loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 106 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Tứ Niệm Xứ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-01-2019

Câu hỏi:

Sadhu sadhu sadhu
Con xin thành kính tri ân Ngài đã chỉ dạy giảng giải câu hỏi của con vào ngày 07/01 /19
Kính bạch Ngài từ Satipatthāna có phải là Tứ Niệm Xứ: Thân thọ tâm pháp? Và Minh sát hay Niệm xứ nên hiểu như thế nào mới chính xác. Hay cũng chỉ buông xã thấy biết. Kính bạch Ngài !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-12-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy! Con có một bạn đạo chia sẻ một bài pháp thoại về quan sát Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Khi tâm ta tiếp xúc với cảnh, nếu khó chịu ta thấy có khó chịu, nó sẽ tự lắng dịu. Nhưng đến lúc khác nó vẫn bực tức trở lại, tức là ta chưa triệt tận gốc quan sát như vậy là chưa hợp lý. Đoạn pháp thoại cũng chưa chỉ rõ thế nào là quan sát đúng. Theo con mình cứ quan sát dù nó quay lại bao nhiêu lần, vì nó là những tập khí lâu đời mình đã tích luỹ. Khi mình quan sát đủ thời gian và liều lượng thói quen Tham, Sân, Si sẽ mỏng dần rồi chấm dứt không quay trở lại. Kính mong thầy khai thị cách quan sát thân, thọ, tâm, pháp thế nào là phù hợp.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-11-2018

Câu hỏi:

Mô Phật,
Bạch Thầy, pháp danh con là Thường Tiến - một Phật tử hiện đang tu tập theo Tứ niệm xứ trong kinh Nikaya.
Con có tham khảo lời giảng của Thầy qua mạng, nay có một nghi vấn mong được chỉ giáo:
Sự hướng dẫn tu tập của Thầy nhắm tới việc quán chiếu toàn diện, trong khi quĩ thời gian có hạn, lĩnh vực quán chiếu lại rộng lớn như vậy.
Làm thế nào tránh được hai cực đoan:
1- Sự quán chiếu bị dàn trải quá khiến việc đầu tư thời gian vào một đề mục bị chia chẻ nhiều, làm sao có thể đạt tới viên mãn/thiện xảo?
Nên chia nhỏ quĩ thời gian cho từng đề mục lần lượt theo công thức Phật chỉ ra trong bài kinh hay phải tìm xem căn cơ mình hợp nhất với đề mục nào để hành xong một đề mục rồi mới chuyển sang Pháp khác?
2- Nếu chọn một đề mục hành tới khi thành tựu lại e bỏ sót các khía cạnh còn lại?
Thế nào là con đường trung đạo trong việc quản lí quĩ thời gian còn lại của kiếp sống cho lĩnh vực quán chiếu vốn đa dạng của Phật đạo?
Tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Con phân vân cái đạo lý này nhờ Thầy chỉ dạy cho con.

Trong Tứ Niệm Xứ, Đức Phật có dạy “Tâm có tham biết tâm có tham, Tâm ích kỷ biết Tâm ích kỷ”. Nhưng nếu một người mức độ tham, ích kỷ của họ rất nhiều, họ có cần khởi ý thiện lành để đối trị không Thầy. Ví dụ thường hay khởi từ tâm, yêu thương đến mọi người mọi loài.

Trong quá trình tu tập bản thân con, nếu con không khởi từ bi, tâm thiện, mà tâm như thế nào chỉ thấy tâm như thế ấy thì những tâm ác nó hay khởi lên trong con, và nếu không chánh niệm nó sẽ dẫn con đi. Vậy con có nên suy nghĩ về những tâm thiện lành để là hàng rào cho những tâm xấu ác ít có cơ hội phát triển không Thầy.

Nhờ Thầy chỉ giúp cho con, con cảm ơn Thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2018

Câu hỏi:

Con kính thưa thầy!
Thầy cho con hỏi, nếu như khi quan sát cả thân thọ tâm pháp mà con thấy quan sát tâm dễ và dễ nhận biết thì con cứ quan sát tâm cho thuần thục, sau đó khi hiểu rõ tâm rồi con tiếp tục quan sát từng cái thì như vậy có đúng không thầy? Đó có gọi là chia cắt từng cái để tu không thầy? Khi con có ý như vậy sợ là con đã có mục đích thì nó sẽ như thế nào thầy? Vì cùng một lúc mà để nhận biết và quan sát hết thì khó mà thấy được, nhưng con nhận biết được tâm con rõ thì con cứ quan sát được không thầy? Mong thầy chỉ giúp con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ.
Thời gian qua con cũng có tu tập pháp thiền của thầy, thực ra nó không hẳn là giúp thân tâm con được thoải mái và an lạc hơn theo nghĩa vẫn được hiểu đâu. Đôi lúc thực hành pháp thiền con cảm thấy mình đang đi lên nhưng hóa ra lại là đang đi xuống, đôi lúc cảm tưởng như mình đang đâm đầu xuống không có lối ra nhưng hóa ra những lúc như vậy là con đang thấy ra vậy. Bây giờ con sống thì vẫn thấy có vui, có khổ tuy khổ nhiều hơn là những lúc vui vẻ thoáng qua, nhưng cái vui cái khổ đó giúp con thấy ra được nhiều điều mà vốn dĩ nó đã thế, chỉ là con không thấy ra nó, con biết con còn suy tưởng nhiều.
Thầy cho con hỏi câu này, Tứ chánh cần được tu tập như thế nào ạ? Con thấy là không làm việc gì hại mình hại người mà năng làm việc lợi mình lợi người. Ở đây không hẳn là bắt buộc kiểu như đi làm từ thiện mà chỉ tinh tấn biết rõ mình qua thân, khẩu, ý. Con thấy tu tập Tứ chánh cần đôi lúc con cũng ngờ ngợ thấy đi đôi với Tứ Niệm Xứ hay cả pháp thiền của Thầy vậy.

Tâm buông ra là liền cái thấy
Cái thấy cái biết chẳng ai ngờ
Vậy chi điều biết là ai hay
Ai hay tâm buông mà thấy biết
Cái biết sáng tỏ tự bao giờ.

Con xin bày tỏ lòng thánh kính với thầy và nếu có duyên thì mong được gặp thầy ạ. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-05-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con đọc kinh Tứ Niệm Xứ thấy có nhắc đi nhắc lại các cụm từ "quán thân trong thân" hay tương tự với thọ, tâm, pháp. Con thắc mắc chưa rõ ý nghĩa. Nó có khác với cách nói quán thân, thọ, tâm, pháp không?
Kính mong Thầy chỉ dạy. Con xin đội ơn và kính chúc sức khỏe Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-03-2018

Câu hỏi:

Con Kính đảnh lễ Thầy,
Kính thưa Thầy có phải khi định tâm được trọn vẹn, không 1 chút phóng tâm suy nghĩ gì khác, không có 1 ý muốn phản kháng, xử lý gì hết trên cái cảm giác đang đau đớn của thân thì hình như lúc đó không có mặt của cảm thọ ưu, ý con là sự khó chịu trong lòng hoàn toàn không có, mặc dù lúc đó cái cảm giác đau đớn vẫn rõ ràng đang hiện hữu, có phải vậy không thưa Thầy ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Cảm ơn lời Thầy giảng cho câu hỏi của con. Như vậy khi tiếp xúc với trần, lúc nào cũng có thọ và tưởng, chỉ vì hiện tượng xảy ra quá nhanh nên con không thấy rõ về tưởng. Câu hỏi kế tiếp là thọ, vì con nghe một vị nói về cảm thọ như thế này nhưng con hoài nghi, vị ấy nói: cảm thọ "không buồn không vui" nghĩa là người ấy không biết rõ "vui hay buồn".
Thưa Thầy con chỉ muốn hiểu đúng. Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-02-2018

Câu hỏi:

Năm mới con kính chúc Thầy và chư Tăng nhiều sức khoẻ, an lạc trong đạo mầu!

Thưa Thầy con muốn xin Thầy lời khuyên ạ. Con 35 tuổi chưa lập gia đình, con thấy có vợ thì cũng có cái hạnh phúc, nhưng cũng có quá nhiều ràng buộc, tính cách con cũng không phù hợp với cuộc sống gia đình lắm: thích ở một mình, không ưa chốn ồn ào, cũng may con có biết chút ít đạo nên con cứ sống vậy tuỳ thuận hoàn cảnh. Nếu duyên nghiệp phải lấy vợ thì lấy, không thì cũng chẳng sao, con sẽ chăm sóc Bố Mẹ. Con cố tu để hiểu đạo và cho Ba Mẹ và mọi người cùng hiểu, rồi khi đủ duyên con muốn xin xuất gia hoặc sống một mình cũng tốt.

Con có nói ra thì mọi người cũng không hiểu, vì nó khác với suy nghĩ bình thường của người đời. Bố Mẹ và và mọi người bảo nếu không lấy vợ thì con trở thành gánh nặng cho bố mẹ và mọi người, rồi sau này sẽ khổ lắm, không thể sống cứ thui thủi một mình. Con muốn chăm sóc ba mẹ giúp ba mẹ mà bây giờ con mới biết lại trở thành gánh nặng tâm lý cho bố mẹ đến thế... tâm trí mọi người bị quy định quá nhiều, con không biết làm thế nào cho trọn đạo làm con?

Con có một vấn đề nữa xin Thầy chỉ bảo: khi một mình trầm tư thì con chánh niệm tỉnh giác tốt, thấy biết cũng phát sinh theo, nhưng khi xúc chạm việc đời, ở chốn đông người, nói chuyện liên quan đến mình thì con bị kiểu như vong thân tha hoá, đánh mất mình, nghĩ lung tung, nhưng khi một mình thì con lại trở về được với mình, vậy làm sao để con luôn trở về với mình khi xúc chạm việc đời?
Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »