loading
Kết quả tìm kiếm: Có 54 kết quả được tìm thấy cho từ khóa 'osho'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-09-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy,

Xin thầy giải đáp giúp con là tình yêu có sinh diệt không ạ? Theo thì ông ấy bảo tình yêu là một trạng thái, nên con thấy có sinh diệt, hay cụ thể như “cảm giác yêu dành cho 1 người cụ thể nào đó” cũng sinh diệt vì nó chỉ là cảm giác.

Con có nghe câu: tình yêu là nơi sinh ra mọi thứ, love is in the air, tình yêu là sự sống… con cảm thấy tình yêu cũng là tính biết trong sáng vì khi vô ngã, con cảm nhận rõ tình yêu sẵn có và không mất đi, không thể bị lấy đi bởi ai, tràn ngập, rộng lớn như không gian của tính biết vậy. Vậy nó là tình yêu gì thế ạ? Nó có sinh diệt ko ạ?

Yêu chính mình (ý con là quay vào trong, lắng nghe, tìm hiểu, học cách thương yêu mình…) có phải cũng là 1 trạng thái có sinh diệt không ạ?

Con có những trực nhận nhưng còn thấy hơi rối rắm và chưa thành xâu chuỗi ạ.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-07-2022

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Sau một thời gian sống trọn vẹn nhận biết, con xin phép được trình Pháp, kính mong Thầy hoan hỉ chỉ dạy thêm giúp con.

Hiện trong cuộc sống hàng ngày, con không cố tình đặt ra bất cứ giờ thiền nào, mà chỉ chú tâm quan sát và trọn vẹn nhận biết những gì đang xảy ra nơi thân tâm, hay còn gọi là thiền động. Con nhận thấy là thay vì chú tâm quan sát vào một hành động cụ thể, thì chỉ cần buông nhẹ tâm ra, mình sẽ tự động lui ra phía sau, rơi vào trạng thái của một tấm nền, bao la giống như bầu trời, và chứng kiến các hoạt động đang diễn ra của thân thọ tâm pháp. Mọi thứ tự nó diễn ra rất tự nhiên mà mình không phải cố làm gì cả. Từ vị trí rỗng lặng này, con nhận thấy mình là cái Biết (tấm nền) đang nhận biết thân và tâm (nội dung) sanh diệt rất rõ ràng. Tuy nhiên con cũng nhận thấy là số lượng suy nghĩ và vọng tưởng của tâm trí sinh ra ngày càng nhiều (đặc biệt là về tình dục), không biết có phải khi sức quan sát mạnh lên thì thấy nhiều hay không? Nhớ lời giảng của thầy, con chỉ ngồi nhìn các ý nghĩ đó sinh diệt liên tục mà không đi theo nó, như nhìn mây bay qua vậy. Con có tham khảo sách , và ông ấy nói rằng các vọng tưởng về tình dục từ tiềm thức nổi lên là do quá khứ đã đè nén chúng, càng tránh né thì nó càng mạnh. Thay vào đó, hãy chuyển hóa chúng.

Thưa Thầy, bản thân con thấy tình dục không có gì sai, cũng giống như đói thì ăn vậy. Điều con thắc mắc là: nếu chỉ quan sát mà không chuyển hóa năng lượng dục đó, thì có phải vô tình mình đang đè nén chúng không, và mỗi khi hữu duyên xúc cảnh thì nó sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Con nghĩ nếu mình cứ sống tự nhiên, nhưng không nuông chiều dục quá đà, thì mọi việc vẫn ổn. Hiện con đang trên con đường thanh lọc tâm nên thấy khá nhiều các phiền não tích tụ từ quá khứ. Liệu con đường con đang đi có gì thiếu sót không, mong Thầy chỉ dạy thêm ạ.

Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Sư Ông,
Con thưa Sư Ông, sau hơn một năm hiểu được Pháp Sư Ông chỉ bày, quá trình quan sát và chiêm nghiệm chính con diễn ra ngày càng thú vị hơn. Mặc dù sau khi hiểu được nguyên lý tu tập của Sư Ông, con đã buông bỏ bớt nhiều việc dính mắc vào phân tích từ chương, mà con chuyển qua đọc kinh sách như để tham khảo kiến thức và có thêm vốn từ, nhưng đôi khi con nhìn thấy vi tế bên trong con vẫn còn có sự ham muốn được học giỏi như người ta, chẳng hạn như giỏi Pali, thuộc lòng chi pháp, thuộc tạng Luật… dù ý muốn này rất yếu, nhưng không chối bỏ được nó vẫn luôn còn ở trong con.
Bên cạnh nghe Pháp của Sư Ông, con cũng có tham khảo thêm tài liệu từ các vị thầy tâm linh khác, như: Sadhguru, , Eckhart Tolle, Krishnamurti… và một số sách của Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Con cứ nghe trong tinh thần thoải mái không nắm bắt gì cả. Cho đến một buổi gần đây nhất, trong khi đang nghe Eckhart Tolle, con chợt nhận ra, những vị thầy tâm linh này không hề biết ngôn ngữ Pali, không hề học thuộc Tam Tạng Kinh Điển, chưa bao giờ chia chẻ văn tự trong từng câu kinh… nhưng các vị đó đều giác ngộ vì thấy ra sự thật. Đó là khoảnh khắc con vỡ òa, thấy như có một ánh sáng tràn ngập và soi rọi cái góc tối còn u mê, bám chấp vào việc muốn “học giỏi như người ta”. Và ngay sau khoảnh khắc đó là niềm hoan hỷ đến vô cùng, và con lập tức nghĩ về Sư Ông với lòng tri ân vô hạn. Con nhớ ngay đến lời Sư Ông thường dạy: “lý thuyết nhiều chỉ trở ngại cho việc thấy ra sự thật”, hay “ý tại ngôn ngoại”, chỉ “thấy và thấy ra”…
Có một thời gian, con rất khó chịu mỗi khi bị nghe nhiều lý thuyết sáo rỗng, vì con chứng kiến những vị luôn đem sách vở ra để giảng giải, nhưng khi xúc chạm với những vấn đề, thì tham và sân lại càng dữ dội hơn những người khác. Tuy nhiên, không hiểu sao giờ đây, con lại không còn bực bội nhiều với những người thích mang lý thuyết ra nói đó nữa, mà con chỉ mong cho họ “một phen buông hết ngôn từ” để trực nhận sự thật như Sư Ông luôn dạy. Vì bây giờ con cảm thấy, như khi mình ăn một món ăn; mặn – ngọt – chua – cay chỉ có mình là cảm nhận rõ nhất, còn khi miêu tả lại bằng ngôn ngữ, thì đã không còn đúng sự thật nữa rồi.
Từ xa con kính xin đảnh lễ Sư Ông, vì khi nương tựa vào những lời dạy của Sư Ông, mỗi ngày trôi qua, sự tu tập của con càng trở nên nhẹ nhàng và sáng rõ hơn bao giờ hết…
Con thành kính tri ân Sư Ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-06-2022

Câu hỏi:

Bạn con xin kính dâng Thầy bài thơ:

Ta mãi đi tìm Ta Vô lượng kiếp
Dầu lạc vào trong Ta biết bao lần
Vẫn chưa nhận ra Ta là tánh biết
Luôn tĩnh lặng phản quan pháp đang là
Càng đi tìm càng xa ngút ngàn xa
Làm con rối cho cái ta ảo tưởng
Vườn tỉnh thức ngàn hoa cùng đua nở
Các vị Thầy đang lan tỏa pháp online
Viên Minh, , Eckhart, Sadhguru
Krismamuti, Neale Donald Walsch, Rupert Spira...
Chia sẻ giúp rất nhiều người tỉnh thức
Nhận chân ra phúc lạc có sẵn rồi
Biết hồn nhiên đang tĩnh lắng chiếu soi
Biết hồn nhiên đã có sẵn từ lâu rồi
Trực chỉ thẳng ngay đây mà giác ngộ

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư Ông,
Con chúc sư Ông và toàn thể các sư thân tâm luôn an lạc, mạnh khoẻ.
Con có vài thắc mắc về câu nói của , khi ông nói rằng Bản Ngã như trái chín trên cành, nếu không có bản ngã thì có gì để bỏ đi, phải phát triển bản Ngã thành đại ngã và khi đó như trái đã chín nó sẽ tự buông bỏ, chính bản Ngã sẽ tự tiêu hoại khi nó hiểu hết được rằng ko có bản Ngã nào để đạt được cả, nhưng con đường đến buông bỏ là phải đi qua việc phát triển bản Ngã.
Con thấy đây cũng chính là con đường đó, có phải khi nhìn thấy bản Ngã nó đạt đến cực độ thì mình lập tức buông ra, trạng thái này chuyển sang hoàn toàn buông xả.
Con kính xin sư Ông chỉ dạy cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-07-2021

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Ông,
Vừa rồi có một vị hỏi Sư Ông do đâu có người khi tu thì hòa đồng xã hội hơn, có người lại hướng nội hơn. Đây là vấn đề mà con đã từng thắc mắc. Khi tìm hiểu lịch sử và tư tưởng con cũng đã tìm thấy vấn đề này, khi mà cùng một thời đại, mà các triết gia lớn như Socrates, Epicurus,... đưa ra những triết lý nghe có vẻ rất mâu thuẫn. Và xét đến thế kỷ 20 thì 3 vị thiền sư lớn là Thích Nhất Hạnh, , và Krishnamurti cũng có những lối "khai thị" rất khác nhau.
Từ khi con tìm hiểu nhiều nơi, trong đó có sách của Sư Ông, thì con có nghĩ rằng: "Pháp" vốn trọn vẹn và đầy đủ nơi mỗi người. Nhưng do các điều kiện "biệt nghiệp" và "cộng nghiệp" riêng, mà mỗi cá nhân hình thành một "bản ngã" biểu lộ qua những kiểu "dính mắc" đa dạng. Ví dụ có kiểu "ngã mạn" ích kỷ, chỉ biết thân mình, không hòa nhập với cộng đồng; lại có kiểu "bản ngã" rất hăng gia nhập các mối quan hệ xã hội, nhưng suy cho cùng cũng chỉ vì một mục đích vị kỷ cá nhân nào đấy. Do vậy, khi đã tu tập và thức tỉnh, thì mỗi người tự động "cân bằng lại" theo cách riêng; ví dụ người nào trước đây khép kín thì mở lòng hơn, còn người hay đặt kỳ vọng vị kỷ vào các mối quan hệ xã hội thì quay về chính mình nhiều hơn. Và cũng vì lẽ đó, mà những người khao khát chân lý, theo quy luật "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", sẽ tìm đến vị thiền sư nào "khai thị" được đặc điểm bản ngã của họ. Không biết con nghĩ vậy có ổn không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-07-2021

Câu hỏi:

Con kính chào thầy, cho phép con hỏi 1 câu ạ.
Cốt lõi lời Phật dạy là hành động, nói năng, suy nghĩ... luôn vận hành từ trạng thái tĩnh lặng (vô niệm) của TÁNH BIẾT tự nhiên là thiền, hay theo thì NHẬN BIẾT mọi lúc là thiền phải không ạ?
Nhờ thầy giải đáp ạ, cám ơn sự nhiệt tình không mệt mỏi nơi thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2021

Câu hỏi:

"Chân lý không phải là cái gì đó bên ngoài được phát hiện, nó là cái gì đó bên trong được nhận ra." Thiền sư .
Cuộc sống mỗi người thật hoàn hảo và chân lý nằm ở nơi ta. Chúng ta là những gì ta thấy, ta nghe, ta cảm xúc… tất cả tạo thành một tạo thành thế giới và cuộc sống của chính chúng ta.
Tất cả hạnh phúc, khổ đau… đã nằm trong ta nơi ngàn kiếp trước đã gieo hạt, khi đủ duyên thì nó biểu hiện.
Khi thấy ra chân lý, như Thầy nói chỉ cần chiêm nghiệm, khi chiêm nghiệm con thấy mọi điều thầy nói đều chỉ ra chân lý. Khi đã thấy ra sự thật nói gì cũng đều từ sự thật phải không Thầy!
Và quan trọng hơn đó chính là Thái độ với cái Thấy đó chính là Niết-bàn.
Con thấy thật tuyệt vời khi thấy ra Mình và Cuộc sống vốn là một và sinh khởi cùng nhau. Ta là cuộc sống, Cuộc sống cũng chính là. Ta là số phận đã gieo và sẽ gieo số phận tiếp theo.
Con cảm ơn Thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-01-2021

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy,
Hiện con đang học tập văn hóa truyền thống tại một ngôi trường mầm non để dạy đạo đức cho trẻ. Người xưa họ rất đề cao chữ Hiếu, như bách thiện hiếu vi tiên; hiếu, nghĩa, lễ, trung, tín... thì chữ hiếu luôn được đề cao. Con thấy được những tấm gương về người con hiếu từ xưa và nay đều đã xây dựng nên một cuộc sống hạnh phúc và gia tộc hưng thịnh. Nhưng những vị Thầy cận đại mà trước đây con hay đọc như , Krishnamurti, P.C.T... rất ít nhắc tới chữ hiếu. Như và P.C.T thì từ nhỏ đã rất ngỗ nghịch và khiến cha mẹ buồn phiền. Krishnamurti thì lớn lên cũng chỉ 1,2 lần về thăm Cha chỉ 1-2 ngày là ra đi. Không thể phủ nhận về trí tuệ, sự giác ngộ của các vị thầy đó, nhưng khi con học tập về đạo đức văn hóa truyền thống thì có những mâu thuẫn. Mong Thầy có thể giảng giải cho con hiểu ạ.
Kính chúc Thầy thân tâm an lạc, trụ thế lâu dài để làm lợi lạc cho chúng sinh!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-09-2020

Câu hỏi:

Kính gửi Thầy,
Con rất cảm ơn Thầy và biết ơn khi có cơ hội được gặp thầy, được nghe những bài pháp của thầy. Con xin phép được trình pháp với Thầy như sau ạ.
Con biết đến khái niệm Thiền từ năm 2010 khi con gặp khó khăn trong cuộc sống và đi tìm lời giải cho cuộc sống của mình. Con tình cờ nghe người ta nhắc tới thiền sư và con tìm đọc những cuốn sách viết về triết lý cuộc sống v.v… và con cảm thấy rất hứng thú, những câu hỏi của con trong cuộc đời dường như được giải đáp hết. Tuy nhiên, con không thực hành vì con cũng nghĩ không nên khi chưa được hướng dẫn. Do mất ngủ nhiều nên con thường cố chú ý đến hơi thở và ngủ dễ hơn cũng như cảm thấy rất nhẹ nhõm.

Năm 2016, được sự giới thiệu của người bạn, con tham gia khóa thiền Vipassana đầu tiên theo phương pháp niệm thọ của TS Goenka. Khi thiền theo PP này, con gặp khá nhiều cản trở, khi thiền khuôn mặt bị méo và tê người rung lắc và có những hành động lạ: nói linh tinh theo một thứ tiếng nước ngoài, tập yoga, múa, đánh trống… nên không thể di chuyển được sự chú ý, con đành tiếp tục theo dõi hơi thở và khi có “chuyện lạ” xảy ra thì quan sát chuyện lạ đó.

Cuối năm 2019, con tham dự khóa thiền Vipassana thứ 2, lúc này con không bị rung lắc hoặc xảy ra những “chuyện lạ” nữa, nhưng cũng không di chuyển được sự quan sát, con rơi vào một trạng thái “định” khi cơ thể ngồi trong tư thế thiền nhưng rất cứng và chắc đặc, đôi lúc con cảm thấy như có lực tác động từ bên ngoài chỉnh con về tư thế thiền đúng. Lúc này suy nghĩ của con chậm lại, chỉ có một vài suy nghĩ về 1 vài đối tượng cứ lặp lại, sau đó càng chậm lại và rất ngớ ngẩn. Có một tích tắc khi suy nghĩ dừng lại thì cảm giác người con rất nhẹ, sau đó suy nghĩ lại dần dần trở lại và phủ kín tâm trí con.

Sau này khi nghe những bài pháp của Thầy, còn mới hiểu là nên buông cái sự “muốn” trong quan sát hoặc những cái lăng xăng như di chuyển sự chú ý hoặc cố gắng tập trung vào một đối tượng nào đó. Nhưng do cuộc sống áp lực và sức khỏe không tốt, nên đôi lúc con ngồi xuống thư giãn và “điều chỉnh” ý thức của mình trong phạm vi thân, thọ, tâm và thường thì con sẽ chú ý tới những suy nghĩ của mình là nhiều nhất. Lúc này, còn lại rơi vào một trạng thái “định” khác, con vẫn ý thức được mọi việc xảy ra, nhưng không được rõ mà mờ mờ, tuy nhiên khi mở mắt và bước đi, con lại cảm thấy khỏe khoắn và tỉnh táo. Đôi lúc con cũng rơi vào trạng thái “lạ” là thấy cơ thể mình căng và phình to ra.

Trong cuộc sống, thường con rất chú ý tới những suy nghĩ của mình, và nắm bắt được suy nghĩ, thậm chí là những cái “ý” thoáng qua chưa thành suy nghĩ, nhưng lại thường không chánh niệm được về hành động và cảm giác. Con cảm thấy điều đó thật là khó khăn và con không có được nhiều sự tiến bộ trong tu tập. Con cũng thấy mình có xu hướng “ưa thích” hơi thái quá đối với việc nghe pháp, mỗi khi công việc trong ngày đã xong, con đều dành thời gian để nghe pháp.
Con xin phép được trình pháp với Thầy, xin Thẩy chỉ cho con nên điều chỉnh như thế nào?
Con cảm ơn thầy rất nhiều ạ.
Kính thư

Xem Câu Trả Lời »