loading
Kết quả tìm kiếm: Có 54 kết quả được tìm thấy cho từ khóa 'osho'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-11-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy, con đọc thêm mấy cuốn về Lão Tử, Trang Tử của cụ Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, đọc Krishnamurti, , bác Nguyễn Duy Nhiên, Ekhart Tolle.v.v... Hay tuyệt vời. Bây giờ con mới hiểu tại sao Thầy bảo "Hãy đau khổ cho đến tận cùng đi", bởi vì "Bản ngã không đau khổ đến chỗ tuyệt vời, không thể nào giác ngộ giải thoát". <p>

Con thấy trong có vài phút mà tâm khởi không biết bao nhiêu chuyện, mà mỗi lần khởi nó phải đi hết quán tính của nó thì mới lặn được. Nhiều khi con vẫn còn áp đặt muốn đè nén nó, hoặc đôi lúc nhìn cũng không kịp. Nhưng cũng có lúc rất tĩnh, có thể thấy rõ tâm khởi và rồi sau đó cơ thể phản ứng theo điều khiển của tâm, rất nhanh, nhanh lắm. Con rất vui.<p>

Con chỉ có một thắc mắc là nếu có thể làm được vậy sao giáo pháp lại sẽ đến lúc băng hoại đi, rồi lại chờ không biết bao nhiêu a-tăng-kỳ kiếp mới có Phật ra đời? Do "khát ái" khó cưỡng hay sao? Con nhớ Thầy cũng bảo đây là điều rất kỳ lạ, mọi người dường như sợ chấm dứt những giấc mộng của mình. Nhưng con vẫn cứ thắc mắc tại sao? Nếu được Thầy giảng cho con nhé. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2014

Câu hỏi:

