loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 240 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'buông'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-12-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Sau một thời gian nghe pháp thoại con cứ nghĩ đã thật sự hiểu về trọn vẹn chánh niệm tỉnh giác nhưng thật sự lại chưa hiểu gì ạ. Mong Thầy giúp cho con. Ví dụ con đang đi, thay vì trọn vẹn từng bước chân thì tâm con lại có suy nghĩ vu vơ xen vào (lo lắng tương lai hay suy nghĩ về quá khứ), con bắt đầu thấy bối rồi không biết như thế nào mới đúng.
1. Là trọn vẹn với cái vu vơ kia, quan sát sự sinh diệt (vậy có nghĩa là con mất chánh niệm với việc đang đi).
2. Con nhắc mình trở lại trọn vẹn với việc đi. Cắt đứt cái vu vơ kia. Cái nào mới là trọn vẹn chánh niệm tỉnh giác thưa Thầy?
Con cảm ơn Thầy kính chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Chư Tôn Đức!
Đệ tử vì mang nhiều nghiệp tội nên phải mang bệnh lãng tai (điếc), và bệnh tim mạch. Nay con một lòng hướng về Phật pháp, nguyện tu học pháp thiền định. Ngưỡng mong Tôn Sư hoan hỷ dẫn dạy cho con pháp tu học Thiền Định.
Vì bị "điếc" nên chúng con không thể nghe được những lời giảng dạy qua hệ thống âm thanh (loa), mà chỉ nghe được trực tiếp tiếng nói người đối diện hay gần kế bên tai. Kính xin cảm tạ hồng ân của Chư Tôn Đức cho con lời khuyến tu học Phật.
Kính!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2016

Câu hỏi:

Kính Chào Sư,
Con xin sư giúp con cái chỗ này ạ.
Theo con hiểu và sống là: Khi con thấy tâm con, thì con sống với tâm con. Ví dụ, tới giờ ngủ thì ngủ, ăn thì ăn, uống thì uống, tập thể dục thì tập thể dục, và có khách tới thì làm việc với khách. Và con nghĩ là trong khi làm các việc này, là con thiền rồi, và con có hạnh phúc.

Nhưng có một người anh em nói với con là, khi con thấy tâm và kiến tánh xong thì con phải ngồi thiền để có năng lượng làm cho con có một kim thân, có hào quang.
Đây là điều làm con băn khoăn, bởi vì khi con trở về được với con, con có tất cả rồi thì con đâu có cần làm gì khác đâu.
Nếu có làm gì, thì đó là ý đồ của bản ngã mà thôi.
Xin thầy giúp con!
Con cảm ơn thầy!





Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2016

Câu hỏi:

Con thưa Thầy, sau giờ độ ngọ ở chùa con là chỉ tịnh. Trưa nào ngủ con cũng mơ màng đủ thứ. Giấc ngủ không sâu và thức dậy con lừ đừ rất mệt. Con đổi qua đi kinh hành hoặc nằm chánh niệm. Nhưng cũng không thể khỏe được. Hay vì con phóng dật nhiều nên ngủ trưa mới bị như vậy bạch Thầy? Con muốn có giấc ngủ khoảng 30 phút nhưng an lành để buổi chiều hành thiền không hôn trầm thì con làm sao thưa Thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2016

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy,
Lời đầu tiên con chúc Thầy sức khỏe khinh an. Bạch Thầy cho con hỏi: cách thức niệm Phật từ nhất niệm chuyển đến vô niệm?
Mô Phật, con chúc Thầy luôn khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Con xin được đảnh lễ Thầy. Con xin trình pháp mong Thầy điều chỉnh giúp con ạ.
Con luôn thực hành điều Thầy dạy bất cứ lúc nào con nhớ ra, mặc dù con vẫn luôn quên mình trong nhiều tình huống. Một thời gian sau con đã được diện kiến tâm sân và tâm buồn trước khi nó phát khởi, điều này thật tuyệt vời, con tri ân Thầy và Pháp.

Con hiện đang bị kẹt ở sự lo lắng và sợ hãi, lúc sự lo lắng và sợ hãi khởi lên con quan sát nó, cảm nhận thân và tâm con, bụng cồn cào, hơi thở gấp và nhanh, tay chân mất lực, lòng bàn tay lạnh đi. Con vẫn tiếp tục quan sát, diễn biến này chỉ dừng lại khi con ngừng suy nghĩ về đối tượng làm con sợ hãi, nhưng khi con tiếp xúc với đối tuợng đó thật sự ở ngoài thì con cảm giác như muốn ngất xỉu đi hay chết đi cho xong, vì sức ép của nỗi sợ đó quá lớn như muốn nuốt chửng con. Sự sợ hãi lo lắng đã cản trở nhiều điều trong cuộc sống, và con đã đầu hàng nó, chấp nhận lẩn tránh để không đương đầu trực tiếp với nó, con đã để tâm lo lắng sợ hãi điều khiển hành vi của con.

Vào một ngày, con ngồi lại, im lặng và con đã tự vấn bản thân đối diện với nỗi sợ của con để biết rõ nó đến từ đâu, con không sợ chết vì con đã hiểu rõ tính chất của nó. Nhưng con sợ cảm giác ngồi trên máy bay, con trước đây đi máy bay rất nhiều, lần gần đây nhất con bay hơn 8 tiếng, hơi lâu so với những lần trước, và chuyến bay khá dằn xóc, sau đó con đã bị hội chứng sợ đi máy bay, sợ độ cao, con sợ cảm giác chới với khi rơi, sợ cả khi ngồi cáp treo. Khi trong máy bay suy nghĩ tiêu cực nhảy ra trong đầu con rất nhiều, và con chỉ quan sát nó, nhưng đến cuối cùng con mệt mỏi quá và đã để tâm sợ hãi điều khiển hành vi.
Con đã gặp bác sĩ tâm lý, đã điều trị hơn 1 năm nay, nhưng không có tác dụng nhiều. Mọi người xem cơ hội đi công tác xa giống con là điều tuyệt vời, nhưng con lại chỉ thấy là điều mệt mỏi, con đã xin nghỉ việc và qua công ty khác như một cách trốn tránh, nhưng Pháp đã đưa đẩy con phải tiếp tục đi máy bay ở công ty mới. Suy cho cùng đây đúng là bài học rất lớn của đời con bây giờ mà con phải học ra. Pháp đang muốn con tốt nghiệp điều này, con hiểu.

Con đã tìm hiểu một số phương pháp đối trị: tập thở, niệm hồng danh cầu gia hộ, thiền tha thứ, thiền rải tâm từ, nhưng con biết bất cứ pháp đối trị nào cũng chỉ là tạm thời, không nên áp dụng và lệ thuộc vì đó là lấy đá đè cỏ, đuổi hổ về rừng, và cũng chỉ là tham lam si mê mong dẹp nhanh vấn đề.

