loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-11-2019

Câu hỏi:

Con chào Thầy.
Thầy ơi, con có một đôi điều nho nhỏ như những dòng tâm sự, và cũng là để nếu được Thầy có thể chỉ cho con một lời khuyên được không ạ?
Trong cuộc sống này, có lẽ ai cũng vậy, phàm là đi giữa cuộc đời, không tránh khỏi được việc có người ưa mình và người không ưa. Thậm chí, càng được nhiều người khác yêu quý, thì cũng đồng nghĩa với việc số người không thích gấp đôi, gấp ba. Bởi lòng ganh tỵ của con người với nhau, ganh tỵ ở người kia có những điều mà mình không có.
Con ý thức được rằng, 1-2 cá nhân không ưa con, luôn đặt điều, thêu dệt, nói xấu về con là những duyên nghiệp "trội" trong số đông ngoài kia phần nhiều là thương mến con. Năm lần bảy lượt họ kiếm chuyện, nói sau lưng con nhưng con đều bỏ ngoài tai, bởi con cảm thấy những điều đó rất xàm xí, vớ vẩn, cả con người đó và những câu chuyện của họ đều không đáng để con lưu tâm. Khi họ tự thêu dệt gì, những điều đó sẽ đi trở lại vào chính người họ để tạo ra họ. Và quan trọng hơn cả, con sẵn sàng đón nhận một cách bình thản như "trả nợ" những oan trái (có lẽ con đã gây ra trong kiếp quá khứ với họ).
Con đã từng nghe ở đâu đó rằng, khi một người luôn ganh tỵ với người khác, lúc nào cũng cho rằng mình đẹp đẽ, thánh thiện, rồi soi mói, chê bai người khác, rình người khác để hãm hại, những người lúc nào cũng chỉ biết nhìn lên trên mà không chịu nhìn xuống dưới để thấy mình còn nhiều thiếu sót thì những người đó chỉ có "mỏi cổ với đau đầu, chứ được cái gì". Con bật cười, cười vì có phần tếu táo, nhưng cũng đúng. Người sống "vong thân" như vậy, quả thực có gì tội hơn.
Căn cơ sao, thì hành động vậy. Những người chuyên đặt điều cho người khác không chỉ ở việc ganh tỵ, mà còn cho thấy được một sự "đu bám", bám vào người khác để được thỏa mãn sự ích kỷ, để được thể hiện một cách rõ rệt cái gọi là tồn tại. Họ nghĩ họ khỏe, nhưng thực chất đang làm bản thân yếu đi từng ngày bởi một nội tâm đầy bệnh tật.
Thầy ơi, con có nên có động thái để cho họ thấy họ không hề là trung tâm của vụ trụ như họ tự nghĩ ra? Hay là con vẫn chỉ nên cần giữ một thái độ như trước?
Con cảm ơn Thầy đã lắng nghe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-11-2019

Câu hỏi:

Thầy kính mến!
Thưa Thầy! Hôm nay con thấy hoại khổ không chỉ là hoại khổ. Vì lúc pháp hoại diệt mà chỉ khổ ngay lúc đó thì hoại khổ sẽ đơn giản là hoại khổ. Nhưng vấn đề là cái hoại khổ đó lại ở lại trong vô thức. Một lúc nào đó nó lại trồi lên và lúc này nó không chỉ là hoại khổ nữa mà nó vừa là hoại khổ vừa là hành khổ. Nếu phát hiện kịp thì thấy ra nó là hoại khổ phần nhỏ thôi, phần lớn là hành khổ thì lập tức nó dịu lại. Nhưng nếu không thấy kịp, thì bản ngã lại vẫn khổ cái khổ của hoại khổ (thực chất giờ chủ yếu là hành khổ rồi mà không biết) và ta dễ dàng bị nó lôi đi.
Ví dụ con làm vỡ cái bình quý, con buồn. Đó là hoại khổ. Nếu bình vỡ rồi thôi thì đâu có sao, hoại khổ xong là xong.
Nhưng một thời gian sau nỗi tiếc nhớ cái bình lại trồi lên, nếu con nhận ra thì nó lại dịu.
Nếu con không nhận ra thì con lại vẫn tiếc cái bình. Lại ước giá mà nó đừng vỡ, hoặc giá mình đừng mua nó thì giờ không phải tiếc thế này. Vậy là hoại khổ thì ít mà giờ biến thành hành khổ thì nhiều.
Con thấy vậy có đúng không ạ? Xin Thầy khai thị thêm cho con ạ.
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-11-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Thầy cho con hỏi, gần đây con ngồi theo dõi hơi thở, có ánh sáng chiếu nhưng con không quan tâm, con chỉ theo dõi hơi thở thôi. Khoảng tầm 20 phút đột nhiên cơ thể của con dâng lên cảm xúc rất lạ rồi giữa đỉnh đầu nhíu 1 cái là con không biết gì nữa, trong tích tắc ánh sáng chói lòa xuất hiện con mới tỉnh, nếu không có ánh sáng đó chiếu thì không biết khi nào con mới tỉnh. Khi đó chỉ thấy trong tích tắc là có ánh sáng chiếu nhưng thực tế thì cái tích tắc đó phải mấy chục phút, lần sau con thử lại cũng như vậy, con không biết đây là hiện tượng gì?
Con xin Thầy chỉ cho con biết ạ, con cảm ơn Thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-11-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi, con có sự việc xin thưa với thầy. Tại sao tâm con luôn đoán cách nhìn và cách nghĩ người khác vậy thầy? Đây có phải là tâm niệm ác không thầy? Bởi vì con cảm thấy khổ khi như vậy. Ngay cả một con vật con cũng không cảnh tỉnh mình nổi. Hôm nay con được đọc một câu kinh pháp cú: "Kẻ thù hại kẻ thù/Oan gia hại oan gia/Không bằng tâm niệm ác/Tự mình hại chính mình". Xin thầy từ bi chỉ dạy con hướng tu tập.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-11-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Con muốn hỏi, có câu vạn sự tùy duyên, và thế giới này có hợp có tan. Mọi thứ đều làm con người lúc buồn lúc vui, điên đảo theo dòng đời. Vậy "Duyên" là điều mình có thể tự tạo được không ạ? Ví dụ: Khi mình cảm mến một người nào đó, thì bản thân mình có thể tạo được duyên để gặp họ được không ạ?
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2019

Câu hỏi:

Dạ con xin thành kính tri ân Thầy ạ!
Thưa thầy, từ hôm nhận được những lời chỉ bảo và tâm từ của Thầy, con xúc động lắm. Rồi con luôn ghi nhớ và thực hành lời Thầy dạy.
Con nghe Pháp thoại của Thầy và thường hay sám hối, tri ân Ân đức Tam bảo, tri ân Thầy.
Dạ đúng như lời Thầy dạy, những việc đối với đời là bất hạnh lại là cơ hội để cho con biết rõ hơn chính mình. Con đã hiểu và nhận thấy sự chuyển hoá tích cực trong con.
Con xin thành kính tri ân Thầy và chúc Thầy có thật nhiều sức khoẻ ạ!
Con N.V

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Hiện tại con đang gặp khó khăn ở vấn đề suy nghĩ về công việc. Mong thầy xem giúp và cho con lời khuyên ạ.

Con vừa nhận việc mới, lúc phỏng vấn thì vì 1 vài lí do mà con hiểu rằng công việc mình sẽ ngồi bàn giấy, liên quan nhiều đến làm trên máy tính (quảng cáo online). Nhưng khi thực hiện công việc, vì công ty nhỏ nên phân chia công việc không rõ ràng. Sau 1 tuần làm việc con mới biết rằng phòng Quảng cáo sẽ không phải làm trên mạng (online) mà phải đi gặp khách hàng, đối tác trực tiếp (dạng như tạo mối quan hệ trên bàn nhậu). Con vốn không có năng khiếu ngoại giao, cũng không thích nhậu nhẹt, nên hôm nay con tham dự buổi gặp thị trường cùng sếp và đối tác, con thấy không thoải mái chút nào. Con quan sát thấy mình vẫn thoáng khó chịu với những từ ngữ, hành động khiếm nhã. Con muốn chạy trốn khỏi những cuộc vui, những bạn tiếp viên, những điều suồng sã và cũng cảm giác mình không muốn quen, học để trở thành 1 phần trong thế giới đó.

Con đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Con không muốn từ bỏ công việc 1 cách dễ dàng, vì con đọc được rằng "thế giới này vốn hoàn hảo, mọi thứ đều rất thanh tịnh, mọi thứ đều không có vấn đề gì hết. Mọi vấn đề đều chỉ là tâm phát ra mà thôi. Nên sửa tâm là hết tất cả vấn đề luôn. Mọi thứ trên đời nó không có vấn đề gì, cho đến khi tâm trí bắt đầu bịa đặt và phán xét về nó. Sửa cái tâm đấy thì mọi vấn đề biến mất."

Vậy, có chăng vấn đề chỉ là ở con mà thôi. Nhưng con lại rối bời, chẳng biết áp dụng như thế nào. Có lẽ trước đây thì con sẽ cảm thấy rất khó chịu với những buổi tiếp khách như thế. Bây giờ con không khó chịu, nhưng con biết đặc thù công việc này muốn đạt được hiệu quả thì phải quảng giao, phải suồng sã, phải bia rượu...

Con vừa muốn nghỉ để tìm việc mới, phù hợp với điều mình mong muốn bấy lâu. Vừa cảm thấy nếu từ bỏ thì mình quá yếu đuối - vì ở đâu cũng có công việc không vừa ý mình 100%...
Mong thầy cho con xin lời khuyên nhé ạ!
Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, cho con hỏi về nhân quả và nghiệp báo ạ. Nhân quả chính là những gì sẽ đến với mình trong vòng sinh nghiệp của kiếp sống này, còn nghiệp báo chính là thái độ và hành vi của mình khi đối diện với nhân quả đã hình thành rồi. Người nào phản ứng lại với nhân quả tiêu cực đến với mình thì lại tiếp tục tạo ra nghiệp và khổ đau. Còn người nào biết quay lại chính mình để đối diện với nhân quả với thái độ trầm tĩnh sáng suốt của tánh biết thì nghiệp của chính người đó sẽ tự động chuyển hóa đúng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Thực sự bây giờ con đang mắc kẹt giữa đời và đạo, con không biết đâu là đúng đâu là sai nữa, con dường như hai chân bước trên hai con thuyền vậy, con nghĩ nếu cứ tiếp tục như vậy con sẽ bị nhấn chìm mất.
Con không thể hiểu nổi vòng sinh tử luân hồi lúc con thấy vòng luân hồi nó diễn ra ngay trong thân tâm con, yêu ghét, thù hận, lúc an lạc lúc lại bất an... Rồi đến kiếp này kiếp sau giả như mọi tư tưởng suy nghĩ của con là do nghiệp, duyên dẫn dắt vậy đời sống của con hiện tại liệu có cần quan tâm đến vị lại không vậy ngay trong đời sống này ta cứ làm việc ác, lợi mình hại người thì ta đâu có liên quan gì đến cái tôi của đời sau. Kiểu như tôi làm ông chịu vậy rõ ràng là hai bản ngã khác nhau, mà tư tưởng, suy nghĩ, bản ngã lại được hình thành nơi ta sinh sống, người ta gặp trong kiếp sống hiện tại. Vậy có cần phải làm lành tránh dữ không ạ? Tôi nhận khổ đau trong đời này nhưng đời trước cái bản ngã của đời trước đâu hay đâu biết nó làm gì có khổ đau hay phải ăn năn.
Nói về giải thoát niết bàn!
Đức Phật là người đã giải thoát được cõi luân hồi sinh tử vậy tức là ngài không còn trong lục đạo. Ngài an trú trong niết bàn nhưng niết bàn lại không có gì trong đó. Vậy làm gì có niết bàn, có phải niết bàn là một trạng thái tâm không ạ. Thú thực con cảm thấy rất may mắn khi biết đến Đức Phật, nhưng con cũng cảm thấy sợ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, hải sản là ngành mang lại kinh tế lớn và việc làm, góp phần an ninh lương thực. Ví dụ, sắp dịp tết năm nay Việt Nam không nuôi đủ nhu cầu thịt lợn của người dân trong nước, do đó dự kiến phải nhập khẩu lượng lớn thịt lợn từ Trung Quốc với giá gấp đôi, đồng nghĩa Việt Nam mất một lượng tiền rất lớn cho Trung Quốc. Với giới luật "không sát sinh" coi như bỏ ngành chăn nuôi và nuôi thủy hải sản đi thì con có hiểu sai về "Phật pháp" không?
Xin Thầy từ bi chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »