loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 106 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Tứ Niệm Xứ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-01-2018

Câu hỏi:

Kính Sư. Con nhờ Sư chỉ cho con biêt chỗ khác nhau và giống nhau của thiền Tứ Niệm Xứ và thiền Vipassanā. Con cảm tạ Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2018

Câu hỏi:

Dạ. Thưa Sư Ông cho con được hỏi thêm, con từng là người tu theo pháp niệm Phật nhưng hiện tại con không phải là hành giả chuyên về niệm Phật, nhưng con có suy nghĩ niệm Phật nhất tâm bất loạn có phải giống như việc đắc định trong thiền chỉ (Samatha) không Sư Ông? Tuy hành giả có được tâm Định nhưng không có sinh Tuệ nên không thể dẫn đến nhận ra chân đế vô thường, khổ, vô ngã nên không thể chấm dứt sự tái sanh, vẫn còn trong tam giới vì định trong niệm Phật và định trong thiền chỉ Samatha khác với định trong thiền quán Vipassanā.
Tại vì con thấy cách tu của thiền chỉ và niệm Phật giống như chúng ta lấy đá đè nén không cho cỏ phát triển nhưng đến khi chúng ta lấy tảng đá ra thì cỏ vẫn mọc và phát triển bình thường vì ta chưa có diệt tận gốc rễ. Hôm qua con hỏi nhìn vào Tự tánh có giống như việc tu Thiền quán hay không, Sư Ông nói phải đúng không ạ? Con đọc được Ngài Bodhidharma (Bồ-đề Đạt-ma) có nói rằng: "Nếu không nhìn vào tự tánh thì niệm Phật cũng chẳng ích gì" và một câu nữa của ai nói con không biết là "Tự tánh di-đà, duy tâm tịnh độ", giống như một câu nói trong kinh Vakkali "Ai thấy pháp, người đó thấy Như lai, vì thấy pháp tức là thấy Như lai, thấy Như lai tức là thấy pháp" và con cũng nhớ rằng Đức Phật có nói: "pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu” (Kinh Tăng chi bộ).
Vậy đọc vài câu này con có ý nghĩ rằng tu hành cái quan trọng nhất là cái thấy, mà muốn có cái thấy đúng đắn thì phải có Tuệ - Tuệ nhãn mà thiền chỉ và niệm Phật không thể dẫn đến việc phát sanh Tuệ nên cũng giống như Ngài Bồ-đề-đạt-ma nói: "Nếu không nhìn vào tự tánh thì niệm Phật cũng chẳng ích gì" nghĩa là nếu không tu thiền Tứ niệm xứ thì niệm Phật cũng chẳng ích gì vì Tự tánh là thân, thọ, tâm pháp trong câu Tự tánh di-đà nên niệm A-di-đà là phải hành Tứ niệm xứ mới đúng như lời Ngài Bồ-đề-đạt-ma nói như vậy mới có Tuệ.
Cho nên con nhận ra như sau:
- Thiền Tông (Phật giáo Phát triển) lấy sự thấy Tự tánh để làm nhân hạnh tu tập, sau đó có kết quả là giác ngộ thành Phật.
- Thiền Phật giáo nguyên thủy cũng lấy Tứ niệm xứ (Tự tánh) làm nhân hạnh tu tập và quả là sự giác ngộ như bên Thiền tông. Mà con có đọc được một bài dịch là Thiền tông cũng có thể một nhánh của Phật giáo nguyên thủy.
- Pháp niệm Phật nếu muốn tu đúng có nhân để giác ngộ và giải thoát thì cũng phải nhìn vào Tự tánh (Tứ niệm xứ) giống như Ngài Đề-đề-đạt-ma nói.
Như Sư Ông từng nói Giác ngộ là yếu tố quyết định cho sự Giải thoát mà thường người ta chỉ muốn giải thoát chứ ít ai nghĩ đến giác ngộ. Nếu chỉ tin và cầu xin một đấng nào đó để được cứu rỗi để giải thoát thì đó là điều không thể vì không có đủ tín, tấn, niệm, định, tuệ trong pháp tu của họ.
Cả 3 Thiền tông, niệm Phật của Tịnh độ và Phật giáo nguyên thủy tu đúng chánh pháp Phật dạy thì điều phải có Tứ niệm xứ trong đó. Con nghĩ đó là đúng. Vì Đức Phật dạy lấy Giới làm thầy và không nương tựa một điều gì khác ngoài việc hành Tứ niệm xứ đó là chúng ta tự thắp đuốc lên mà đi.
Ban đầu con chỉ muốn hỏi Sư Ông nhất tâm bất loạn trong niệm Phật có giống như đắc định trong thiền chỉ hay không, nhưng tự nhiên con có hý luận suông ra nhiều quá. Nghĩ lại không biết nên gởi cho Sư Ông hay không nữa. Con sợ nhận được câu trả lời "Tự con chiêm nghiệm mà đưa ra lời giải đáp cho mình nhé"! Đúng là những điều trên đây phần nhiều là do con luận ra chứ hành thì thực sự chưa bao nhiêu, có tự mình chiêm nghiệm mới biết đúng hay sai. Con viết ra là do thắc mắc thôi, mong Sư Ông hoan hỷ. Chúc Sư Ông vui và khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-01-2018

Câu hỏi:

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thưa Sư Ông cho con xin hỏi Tự tánh là gì? Con chưa biết. Nhìn vào Tự tánh là như thế nào? Có phải giống như là Thiền Tứ niệm xứ nhìn vào tự tánh là quan sát thân, thọ, tâm, pháp không? Tự tánh cũng vô ngã phải không Sư Ông? Con cảm ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-11-2017

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy,
Sáng nay con có đọc về Tính Không trong Phật giáo trên trang wiki. Con nghĩ việc tranh luận của các nhánh về Tính Không này là một trong những điều bi hài nhất trong lịch sử Phật giáo. Và có lẽ nhầm lẫn lớn nhất là việc phát triển các phương pháp tu tập để tiếp cận, trực ngộ tính Không này, và từ đó đạt Niết-bàn, giác ngộ giải thoát.
Con xin trình bày cách con hiểu, nhờ Thầy chỉnh giúp con nếu có sai để con hiểu sâu hơn và tu tập tốt hơn.
Đức Phật đã chỉ ra Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ, thành tựu Niết-bàn ngay trong đời sống bình thường.
Việc tu tập Tứ Niệm Xứ cũng không phải quá khó khăn, con xin lấy một ví dụ. Một người chỉ cần duy trì Chánh niệm tỉnh giác trong các hoạt động, tiếp xúc thường ngày. Khi một sự việc xảy ra làm cho cái sân lộ diện lên bên trong, với chánh niệm tỉnh giác, anh ta biết/tuệ tri cái sân khi nó vừa xuất hiện bên trong, anh ta tuệ tri tiến trình sân đó thuộc Khổ Tập đế, anh ta quan sát nó với thái độ buông xả, không bị lôi kéo theo, không đè nén nó xuống, chỉ quan sát với sự tỉnh giác và tiến trình sân sẽ tự diệt, tự tan biến.
Với Chánh Kiến, anh ta nhìn thấy sự việc bên ngoài như nó là. Nếu có lòng từ bi, anh ta có thể thấy người kia, người gây ra sự việc, đang bị cái ta bản ngã ảo tưởng, với tập hợp các ngũ uẩn như đám mây mù chi phối. Thấy được vậy sẽ giúp tâm anh ta định tĩnh, quân bình.
Chánh Tư Duy sẽ giúp anh ta suy nghĩ lựa chọn cách hành xử đúng đắn. Từ đó anh ta nói Chánh Ngữ, hành động đúng đắn Chánh Mạng, tiến trình mới này tạo ra Chánh Nghiệp.
Khi thực tập Chánh Tinh Tấn đi kèm với Chánh niệm tỉnh giác, nếu những lần sau sự việc tương tự xảy ra, cái sân khởi lên với cường độ yếu dần và mất hẳn. Như vậy anh ta đã vô hiệu hóa được một hành uẩn.
Tương tự như vậy, duy trì Chánh Tinh Tấn, Chánh niệm tỉnh giác, anh ta sẽ dần vô hiệu hóa những ngũ uẩn khác mà đã bị hình thành và tồn đọng lâu nay. Ngũ uẩn tan biến, và không còn bị trói buộc, anh ta chứng nghiệm Niết -bàn ngay trong đời sống thực.
--
Khi quán tự tại, sự vắng bặt của ngũ uẩn ở một người giác ngộ là tính Không trong Đạo Phật.
Ngoài ra con thấy đối với người đã giác ngộ không còn ngũ uẩn, nhưng để "vừa lòng" những quan điểm cố chấp về tính Không, cũng có thể xem những điều do duyên hợp cấu thành thân tâm anh ta, đều có tính Không:
+ sắc: không sanh không diệt, duyên hợp mà thành. Hiện hữu, không phải ảo tưởng, nhưng luôn biến đổi không ngừng. Vậy nếu nói tính Không nghĩa là không bất biến, không tồn tại cố định mãi.
+ thọ, tưởng, hành, thức: như những dòng biến đổi liên tục, tính Không nếu quy kết cũng là không bất biến, không tồn tại cố định mãi.
--
Tranh luận về tính Không này thật phí sức và vô nghĩa. Cố chấp vào việc chứng ngộ tính Không để tu tập giác ngộ, sẽ khiến người ta như đi trên những con đường khó khăn, mịt mù, khiến việc giác ngộ loại bỏ ngũ uẩn, giải thoát khổ trở nên khó khăn gấp bội. Làm sao có thể thoát khổ khi cứ ngồi đó chiêm nghiệm công án "Mu là gì?"
Trầm trọng hơn nữa là hình thành ảo tưởng nói rằng mọi thứ xung quanh đều là ảo, là không. Đúng là nên tự vả một bạt tai nổ đom đóm mắt xem cái đau có ảo không.
--
Tóm lại Đức Phật đã chỉ sẵn con đường Tứ Niệm Xứ thì hành giả nên theo đó tu tập để giác ngộ sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Con xin trình bày cách con hiểu như trên, con nhờ Thầy chỉ bảo để việc tu tập của con được đúng đắn.
Con chân thành tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-11-2017

Câu hỏi:

Kính Sư Trưởng Lão
Kính xin thầy chỉ bảo cho sự khác biệt giữa:
Quán thọ và Quán tâm.
Thọ và Tâm rất lẫn lộn.
Con chân thành cảm tạ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy.
Cuối tuần trước con có nhận được lời khuyên của thầy khi hành thiền để không bị đau đầu, khó chịu là để tâm trong sáng, hồn nhiên và thanh tịnh. Con đã thực hiện theo lời thầy, để mọi việc tự nhiên không gò ép không mục đích thì con thấy những chuyển biến rất tích cực. Con không hề thấy đau đầu như những lần trước mà thấy rất thoải mái và tĩnh lặng. Sau mấy ngày thực hành con xin bạch thầy một số kết quả và các thắc mắc mong thầy từ bi chỉ bày thêm cho con:
1. Cảm nhận không có người chủ tạo tác: Con thấy thật sự chỉ để tâm thấy trong trạng thái tâm hồn nhiên trong sáng tĩnh lặng vô cùng vi diệu. Khi con đau chân con nhận biết rõ cái đau, cái tâm sợ đau, cái tâm muốn thoát khỏi trạng thái đau, con chỉ quan sát chúng. Nhưng cuối cùng con vẫn phải xả chân vì con chưa vượt qua được. Trong tối qua khi thực hành trong lúc sinh hoạt, con thấy rằng các Pháp liên tục sinh khởi, đặc biệt là các tâm. Việc đi, đứng, nói năng, lựa chọn… dường như tự nó tự vận hành mà không có một ai thực sự làm chủ cả. Con cảm nhận thấy hình như đó là một phần của lý vô ngã. Xong con lại băn khoăn, thế mình suy nghĩ, mình làm việc theo nguyên lý gì? Thì con lại lóe lên cảm nhận bởi nhân quả nghiệp lực có sẵn trong con có đủ duyên sẽ trổ quả thành ra ý muốn, tác ý, vận hành… mà mình vẫn dễ bị lầm tưởng bởi cái gọi là MÌNH LÀ CHỦ. Phần này con có cảm giác trong tâm tánh về các cảm nhận đó, nhưng con cũng chưa rõ lắm là Thấy THẬT hay do TƯỞNG THỨC SUY ĐOÁN thầy ạ. Mong thầy chỉ bày cho con.

2. Quán Pháp trên Pháp: Con thực hành tứ niệm xứ, nhưng trong đó, đặc biệt là Quán Pháp trên Pháp, khái niệm Pháp được Đức Phật trình bày dưới nhiều mô thức như năm triền cái, ngũ ấm, thất giác chi, lục căn, tứ diệu đế. Khi con nhận biết một pháp con thường hay bị thói quen là ghép cái mình thấy soi vào lời thầy dạy ví dụ như thấy mình đau, thì con ghép vào phần khổ đế, rồi con suy tưởng nó là thọ uẩn,… Khi làm như vậy con thấy rằng việc ghép và đối chiếu như vậy là các tâm Tầm và Tứ hoạt động. Thực sự con chưa rõ lắm cách thực hành niệm Pháp trên Pháp ra sao cho phù hợp. Mong thầy chỉ giúp con.

3. Cảm nhận tứ đại nơi thân: Trong phép quán Thân trên thân, con cũng muốn cảm nhận tính chất của tứ đại trong cơ thể như sự rắn, sự nóng, sự chuyển động, sự ẩm ướt… Nhưng thực sự con thấy cái thấy về tự đại nơi thân chưa thật rõ ràng và sâu sắc. Kính mong thầy có thể giúp con hiểu rõ vấn đề này hơn.

4. Tâm Từ Bi: theo như con hiểu từ bi và trí tuệ luôn cần được thực hành song hành và cái nọ bổ sung cho cái kia, khi được viên mãn thì hai cái đó sẽ gần như là một. Trong trường phái Bắc Tông lấy phát triển tâm Từ làm căn bản. Trong thiền minh sát con có cảm nhận là con đường làm rõ Tánh biết là trí tuệ, nhưng con chưa tìm hiểu được rõ là theo truyền thống nguyên thủy thì việc tu tập tâm Từ được thực hành ra sao? Con hiện nay vẫn sử dụng các Pháp phát triển tâm từ con hiểu được trong truyền thống Bắc Tông. Kính mong thầy chỉ bày để con hiểu rõ hơn về việc tu tập.

Trên đây con xin gửi thầy 4 câu hỏi, mong thầy từ bi chỉ bày cho chúng con được tiến bộ.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2017

Câu hỏi:

Con chào thầy. Bạch thầy cho con hỏi khi con ngồi thiền con thấy đau chân con cảm thấy khó chịu thì lúc này con nên thấy biết cái đau chân hay thấy biết cái khó chịu ạ? Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp.
Hôm qua con được nghe thầy giảng cho một đạo hữu đến tham vấn rằng thân, thọ, tâm, pháp chính là đời sống nơi mỗi người, nên tu chính là sống trải nghiệm đời sống ấy mà thấy ra sự thật, mà giác ngộ sự vận hành tất yếu của Pháp nơi chính mình, không kiếm tìm gì khác. Con thấy mọi hoạt động thân tâm nơi con đều là sự thật của đời sống giúp con giác ngộ sự thật chứ không có sự an toàn, hạnh phúc ở ngày mai hay một Niết-bàn tịch tịnh lý tưởng nào ngoài sự thật đang là. Chỉ đơn giản là trong những thành, bại, được, mất… mà không bị tham ưu, chìm đắm thì ngay đó thấy ra vẻ đẹp của nó.
Có lẽ vẻ đẹp không nhàm chán của cuộc đời chính là sự vô thường. Ra khỏi thực tại thì liền bất an, đau khổ, trụ lại thì sẽ nhàm chán. Ra khỏi hay trụ lại đều là sống trong ảo tưởng.
Con xin có chút chia sẻ trải nghiệm tu tập với đạo hữu:
Không nên có thái độ phân chia đây là niệm tâm, đây là niệm thọ, đây là niệm pháp, đây là niệm thân riêng biệt. Ngay cả khi có thái độ cố gắng trọn vẹn với thân đang đi… thì đã khởi lên khái niệm về trọn vẹn với thân... Còn ôm giữ khái niệm thân, thọ, tâm, pháp thì việc ngồi thiền hay đi kinh hành và cả hoạt động trong đời sống sẽ có khuynh hướng tu tập với ý chí tạo tác để trở thành rồi. Chỉ cần ngay đây thấy ra cái sai, trả cái đúng về với cái đúng thì chính là sống với cái đúng tự nhiên ngay nơi thực tại thân, thọ, tâm, pháp rồi chứ đâu cần tìm gì trong thân thọ tâm pháp, hoặc qua thân thọ tâm pháp mong đạt được gì hay đi tới đâu đâu. Đời sống là ngay nơi thực tại đây mà.
Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2017

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy kính mến của con. Hôm nay con xin trình sự trải nghiệm của con sau nhiều năm bị bệnh tật hoành hành mà con đã học ra được bài hoc để trình với Thầy và cũng là trải nghiệm chung cho những bạn hữu nào khi có bệnh để giảm được cái khổ tâm.
- Khi thân đau là cơ hội để quay về biết thân đang đau là niệm thân.
- Khi thân đau thấy khổ khởi sanh biết thọ khổ khởi sanh là niệm thọ.
- Khi thân đau thấy tâm đang bất an lo âu sợ hãi, chống đối loại bỏ loại trừ... là niệm tâm.
- Khi thân đau tâm bị dính mắt vào trong cái đau ấy gây lên sự trói buộc làm cho mình phải khổ sở thêm về cái đau ấy là niệm pháp.
Khi quay vể chính mình trọn vẹn với cái đau ấy là cơ hội để cho mình tu tập thì không còn lo âu và sợ hãi với cái bệnh nữa, chỉ có cái bệnh như nó đang là mà không có cái "Ta" bệnh. Mỗi lần bệnh khởi sanh lên là khổ vì có cái "Ta" xen vào muốn loại bỏ loại trừ không thích, tìm kiếm, tạo tác... nên sinh khổ. Vì mình chưa thật sự biết trọn vẹn với cái bệnh ấy và không đủ sức nhẫn nại với bệnh ấy nên sinh khổ càng lăng xăng chống đối thì khổ càng thêm khổ gây nên căng thẳng và mệt mỏi.
Trải qua nhiều cơn bệnh trên thân con luôn luôn điều chỉnh lại nhận thức của mình cho đúng tốt. Hôm nay con xin trình trải nghiệm nay với Thầy, có điều nào sai mong Thầy khai thị thêm cho con. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-07-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy cho con được hỏi, khi tâm thất niệm tâm sẽ độc thoại liên tục, còn khi tâm chánh niệm sẽ chỉ trực tiếp thấy pháp không còn độc thoại nữa đúng không Thầy?
Con xin cảm ơn và đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »