loading
Kết quả tìm kiếm: Có 54 kết quả được tìm thấy cho từ khóa 'osho'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 16-11-2011

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con đọc được nói trong một cuốn sách: "...Tôi nói về Phật - tôi yêu ông ấy… Ông ấy cực kì đẹp đẽ, đẹp phi thường, siêu phàm. Nhưng ông ấy không trên đất, ông ấy không bước trên đất này. Ông ấy bay trên trời và không để lại dấu chân nào. Bạn không thể theo được ông ấy, bạn chưa bao giờ biết chỗ ở của ông ấy. Ông ấy giống như mây. Đôi khi bạn gặp ông ấy nhưng điều đó chỉ là tình cờ. Và ông ấy tinh tuý đến mức ông ấy không thể bắt rễ vào đất được…. Thấy tính tâm linh của vị Phật là đơn giản, rất đơn giản; không thể nào bỏ lỡ nó được, ông ấy phi thường thế. Nhưng lại khó thấy tính tâm linh của Lão Tử. Ông ấy bình thường thế, hệt như bạn vậy. Bạn sẽ phải trưởng thành trong hiểu biết. Vị Phật đi qua bạn - bạn sẽ ngay lập tức nhận ra rằng một siêu nhân đã đi qua mình. Ông ấy mang sức quyến rũ của một siêu nhân quanh mình. Khó mà bỏ lỡ ông ấy, gần như không thể nào bỏ lỡ ông ấy được. Nhưng Lão Tử… ông ấy có thể là hàng xóm của bạn đấy. Bạn có thể đã bỏ lỡ ông ấy bởi vì ông ấy bình thường thế, ông ấy bình thường một cách phi thường thế. Và đó là cái đẹp của nó. Trở thành phi thường là đơn giản: chỉ cần có nỗ lực, cần rèn luyện, cần trau dồi. Nó là kỉ luật bên trong sâu sắc. Bạn có thể trở thành rất, rất tinh tuý, một cái gì đó hoàn toàn phi trần gian, nhưng để là bình thường mới thực là điều phi thường nhất. Chẳng nỗ lực nào có ích cả - vô nỗ lực mới cần. Không công phu nào có ích cả, không phương pháp, không phương cách nào sẽ có ích gì ngoài hiểu biết. Ngay cả thiền cũng sẽ chẳng có ích gì. Để trở thành vị Phật, thiền sẽ có ích. Để trở thành Lão Tử, thậm chí thiền cũng chẳng giúp ích được - chỉ hiểu biết thôi. Chỉ hiểu biết cuộc sống như nó đang thế, và sống nó với dũng cảm; không trốn chạy khỏi nó, không che giấu nó, đối mặt với nó với dũng cảm, dù nó là bất kì cái gì, tốt hay xấu, thiêng liêng hay ác độc, cõi trời hay địa ngục...". <p>
Con nhớ những lời Thầy chỉ dạy về sự vô vi để trực nhận sự thực nơi cuộc sống. Con cảm thấy trong sự nhận xét của có gì không thực sự khách quan, nhưng đồng thời lại thấy ông nói rất có lý, kính mong Thầy chỉ dạy cho con. Con kính chúc Thầy sức khỏe!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy, con xin thành kính tri ân thầy. Con rất vui khi nhận được những lời dạy đầy thâm tình của thầy. Nhưng con vẫn còn thắc mắc một điều là, thầy nói: "Con tu như vậy là theo trường phải niệm tâm", nhưng sat-na sinh diệt liên tục trong tâm con chỉ xuất hiện nhất thời ở từng khoảnh khắc. Vậy con phải tiếp tục làm như thế nào nữa ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-09-2011

Câu hỏi:

Thưa Thầy, cho con hỏi ạ. Con có cần phải làm chủ sự chú tâm và xả tâm không ạ khi cần hướng tâm vào đối tượng nào thì biết rõ đối tượng đó, không cần thì buông thư không hướng tâm vào đâu cả? <p>
Có hai trường hợp xảy ra với con khi buông thư không hướng tâm vào đâu cả, có thể lúc đó thân tâm nhẹ nhàng thanh thản, có thể tâm tự biết đang suy nghĩ hay tự biết hơi thở... Lúc đó con tác ý buông thư rồi tâm muốn biết gì thì con kệ nó, nó muốn biết hơi thở bao lâu thì biết rồi nó không ở trên hơi thở nữa tự nó chuyển sang đề mục khác thì con cũng kệ nó con chỉ biết thôi, như thị. Con hành như vậy có đúng không bạch thầy?<p>
Trong thời khoá, con ngồi buông thư thanh thản, lúc nào thấy tâm lắng dịu xuống thì con tác ý theo dõi hơi thỡ, lấy hơi thở làm đề mục chính, nếu có ý nghĩ hay cảm thọ nào xen vào thì con nhân biết rồi biết lại hơi thở, con chỉ ngồi thiền theo dõi hơi thở 15 phút thôi, khi xả thiền thì con tác ý buông hơi thở ra, trở về trạng thái bình thường, thanh thản an lạc. Khi đi kinh hành thì lúc đầu con cũng thư giãn đi không tác ý hướng tâm vào đâu cả, tâm thế nào cứ để nó thế, khi thấy tâm thanh thản thì con tác ý tỉnh thức trên từng bước chân, khi hết giờ kinh hành 15 phút thì con cũng tác ý buông bước chân ra trở về trạng thái bình thường. Con tu như vậy có đúng không ạ?<p>
Vì sự vi tế của việc tu tập tâm linh, sai một ly đi một dạm, con đã gặp nhiều hiểu lầm ứng dụng sai, nay cẩn thận con xin trình bày với thầy xin Thầy chỉ dạy cho con. Con cảm ơn Thầy nhiều. Con xin đảnh lễ Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-03-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Trước hết con muốn bày tỏ sự vui mừng khi tìm ra web site này và nguyện sẽ tìm cách đóng góp để phát triển trang web này. Sau dây xin thầy giúp con sáng tỏ một vài điều:
1. Đa số tôn giáo đều nói tới Thượng Đế và sự mặc khài, nhưng trong Phật giáo thì không thấy đề cập tới. Có phài đây là sự khác biệt giữa Phật giáo với tôn giáo khác? Xin thầy giải thích.
2. Có phải Ky Tô giáo là một hình thức Tịnh độ tông của Phật giáo vì dùng nghi thức tụng niệm (đọc kinh) và thờ phượng?

Xem Câu Trả Lời »