Câu hỏi của con là, con có nên tiếp tục ngồi lại và hướng tâm vào đối tượng làm con sợ hãi để con được gặp tâm lo lắng sợ hãi đó nhiều hơn, hòng có thể thấy nó rõ ràng hơn, con nghĩ nếu con làm vậy thì lại là hữu vi hữu ngã. Mong Thầy điều chỉnh và hướng dẫn con ạ.
Con cám ơn Thầy.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Trong giấc mơ con hay mơ thấy mình đến một nơi nào đó, thậm chí còn mơ đến 2-3 lần và thường sau một thời gian, con lại đến đúng nơi và bắt gặp đúng cảnh như thế, giống như con được báo trước vậy. Con rất băn khoăn vì thấy vừa mừng, vừa sợ. Trước ông con mất, con chưa bao giờ mơ gặp người đã khuất nhưng lần đó con lại mơ gặp ông đang đi bắt tay từng cán bộ ở một đơn vị bộ đội mà trước đó con cũng đã mơ thấy. Con rất mong Thầy giải thích giúp con.
Và con thường mơ bị bóng đè, lúc ấy con rất sợ, con cố niệm Phật nhưng không được, con cố gắng niệm bằng tâm trí và tiềm thức của mình để bảo vệ bản thân và cố gắng thoát ra.
Con thấy dường như niệm Phật hiệu nghiệm và kì diệu trong cả giấc mơ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-11-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con đang thưc tập theo lời Thầy dạy của Thầy là khi mọi việc đến đi thì mình chỉ cần thấy nó như nó đang là thôi mà không cho là, tưởng là, phải là, sẽ là gì cả. Và theo sự hiểu của con là nếu mình phản ứng lại tức là hành, mà hành là mình đã tạo nghiệp rồi.
Nhưng vừa rồi trong khi làm vịêc chung trong nhóm, do thiếu thận trọng, chú tâm, quan sát con đã làm cho bạn con buồn, bạn đã phản ứng lại bằng thái độ sân giận mà nhờ vậy con mới có cơ hội nhìn lại và nhận ra lỗi của mình. Con cảm thấy cám ơn bạn vì nếu bạn không phản ứng thì có thể con tiếp tục sai sót mà không biết. Con băn khoăn vậy cũng có những phản ứng là cần thiết và hữu ích đề giúp người khác chuyển hóa nhận thức và hành vi. Xin Thầy dạy thêm cho con trong suy nghĩ của con vừa qua. Con xin tri ân Thầy.
Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe trong chuyến hoằng pháp dài ngày tại Úc châu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Thưa thầy con thấy sự tương giao chính là biểu hiện nhận thức của tánh biết về chính mình và cuộc đời. Mối quan hệ chính là nhận thức của bản ngã về chính mình và cuộc đời. Đời sống của một người khi không bị bản ngã chi phối thì người đó sẽ sống với sự tương giao. Như vậy khi không bị bản ngã chi phối thì tánh biết sẽ ứng tiếp với pháp chính xác như pháp đang là và tất nhiên cuộc sống sẽ trọn vẹn với dòng chảy của pháp. Khi không bị bản ngã chi phối thì con người mới thực sự sống chứ không phải đứng lại một chỗ theo kiểu không còn mục tiêu, lý tưởng, giá trị… Ngược lại khi đời sống là sự vận hành theo sự điều động của bản ngã thì toàn bộ những con người, những sự việc, những sự vật mà mỗi người hằng ngày vẫn tiếp xúc, phản ứng đều là ảo. Cái ảo này phần nhiều bắt nguồn từ cái thực, nhưng do không thấy cái thực là cái thực nên cái thực khi đi qua tiến trình nhận thức của bản ngã (quan điểm, khái niệm …) thì cái thực bị bóp méo thành cái ảo, rồi thì mỗi người cứ trên cái tướng ảo đó mà phản ứng vui buồn, hạnh phúc, đau khổ đủ thứ.
Trước đây con không biết phải lựa chọn thế nào cho đúng, phải hành động thế nào cho đúng để không bị nhận lấy kết quả là phiền não khổ đau. Giờ đây con thấy ra được làm sao có thể lựa chọn hay hành động đúng được khi nội tâm bên trong chỉ là một cái kho chứa toàn những cái ảo. Cửa ngõ để mỗi người có thể thoát ra cái ảo mà trở về sống với cái thực chính là “buông xả vô vi vô ngã”. Khi buông ra những ý đồ bản ngã thì sẽ trở về với thực tại. Có thể nói một cách khác là khi buông ra bản ngã lăng xăng tạo tác thì nhận ra tánh biết bất động vẫn đang nhận biết mọi sự mọi việc. Tánh biết bất động nhận ra bản ngã đang lăng xăng che mờ tánh biết, nhận ra tập khí sinh diệt, tánh biết ứng ra lục căn thì nhận biết mọi thứ xung quanh: cảm giác, cảm xúc… tánh biết khi tương tác với người, với sự việc, sự vật sẽ tương tác trên cái thực và cũng nhận những cái ảo mà bản ngã sinh lên phản ứng sai lệch hoàn toàn với cái thực. Tu là quá trình điều chỉnh nhận thức và hành vi. Trong đó tánh biết tự tu chứ không có ai tu. Tánh biết tự điều chỉnh lại những sai lệch chuyển hóa mọi mối quan hệ thành sự tương giao trong vận hành của pháp chứ không có cái nỗ lực của cái ta trở thành.
Con xin cảm ơn thầy và mong thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Bạch Thầy, có người đã từng giác ngộ buông xả để xuất gia tu tập, rồi sau khi hoàn tục thì lại đổ đốn, hung bạo hơn xưa. Đó là do nghiệp thiện họ tạo không đủ để lấn át nghiệp của họ hay sao ạ? Con và anh ấy chung sống với nhau như vợ chồng cũng vài năm và dạo gần đây anh ấy hay bỏ đi không về, chẳng một ai biết rõ anh ấy đang làm gì. Cho tới một hôm, một người bạn cho con hay là anh ấy chơi ma tuý và cờ bạc. Con đau lòng quá Thầy ạ, đau hơn nữa là vì chúng con là những người từng xuất gia, từng học và hành theo giáo lý Đức Phật, vậy mà bây giờ anh ấy trượt dài theo xã hội. Điều đó cứ ray rứt con từng ngày mà con không biết cách nào để xả. Con đã cố chia tay vài lần nhưng người chịu tổn thương nhiều nhất lại là con, còn người ta thì cứ vô tâm như không việc gì xảy ra. Cứ như càng tác động vào nó thì lại phản ứng mạnh mẽ hơn Thầy ạ. Con nhìn anh ấy sa đoạ từng ngày mà con không cách nào can thiệp được, con cứ phải chịu cảnh khổ như vậy mà không thoát ra được với một kẻ nghiện ngập và vô tâm như thế? Con từng nghe Thầy dạy là cứ để họ học bài học của mình, còn mọi thứ có pháp lo, nhưng về phần con, con không can thiệp mà con vẫn cứ âm thầm đau khổ, nó dường như là nổi ám ảnh đối với con Thầy ạ.

Trước mặt mọi người, anh ấy cố thể hiện cho mọi người thấy là mình có quyền lực trong khi bản thân mình chưa bao giờ thật sự nghiêm túc. Nợ nần thiếu thốn, chẳng giúp ích được gì cho gia đình và xã hội. Sống cuộc sống buông trôi vô độ, không kiểm soát được và nó cứ lặp đi lặp lại như vậy cả khoảng thời gian tuổi trẻ của anh ấy. Anh cũng đã từng nói với con là rất muốn được lương thiện, nhưng càng vùi đầu vào công việc thì anh lại đi ngược với sự lương thiện ấy Thầy ạ. Hai con tuy sống chung nhưng như hai thế giới vậy. Tâm trí con cứ phải hướng theo anh ấy, con biết đó là sự dính mắc, là vô minh, nhưng con không thoát ra được. Phải chăng con đang trả nghiệp của mình phải không Thầy? Sức khoẻ và tinh thần của con cũng ngày một cạn kiệt và héo úa vì một kẻ không ra gì với mình, nó làm ảnh hưởng đến công việc của con.
Bạch Thầy từ bi chỉ ra cho con một lối đi đúng đắn và làm thế nào để con có thể mạnh mẽ tiếp tục mối quan hệ này ạ?
Kính Thầy!

Xem Câu Trả Lời »