháu đích tôn của tôi hồi đó đặt kỳ vọng bao nhiêu, bây giờ lại ăn chơi lêu lổng, ra vào trại giam liên tục. Còn con cái của tôi dù làm ăn thành đạt nhưng không thấu hiểu nhau nhiều chuyện mà tôi không tiện nói ra, nên suốt ngày khắc khẩu, anh em thì cãi nhau chuyện anh em, chị em dâu thì cãi nhau chuyện chị em dâu,...
Hồi đó thì tôi còn góp ý này nọ cho chúng nó thấy, chúng nó hứa sửa sai rất nhiều rồi lại đâu vào đấy nên bây giờ tôi cũng chán và mệt rồi, chỉ im lặng dửng dưng như không. Nhưng tận sâu trong thâm tâm tôi vẫn có nỗi buồn bực khó tả, bởi vai trò một người ông, người cha cũng không nỡ nhìn cảnh tượng này tiếp diễn. Khi tôi còn đang sống mà con, cháu đã như thế, nếu nay mai tôi nhắm mắt xuôi tay thì tình trạng này tôi không biết sẽ đi về đâu. Nên tôi nhắn những dòng này vừa là để tâm sự với Thầy, vừa là mong Thầy cho tôi một lời khuyên nào đó giúp tôi an tâm hơn, bởi mỗi lần về lại tâm rỗng lặng trong sáng mà nghe con cháu gây sự với nhau thì tâm tôi bắt đầu vọng động rất mạnh.
Tôi xin cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »