loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 240 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'buông'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-10-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp: Buông xả chính là nhận ra thực tại. Khi nhận ra thực tại thì quá khứ, tương lại liền chấm dứt. Cho nên khi một phản ứng tâm của bản ngã sinh lên mà thấy ngay (trực tiếp) thì tâm ảo ấy liền chấm dứt, chấm dứt cái quá khứ và cái tương lai của nó (thời gian). Quá khứ chính là nguyên nhân của tương lại cho nên một tâm tham, sân, si sinh lên mới có một giai đoạn kéo dài. Thời gian, quá khứ, tương lại thực ra chỉ là ý niệm mơ hồ của bản ngã. Chỉ có thực tại và thực tại luôn trôi chảy.
Con thành kính tri ân Thầy. Con chúc Thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-10-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Thưa thầy con xin trình pháp.
Thưa Thầy trước đây con thấy có một điều rất lạ là nếu tu là một quá trình điều chỉnh nhận thức và hành vi, trong khi đó thầy dạy chỉ có thấy, thấy pháp như nó đang là. Nếu dùng ý thức để hiểu thì rõ ràng nó rất mâu thuẫn vì thiếu một chủ thể để điều chỉnh do đó con mơ hồ về điều này. Nhưng khi con thường trở về quan sát lại thân thọ tâm pháp thì cái niệm này dần dần kết nối lại với nhau chứ không độc lập trên thân, trên thọ, trên tâm, trên pháp nữa mà là cái biết tổng thể thân thọ tâm pháp. Con đọc bài viết của đạo hữu Chân Tánh con học ra bài học là biết trực tiếp trên pháp chứ không cần thông qua trung gian. Trải nghiệm thời gian con thấy ra được tánh biết có một tính chất đặc biệt đó là sự tự điều chỉnh, giống như thiên nhiên tự động điều chỉnh trật tự vận hành khi bị con người phá hoại. Khi tánh biết trực tiếp trên pháp thì nội tâm thực sự mát mẻ không còn sự nóng bức, mệt nhọc do bản ngã lăng xăn tạo tác.

Con thành kính tri ân Thầy và đạo hữu Chân Tánh. Con chúc Thầy và đạo hữu luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy ạ!

Thầy ơi, Tính đến nay con ngồi thiền trường sinh học cũng khoảng 6 năm. Nguyên do đưa con đến với môn học này do sức khỏe không tốt, con hay bệnh lắm, học môn này thì khi bệnh chỉ cần chăm chỉ ngồi thiền là hết bệnh không cần phải uống thuốc gì cả. Tuy nhiên sự thật là có nhiều người khỏi bệnh nan y nhưng cũng có nhiều người bị tâm thần. Chính bản thân con cũng thấy rất mệt mỏi, căng thẳng chứ không có sự an ổn, nhẹ nhàng khi ngồi thiền. Từ khi có duyên lành nghe Pháp Thầy giảng, con không cố gắng gồng lên ngồi thiền cho đủ 1 giờ đồng hồ như trước nữa kia nhưng vẫn duy trì khoảng nửa tiếng mỗi ngày với ý nghĩ là thì mình cứ ngồi buông ra không mong cầu gì là được. Tuy nhiên vì con thấy sâu xa trong cái gọi là duy trì, không mong cầu nghe có vẻ "hợp pháp" ấy là cái mong muốn không bệnh, không cần uống thuốc, lo sợ lỡ nghỉ ngồi thiền mà bệnh thì phải uống thuốc... Vậy nên con quyết định nghỉ không ngồi nữa ạ.

Con đang bị cảm cúm. Nghẹt mũi không thở được. Lúc như thế thì thường nghĩ và tìm cách này cách khác như xông hơi, tập thể dục... làm sao cho hết cảm, nghẹt mũi, cứ cố hít vào mà mũi tịt lại càng thêm tịt. Ngay lúc đó con thấy như là: bản ngã đây chứ đâu. Cứ kệ đi, cơ thể vẫn có không khí bằng cách thở mồm đấy thôi, thì dần dần mũi cũng thông. Thầy ơi, bản ngã nó ở mọi lúc mọi nơi thế hả Thầy?

Ngay khi thức giấc nằm nhắm mắt con có ý tưởng hình dung sẽ viết mail trình Thầy những điều này, con cảm thấy trước mặt con một vùng bao la rộng rộng mà con vẫn thấy con thở, vẫn thấy mũi đang nghẹt, tay con vẫn để trên bụng nghe ấm ấm. Cứ để im vậy thì cái vùng rộng rộng ấy có lúc tiến lại gần hơn mặt con hơn, có lúc lại tiến ra xa. Một lát sau thì hết. Đó là gì vậy hả Thầy?

Kính Thầy. Chúc Thầy cùng các Sư, Ni sức khỏe, an lạc ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con đang uống thuốc tâm thần phân liệt nhưng con đang có ý định không dùng thuốc nữa. Nhưng bác sĩ khuyên không nên vì có thể sẽ tái phát bệnh. Thật ra lúc không có thuốc con không có hành vi nào khác thường, chỉ có mình con chống chọi với suy nghĩ trong đầu, có khi nhìn thấy bóng đèn hay điện thoại là những công cụ mà người khác dùng để theo dõi con và khi nhìn vào những hình ảnh, tranh ảnh có đôi mắt như ma quỷ,.. và rất nhạy cảm với những cảm xúc của những người xung quanh mình, có khi có suy nghĩ thôi thúc tự tử nhung con may mắn được cứu sống.
Nay khi điều trị thuốc con đã có cuộc sống bình thường, không còn nhìn thấy hay cảm thấy những điều kỳ lạ nữa nhưng con thấy mình ngày càng kém trí nhớ và chậm chạp. Con đang tìm hiểu về thiền trong Phật pháp và đang có ý định thực hành. Con định dùng thiền để theo dõi và trọn vẹn cảm nhận về những ý nghĩ đáng sợ đó khi không dùng thuốc nhưng con chưa dám làm vì con đang lo sợ mình sẽ không kiềm chế mà hủy hoại bản thân.
Mong Thầy cho con lời khuyên.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Chỉ mới gần đây, con được nghe các bài giảng của Thầy về Giới – Định – Tuệ. Con có hiểu ra một số vấn đề, hiểu được mình đang ở đâu, chuyện gì đang xảy ra với con.
Con hiểu được mình sống vô minh, nhiều sân, đầy bản ngã, chưa thấy pháp.
Con bắt đầu biết không phản ứng với xuân hạ thu đông, bình tĩnh với sinh lão bệnh tử, ngậm nghe cho đến hết kiếp này, nghiệm khổ để sáng ra nhiều thứ.
Thận trọng, chú tâm, quan sát
Sáng suốt, định tĩnh, trong lành
Hôm nay, con xin hỏi Thầy những điều con còn vướng về bản ngã mong muốn.

1. Nghe Thầy giảng, con dễ dàng phát tâm buông bỏ, vì trong con cũng không nhiều ham muốn.
Nhưng vì điều gì hơi khó là bỏ nên con dễ đứng yên, thậm chí là lùi lại phía sau, và tách khỏi mọi người.
Muốn chồng bớt vui tiệc tùng tiếp khách (cho dù là công việc), biết đủ với sắc dục.
Muốn dạy con cẩn trọng, chú tâm, quan sát.
Muốn người khác ngưng làm điều sai trái.
Muốn cha mẹ đừng yêu cầu, đừng làm những điều mà con cháu không chiều được (muốn này rất khó).
Ngay cả cái mong muốn chia sẻ điều tích cực cho những người thân cũng đã là bản ngã khó khăn và mệt mỏi. Buông bản ngã thì sống không tích cực, ôm bản ngã thì mệt, có khi như là ôm phao trên sông, và không thể buông phao tùy tiện.

2. Con người thường sống với bản ngã đầy tham vọng, mong muốn và sự nổ lực cố gắng không ngừng.
Con thì vẫn là người hay đứng ở lưng chừng đồi vì thiếu cố gắng đến cùng, dễ buông bỏ nữa chừng vì thấy mệt và biết đủ.
Nhưng con lại thấy khó khi dạy con cái, động viên học trò đi học phải nổ lực vượt khó để học giỏi hơn và học giỏi nhất. Khi học trò không đứng hạng nhất, con an ủi bạn nhường niềm vui cho gia đình và bạn bè của bạn đang đứng nhất, nhưng trò không nghe.
Nếu con là Thầy Cô giáo, con cũng cần nỗ lực dạy học và mong muốn học trò học giỏi.