Kinh thua Thay, Con xin Thay gop y cho con ve viec sau: <p>
Vo chong con deu lon tuoi, trong doi song va voi moi nguoi chung quanh anh ay bieu hien la nguoi rat tot hay giup do cho moi nguoi ve vat chat va ca ve dao phap nua vi anh ta biet dao va tin nhan qua. Doi voi vo thi da nhieu lan anh ay lam con buon kho vi co nhung luc nong gian hay hieu lam chuyen gi do anh ay buong nhung loi khong hay va doi xu rat coc can voi con. Ban tinh con de bo qua va hay tha thu nen vo chong con o den hom nay. Vua qua anh ay lai nong gian voi con da quat nat con truoc mat hai nguoi quen. Con rat ngo ngang truoc nhung loi nhu "hay im di" hay "de phai danh cho moi so", hoac noi con "hay bien di" va anh ay la loi am len, con rat xau ho ve viec nay vi nao con co lam gi dau ma phai chiu nhung loi nhu the, con noi nhe nhang gop y chi la khong vua voi y anh ay thoi. Con rat buc xuc Thay a! Vi chang le muon the hien minh ma anh ay lai doi xu voi vo nhu the. Con du gi cung da lon tuoi co con chau ca roi, con co bo qua lan nay nua thi anh ay lai nghi con nhu nhuoc thieu long tu trong ma long con thi rat phien muon. Con muon tu bo het tat ca va ra di nhung khong phai ngay luc nay. Con lai nghi la anh ay da thay doi tinh cam khong con xem con nhu truoc nen muon lam con tu ai de bo di khong can anh ay phai noi loi chia tay. Con cung con thuong chong nhung neu cu nhu vay thi that la dieu phai chiu dung. Co phai la con con tham ai va ban nga khong Thay. Sao het lan nay den lan khac nguoi phai chiu dung bo qua de moi viec em dep tat ca la con. Con xin loi vi de Thay phai nhoc long vi chuyen rieng nhung that su con can loi gop y de con quyet dinh ve cuoc song con sau nay la ve o voi con chau hay vao chua gi do de an phan cho anh ay tu do vui song theo y minh. <p>
Con xin chao Thay va con chuc Thay luon khoe. Con xin danh le Thay.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy phần lớn bức thư con gửi thầy đã trả lời. Tuy nhiên vẫn còn những điều con chưa rõ: <p>
- Đạo Phật vốn rất rõ ràng, rõ như một ngành khoa học. Nếu ai theo đúng cách mà đức Phật đã hướng dẫn thì sẽ đến nơi ngài đã đến. Vậy xin thầy cho con biết trong đời này có ai theo lời Phật, Chư tổ dạy mà đã đến nơi tâm thái mà các ngài đến chưa? <p>
- Con đã đọc nhiều tác giả như kinh của Phật Thích Ca, Pháp Bảo Đàn kinh, những sách bài giảng của tác giả , Krisnamurti, Eckhart tolle, Duy Tuệ, Tuệ Hải. Mỗi tác giả đều giúp con giải toả một vài vấn đề chưa rõ. Nhưng trong mỗi tác giả đều chưa thoả mãn cho con vài điểm. Con nghĩ đến những hành giả như con, thực tâm muốn tìm đạo, thì thực là vấn đề khó, vì giữa rừng kinh luận nhiều vô kể phải đọc sách, kinh nào, từ đâu. Giữa quá nhiều tác giả phải nương dựa vào tác giả nào. Hay phải như Phật nói, phải tựa vào chính mình. Nhưng tựa vào mình, thì mình có nhiều điểm chưa đúng, như vậy có phải chăng? Riêng con tin rằng, bên ngoài mình còn có những lực vô hình, không biết gọi bằng gì. Nhưng theo con họ vẫn theo tất cả mọi chúng sinh, trong đó có con. Họ giúp con tiếp xúc từng người, từng sách, từng bạn hữu, từng hoàn cảnh để dần dần con biết được đâu là con đường để trở về quê cũ. Nếu đúng vậy hôm nay có duyên gặp thầy xin thầy khai ngộ cho con. <p>
- Chân thành cảm ơn thầy đã có những nhận xét về con. Nhưng con tự nghĩ mình vẫn loay hoay mãi mà còn đứng ngoài cửa rào. <p>
- Với lòng thật tâm muốn tìm lại và sống với Phật tánh, bản tánh vốn có, xin thầy hướng dẫn cho con qua email hoặc thầy cho con cơ hội để tiếp xúc với thầy học hỏi ở thầy, những kinh nghiệm mà thầy đã đi trên đường đạo để bây giờ thầy được như ngày hôm nay. Con chân thành cảm ơn thầy. Chúc thầy nhiều sức khỏe để giúp đỡ mọi người theo như ý nguyện của thầy. Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Con còn nhớ trong một quyển sách, ông có dạy rằng, chỉ khi nào một cá nhân đã phát triển "cái tôi" đến cực điểm, rồi nhận thấy sự vô ích của "cái tôi" ấy thì mới buông được. <p>
Đối với bản thân mình, con luôn tự thấy hình như "cái tôi" của mình không rõ lắm, con ít khi quan trọng ý muốn của mình mà thường muốn chìu lòng những người xung quanh hoặc không dám bày tỏ ý kiến của mình, luôn thấy ý kiến của người khác hay hơn, dễ bị thuyết phục bởi những người khác... Trước những người có "cái tôi" quá mạnh mẽ, con dễ dàng bị áp đảo. Nhiều người nói con quá hiền hay quá nhút nhát, hoặc không có ý kiến riêng... Vậy có phải con còn phải trải qua cả một chặng đường dài, đến khi "cái tôi" của con cực kỳ mạnh mẽ rồi con mới buông được ạ? <p>
Con xin cảm ơn Thầy đã luôn kiên nhẫn chỉ dạy cho chúng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-01-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>

Con mong Thầy có thể vui lòng thông báo Lịch trình hoằng pháp của Thầy ở Châu Âu trong năm nay được không ạ? Con hiện đang sống ở Châu Âu và rất mong mỏi có hạnh ngộ được diện kiến Thầy. <p>
Với lòng tôn kính.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2013

Câu hỏi:

Kính Thầy, hôm nay con nghe mấy chuyện cứ thấy buồn buồn, tự nhiên con chợt nhớ ra những chuyện cũ nên con xin thỉnh ý Thầy: <p>

Con có quen một người bạn, ngày xưa bạn học gần chỗ con trọ. Bạn cao ráo, đẹp trai, học giỏi, cấp 3 học chuyên, lớn vào đại học. Nghe bảo hồi cấp 3 đã hay ngồi thiền. Con đi hoạt động ngoại khoá thì tình cờ quen. Bạn có kể về , nên con cũng mua vài cuốn của để đọc, nhưng thú thật lúc đó con không hiểu nhiều lắm, một phần vì giọng văn của hay lặp đi lặp lại, một phần vì lúc đó con bị thúc đẩy bởi nhiều giá trị khác... <p>

Một ngày bạn bảo đi chỗ này hay lắm, rồi đưa con đến một ngôi nhà, nghe một buổi giảng về Nhân điện. Đó là buổi giới thiệu, theo đó thì sau này, lên những bậc cao hơn, sẽ được mở luân xa qua điện thoại bởi một vị thầy về Nhân điện, có thể chữa bệnh, rồi thực hành với Kim tự tháp, và cũng phải ngồi thiền hàng ngày để duy trì khi đã mở luân xa... (Con xin không có ý gì bàn sâu ở đây, vì con nghĩ Nhân điện cũng có những mặt tích cực - con tìm hiểu qua mạng). Lúc đó, vì sinh viên không có nhiều tiền, nên con không thể theo tiếp được, bởi sau mỗi buổi thì có đóng góp một khoản phí nhỏ... Sau này gặp lại, bạn có kể là sau khi mở luân xa, mỗi khi ra đường gặp người âm, cơ thể thường có giật giật ra dấu hiệu. Bạn cũng luôn suy nghĩ về việc mở doanh nghiệp, làm ông chủ. Rồi nghe nói bạn bỏ dở học để theo đuổi. Thỉnh thoảng gặp, bạn trao cho con tờ giấy ghi những bài thơ thiền, và những kế hoạch khác, bẵng lâu lắm không gặp nữa. Lúc đó con không có khái niệm gì về thiền. <p>

Hôm nay, người ta bảo với con là bạn đã hoang tưởng nặng. Đôi lúc không kiểm soát được quá trình trao đổi chất ra bên ngoài nữa, cứ thế mà cứ cho lên quần áo. Bố mất đã lâu. Mẹ phải chăm sóc và cho ăn. <p>

Thưa Thầy, quá trình tìm chân lý cũng gian nan phải không Thầy? Tự nhiên con thấy e dè khi chia sẻ sâu về giáo pháp với người khác. Con cũng không hiểu sao một người có thể hiểu được pháp mà người khác lại không nữa? Con thấy bối rối. Thỉnh thoảng con làm phước hồi hướng cho bạn thì có tác dụng không Thầy? Xin Thầy cho con lời khuyên về trường hợp này. Con cám ơn Thầy và kính chúc Thầy an lạc. Con xin đảnh lễ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2013

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Con xin phép được hỏi Thầy về "bất nhị, nhất nguyên và nhị nguyên" như trong câu trả lời của thầy cho câu hỏi dưới đây, vì con chưa được phước duyên tìm hiểu trong một cuốn sách nào cả thưa Thầy. Kính xin Thầy hướng dẫn và chỉ dạy cho con ạ. <p>
"Ngày gửi: 07-09-2013 <p>
Câu hỏi: Kính bạch Thầy, <p>
Gần đây, qua sự thực hành cũng như va chạm những nỗi đau, nhất là bệnh tật, những nghịch cảnh trong cuộc sống, con cảm nhận thật sâu sắc những điều Thầy đã dạy. <p>
Con thấy rằng: nếu chỉ đơn thuần nghe giảng mà không có sự trải nghiệm thực tế trong đời thường, và nếu có sự trải nghiệm mà không học ra điều gì thì khó có thể lãnh hội được sự thật chân đế về khổ, bất toại nguyện và vô ngã, được minh chứng cụ thể trong lời dạy của Thầy. <p>
Con xin trình với Thầy về suy nghĩ của con, và con rất mong được Thầy dạy thêm cho con: <p>
Với sự sáng suốt, định tĩnh, trong lành, thận trọng, chú tâm, quan sát, con nhìn thấy rất rõ bản chất thật sự của tâm con. Có lúc nó rất xấu, có lúc nó khô khan chai đá, có lúc con cảm thấy bất lực trước những nỗi đau về thể xác do bệnh tật v.v... còn rất nhiều những cung bậc lên xuống của Tâm tùy theo hoàn cảnh. <p>
Nhưng Thầy ơi, hôm nay con đã hiểu và cảm nhận sâu sắc lời Thầy dạy: Khi con nhận thức tâm con khô khan, chai đá, thì cũng từ nơi đó đã có sự dịu dàng, êm ái. Khi con nhận thức được tham-sân-si nơi con là con đã tháo mở một khe hở để cho ánh sáng rọi vào. Sự thấy biết của con càng rõ ràng hơn khi con từ những khổ đau, nghịch cảnh mà hiểu rằng: người ta không thể cảm nhận được điều gì nếu không có cái “đối nghịch” với nó, không có bóng tối thì người ta đâu biết đến ánh sáng, khi con thấy con “khô khan, chai đá” thì con mới ý thức rõ rệt được sự “dịu dàng, thương yêu”, khi con bị “giới hạn” về mọi mặt thì con mới cảm nhận được cái “vô biên” của đất trời, của vạn vật. Bản thân con sẽ không thể biết được chính con, mà chỉ có cái gì “khác với con” mới giúp con ý thức được chính mình. Như, khi đau khổ vì bệnh tật, thì con mới thấy được giá trị của một cơ thể khỏe mạnh, khi sống không có ý nghĩa trong một ngày, thì con mới thấy được sự quý giá của từng phút giây hiện tại. <p>
Kính bạch Thầy, phải chăng con đã thấy được một phần nào đó như là vị ngọt, sự cay đắng... trong lời Thầy đã dạy con? Bên trong những nỗi đau, những điều bất như ý lại ẩn giấu một sự thật mà chỉ có bản thân tự trải nghiệm, có học ra bài học thực tế thì mới thấy được. Con mong Thầy chỉ dạy để con được khai tâm mở trí. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Xem Câu Trả Lời » <p>
Trả lời: <p>
Tốt lắm, con bắt đầu biết nhìn thấy hai mặt của đời sống. Người ta thường hiểu lầm tâm vô phân biệt là không cần biết đúng sai thiện ác gì cả, nghĩa là cho rằng đúng sai thiện ác đều như nhau. Nhưng đó là tà kiến. Chánh kiến hay trí tuệ là thấy rõ đúng sai thiện ác nhưng tâm không chấp trước, tâm vẫn an nhiên trong sáng không bị ảnh hưởng bởi những đúng sai thiện ác đó. Người chấp vào một bên trong hai mặt của đời sống gọi là phân biệt nhị nguyên, còn người thấy cả hai mặt mà không chấp thủ mặt nào không xem mặt nào là ta, của ta hay tự ngã của ta thì mới có cái nhìn bất nhị. Bất nhị chứ không phải nhất nguyên, bởi vì nhất nguyên hay nhị nguyên đều là chấp thủ."

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy, trong Tăng Chi Bộ, một vị Thiên hỏi Đức Phật là: <p>
"Phải cắt đoạn bao nhiêu,<p>
Phải từ bỏ bao nhiêu,<p>
Tu tập thêm bao nhiêu,<p>
Vượt qua bao trói buộc,<p>
Ðể được có danh xưng,<p>
Tỷ-kheo vượt bộc lưu?<p>

(Thế Tôn):<p>
Phải cắt đoạn đến năm,<p>
Phải từ bỏ đến năm,<p>
Tu tập thêm năm pháp (lực),<p>
Vượt qua năm trói buộc,<p>
Ðể được có danh xưng,<p>
Tỷ-kheo "vượt bộc lưu".<p>
Thưa thầy, cắt đoạn 5 và tu tập thêm 5 pháp đó là những điều gì ạ? Con cám ơn thầy ạ!
--------------------------------
(TT, đoạn Kinh đó nằm trong Tương Ưng Bộ Kinh chứ không phải Tăng Chi Bộ, mục số V ở đây:
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-01.htm)


Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2013

Câu hỏi:

Con xin cám ơn những chỉ dạy của thầy ạ. <p>

Con còn một chuyện này nữa, nó đang làm cuộc sống của con đảo lộn và phải đứng trước những lựa chọn (chọn con đường thế tục yêu người bạn gái, làm ăn rồi lấy bạn ấy, xây hạnh phúc gia đinh, hay lựa chọn xuất gia, mang lại niềm hạnh phúc vĩnh cửu) - nó cũng gần như là nguyên nhân dẫn tới sự ảo tưởng của con. Có ông thầy bói, bói cho con rằng (đúng từ đầu đến cuối, qua sự trải nghiệm của con thời gian qua), nếu lấy vợ sẽ lấy ba vợ nhưng rồi vẫn sẽ làm thầy tu. Nếu lấy ba vợ, mang đau khổ cho nhiều người quá, thà con đi tu cho xong. Con yêu một người, lúc chia tay còn đau khổ như thế này rồi, còn khó bỏ, khóc than, mệt mỏi, (suy nghĩ tương lai của cô ấy, rồi lo nghĩ những chuyện mình có thể làm cho cô ấy, gia đình của cô ấy sẽ như thế nào, cô ấy có bị sụp đổ vì mình không, như vậy thật tàn nhẫn), huống gì lấy ba vợ - chia tay, đau khổ, đau khổ nối tiếp đau khổ biết nhường nào, mang lại nỗi khổ mình khổ người, vậy con phải làm sao ạ? Con nên có thái độ tâm bên trong như thế nào để không dằn vặt mình, không suy nghĩ về nó nữa... con nên buông như thế nào ạ? <p>

Thưa thầy, vấn đề ái dục thường là một khó khăn rất lớn cho người mới tu tập, còn trẻ hay kể cả đứng tuổi khi bước vào cuộc sống xuất gia. Vậy làm sao con có thể nhìn nó với một cái nhìn trong sáng, hồn nhiên và lặng lẽ để không khởi cái tâm tham dục lên ạ? Bởi chỉ khi nhìn một cô gái từ xa, tất cả ý nghĩ đã nảy sinh lên rồi, Thầy hiểu ý con không ạ? <p>

Hay những mối tình trước đây của mình, rồi những lúc mặn nồng nữa ạ, dù rằng không tác ý tới nó, nhưng vô tình nó vẫn sẽ sinh lên ạ, con biết rằng có sinh rồi sẽ có diệt, nhưng bình thường khi nó sinh lên, nó sẽ cuốn mình đi theo nó, bởi sức mạnh vô địch của nó, và rồi, nếu lầm lỗi mình sẽ sa ngã, không giữ được giới hạnh, và đôi khi sẽ xả y áo trở về thế tục. Và phải chăng nó lại là bài học của mình để thấy ra ạ? <p>

Đạo Phật là nơi có đích đến, mà người tu hành không được buông lung phóng dật trên con đường đi đó. Vậy con mong Thầy chỉ dạy cho con cũng như mọi người những người đang tu, những người sẽ đi tu một con đường để đến với đích đoạn diệt được tham ái với sự trải nghiệm riêng của Thầy ạ. <p>
Con thành kính tri ân Thầy, Người soi sáng cho con đường con đang đi. <p>
Con thành kính cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2013

Câu hỏi:

Kính bạch thầy. Hôm thứ 7 vừa rồi ngày (10/08/2013) con có tham dự buổi thuyết pháp về thiền Vipassanà ở chùa Xá Lợi và chính con có hỏi thầy câu hỏi muốn làm sao NHẤT TÂM BẤT LOẠN. Thầy có trả lời là, khi mình muốn NHẤT TÂM BẤT LOẠN là tâm mình đang loạn, con thấy đúng như vậy. Mấy hôm nay con lên mạng tiếp tục nghe nhiều bài thuyết pháp của thầy, con thấy có điều gì đó rất đơn giản và dễ hiểu nên con rất mong được gặp riêng thầy một buổi để nhờ thầy chỉ bảo cho con 1 số kinh nghiệm trong thiền định, mặc dù thầy có bảo mỗi người đều có một cách riêng tùy duyên thuận pháp mà hành. <p>
Thầy ạ. Con năm nay 49 tuổi đã có gia đình và 2 cháu. Cháu lớn đang học kiến trúc ở Paris, đứa nhỏ học lớp 8 Trường Nguyễn Du TPHCM. Hai vợ chồng con đều là dược sĩ, cuộc sống đã ổn định nên con muốn theo học Thiền mong cho có trí nhớ và sức khỏe tốt hơn để đọc sách và nghiên cứu thêm về bệnh tật thuốc men làm sao khi đứa con sau nó vào đại học là vợ chồng con về BÀ RỊA - VŨNG TÀU mở nhà thuốc vừa bán vừa làm từ thiện giúp cho những người nghèo khó. Đó là nguyện vọng của con khi con bước vào trường ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM. Nhưng bây giờ con thấy sức khỏe và trí nhớ mình sa sút ngày càng nhanh nên con mới nghĩ đến việc thiền định để tu tấn cho bản thân tốt hơn. Vậy con mong thầy cho con gặp được thầy 1 buổi để giải bày hết những gì để thầy có thể giúp cho con ngày càng tinh tấn hơn. Con xin biết ơn thầy nhiều và kính chúc thầy lúc nào cũng AN LẠC.

Xem Câu Trả Lời »