3. Người khuyết tật.
Hơn ai hết, họ luôn cố gắng vượt qua số phận.
Đối với họ, thần chú là không có ước mơ nào không thể thực hiện nếu có niềm tin.
Vậy, bản ngã của họ lớn lắm sao? So ra họ sinh ra đã thiệt thòi lại còn còn khổ đồng hành với bản ngã vượt khó.
Thưa Thầy con hiểu sai hay hiểu chưa tới?

4. Đốt nhang niệm Phật cầu mong cho gia đình bình an đã mang màu mong muốn.
Sinh nhật, đám cưới phải nói lới chúc hạnh phúc cho dù biết hạnh phúc nào rồi cũng dẫn đến khổ đau, chẳng lẽ là “chúc khổ đau về sau”.
Tết là dịp chúc nhau ra rả, chúc người già sống lâu trăm tuổi (dù biết sống già sống dai sống dở), chúc người tu hành đắc đạo, Niết-bàn.
Con rất tiết kiệm lời chúc, phần vì lung túng, phần vì thấy sáo rỗng, ảo vọng.
Xin Thầy giảng thêm về lời chúc, cách chúc giữa những người biết Phật Pháp với nhau.

Kính thư.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-10-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy, hôm nay con ngồi thiền, không điều chỉnh hơi thở, chỉ quan sát nó thôi, thấy cung hít vô thì sâu hơn so với cung thở ra, con không tác ý điều chỉnh. Ngồi thiền xong thấy giống như cơ thể lấy lại thăng bằng, khỏe. Xin hỏi có phải khi ngồi cơ thể tự điều chỉnh và giải quyết những bất ổn của nó hay không? Con có gì sai không? Con nghe hầu hết ai cũng hướng dẫn mới ngồi thiền thì phải có tướng ngồi, phải điều chỉnh hơi thở, nhưng với con quan sát hơi thở ổn hơn, dù rằng hơi thở con chưa chuẩn lắm. Làm như vậy có phải đốt cháy giai đoạn chăng, lâu dài có nên không?
Xin được Thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, thiền sở đắc trạng thái là gì? Con không muôn sở đắc, con thích thiền giác ngộ hơn. Con nghĩ nếu con không bị trạng thái lắc thì sự quan sát của con rõ ràng hơn. Xin Thầy chỉ dạy để con đạt thành ý nguyện. Kính Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy.
Hôm trước con thấy được trong mục hỏi đáp là khi có chuyện buồn, thầy hướng dẫn chỉ cần trọn vẹn cảm nhận nỗi buồn là được. Con xin thầy hoan hỉ giải thích rõ hơn làm thế nào là trọn vẹn cảm nhận nỗi buồn để con có thể được học tập theo.
Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-09-2016

Câu hỏi:

"Thấy kỳ kỳ là phải, vì buông và ngay đó thấy thực tại như nó là là đủ rồi còn niệm Phật hay niệm hơi thở thêm là dư."
Con có 2 vấn đề ạ:
1. Con vẫn chưa buông được tốt, lúc nào cũng muốn xía vào sự diễn tiến tự nhiên, kiểu như muốn tâm mình an tĩnh hơn chẳng hạn.
2. Con vẫn chưa đạt cận định hoặc định thì làm sao con thấy được sự thật tuyệt đối ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-09-2016

Câu hỏi:

Bạch thầy, con xin được trình pháp với thầy.
Hồi trước khi con thực hiện "buông xả" theo lời thầy nói, con có trình pháp là ngồi niệm Phật hay niệm hơi thở thấy cứ kỳ kỳ.
Thầy lúc đó có trả lời con là do con chưa quen với tâm xả.
Gần đây con thiện xảo hơn trong việc buông xả, xem mình như là người ngồi sau lưng tài xế hoặc một cái máy ảnh, chỉ ghi nhận và thấy, không xen vào việc niệm Phật.
Nhưng con vẫn thấy kỳ kỳ và nhạt thầy ạ, do đó con chỉ có thể ngồi dễ chịu, thoải mái được tầm 15 - 30 phút thôi, không được tới 1 tiếng như trước.
Xin thầy hướng dẫn cho con cách khắc phục tình trạng này ạ.

Xem Câu Trả Lời »