loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 19-05-2021

Câu hỏi:

(Kính thưa Thầy - suốt tuần qua con sống trong hạnh phúc, vì Thầy đã trả lời con với lời chúc mừng con đã bắt đầu thấy pháp khi con chia sẻ và trình pháp qua 4 câu ghi nhận trạng thái tâm rỗng lặng của con lúc đi qua Bãi Vịt trong buổi chiều thu đi thể dục quanh bờ hồ ở Canberra, Úc Châu. Con cũng cảm ơn Thầy đã sửa vài từ cho bài viết hoàn chỉnh hơn quá nhiều. Hôm nay con mạn phép trình pháp nữa, con mong Thầy từ bi đọc cho con. Con thành kính cảm ơn Thầy trân quý của con).

Kính Bạch Thầy,
Con thành kính cảm ơn Thầy đã cho con lời khuyến khích rất là quan trọng cho con trên con đường con đang đi sau gần 4 năm nghe lời giảng của Thầy hằng ngày; đó là sau rất nhiều năm (từ tháng 3, 1993) con đã miệt mài nghe băng pháp thoại của nhiều vị thầy và đã cố "tinh tấn" trao dồi kiến thức Phật Giáo cho sở tri và sở đắc của mình để phát triển cái tiểu ngã của con thành đại ngã, chắc cũng như bao nhiêu Phật tử tại gia lúc bấy giờ. Ở đầu thập niên 1990, không có YouTube và cả internet, mấy ai có duyên được nghe pháp thoại của Thầy trực tiếp.

Như Thầy đã dạy, như vậy là con đến với giáo pháp của Thầy rất đúng lúc theo vận hành hoàn hảo của pháp. Con bắt đầu hiểu pháp, thấy ra để học những bài học pháp dạy riêng cho con để điều chỉnh nhận thức và hành vi của con.

Đây là lần thứ ba con viết cho mục hỏi đáp. Lần thứ nhất, hơn một năm trước, Thầy không trả lời. Lần thứ hai, tuần trước, Thầy trả lời trong vòng 90 phút, có thể sớm hơn!

Hôm nay, con viết để thành kính cảm ơn Thầy đã hiểu thấu câu hỏi của con lúc đó. Con buồn khi Thầy không trả lời, dĩ nhiên. Nhờ vậy, con có cơ hội chiêm nghiệm cái pháp đó như nó đang là, dĩ nhiên con cũng đã vô minh muốn nó phải là... Quá trình trải nghiệm đó cho con thấy rõ cái tác ý và động lực cho câu hỏi đó là hoàn toàn trong quỹ đạo của bản ngã của con: khoe kiến thức của con (theo tưởng tri, thức tri) và chất vấn (vì chấp) vài điểm trong một bài giảng của Thầy con vừa nghe, con muốn làm giàu thêm cho sở tri & sở đắc của con. 

Qua sự không trả lời đó con thấy được Thầy đã khai thị rất vi tế và sâu sắc cho con; Thầy đã giúp con bào mòn từ từ cái sở tri chướng của con. Thầy đã cho con trải nghiệm một trong nhiều lời dạy cốt lõi của Thầy là dù có Sắc (ý thức tiếp xúc với câu hỏi bị bỏ rơi), Thọ (ưu), nhưng nếu Tưởng không bị lặn hụp trong quỹ đạo của cái ta ảo tưởng, thì tâm mình cũng có thể tránh vận hành qua Hành & Thức của ngũ uẩn. Con thành kính mong Thầy chỉ cho con cái đúng sai của nhận thức nầy.

Con thành kính tri ân Thầy đã tạo duyên cho con chiêm nghiệm và thấy ra thêm phần nào hành trình bản ngã của mình - một trong muôn hình vạn trạng của bản ngã mà cái tánh biết lắm khi phải bó tay Thầy ạ.
Con thành kính cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-05-2021

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Sắp tròn 1 năm con bái vọng Thầy để học đạo.
Ngày ấy con ở Thái Bình, con hứa sau 1 năm sẽ nói gì đó với người thân, bạn bè.
Nay con kính trình Thầy điều con muốn nói!
Xin Thầy chỉ dạy cho con!
BIẾT SÁM HỐI là đã học được bài học của mình!
Con người ở đâu cũng phải tuân thủ những quy định của thế gian: Hiến pháp, pháp luật, đạo đức, phong tục, đạo vợ chồng, đạo cha con, đạo thầy trò ... . Với người theo đạo thì ngoài quy định trên, còn phải thực hiện những lời răn dạy của tôn giáo mình. Ví dụ: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi...
Nhân loại khát khao tìm cầu hạnh phúc... nhưng cuộc đời có hai mặt: Sướng – khổ, hơn – thua, thành – bại, được – mất. Tìm cầu cái tốt phải lấy cả cái xấu! Tám pháp thế gian này là bài học giác ngộ của loài người, ai cũng phải trải qua!
Người chăm chỉ học hành, thì lao vào cuộc sống, làm đúng, làm sai đều rút ra bài học, cứ thế trải nghiệm, dần dần học được bài học của mình. Đây là người trí thiện!
Người không có mong cầu, không có sai phạm là bậc Thánh Nhân!
Người không đón nhận cơ hội hay thử thách, hoặc không thừa nhận sai lầm, là người đã từ chối bài học của mình, thì sẽ phải học bài học khác khó khăn hơn. Đây là loại người vô minh, ngu ác!
Nhiều người phạm lỗi, sám hối rồi vẫn tái phạm! Tại vì họ không rút ra được bài học cho mình nên vẫn phải học tiếp, bài học mới có thể sẽ cay đắng hơn!
Con người có bản tánh duyên nghiệp, trình độ căn cơ riêng của mình. Nhận thức và hành vi của mỗi người chính là cách ứng xử với cuộc sống của người ấy, và là sự thật, là chân lý đối với họ! Vì thế con người thường tự tin, cho mình là đúng nên thường bảo thủ!
Khi nhận ra sự thật này, sẽ dễ dàng chấp nhận mình và chấp nhận người khác, sẽ không nhìn thấy cái sai của những người xung quanh, sẽ thấy mỗi người luôn đúng với bản chất, nghiệp báo, nhân quả của họ!
- Vậy thì, người thiện lương và kẻ xấu ác cũng đều đúng à?
- Dưới góc nhìn tục đế, với những quy định của thế gian, thì sự phân biệt đúng – sai, thiện – ác rất rõ ràng! Kẻ xấu ác là sai, xấu! Người thiện lương là đúng, tốt!
- Nhưng dưới góc nhìn chân đế thì không có sai, tất cả đều đúng, đúng với chính người đó, đúng với nhân quả nghiệp báo của họ, vì đây là sự vận hành của pháp, của mỗi người, không ai có thể can thiệp vào sự vận hành ấy, trừ khi, chính con người đó tự thay đổi nhận thức và hành vi, thay đổi cách ứng xử với cuộc sống, sẽ học được bài học của mình.
Những người chưa học được bài học ấy, thì phải tiếp tục học, nên dân ta có câu: “Ngựa quen đường cũ!” hay “Non sông dễ đổi, bản tánh khó dời!”...
Đức Phật không dạy đệ tử làm thay đổi người khác mà Ngài khuyên:
“Không kết giao kẻ ngu/ Thân cận người thiện trí/ Kính lễ bậc đáng lễ/ Là phúc lành cao thượng!”
Những ai hiểu lời Phật, hiểu sự vận hành của pháp, sẽ không đòi hỏi sự thay đổi của kẻ xấu ác, của người xung quanh!
- Vậy, những con người bất thiện làm sao thay đổi được?
- Khi đủ duyên, hoặc được thiện trí thức chỉ bảo, hoặc tự nhận ra, họ sẽ phân biệt rõ thiện-ác, tốt-xấu, đúng-sai, sẽ nhận ra lỗi lầm, sẽ sám hối, sẽ thay đổi nhận thức, hành vi và cách ứng xử với cuộc sống!(giống như quả trứng hay cái kén, tự nó bung ra thì thành cuộc sống mới! Người khác tác động vào thì hoặc giết chết nó, hoặc biến nó thành tàn phế!)
Sau đó, họ không chỉ trở thành người tốt, mà còn có thể trở thành thánh nhân!
- Tại sao có nhiều người đã sám hối, nhưng cuộc đời vẫn không thay đổi?
- Tại vì họ chưa học được bài học của mình, chưa nhận ra sự thật, chưa nhận ra chân lý nên không thực tâm sám hối, không biết cách sám hối!
Nếu đã học được bài học của mình về một vấn đề nào đó, thì sẽ tự biết cách sám hối, để không quay lại con đường tội lỗi:
1- Phải dừng ngay những việc làm sai! Dứt khoát không làm việc ấy nữa!
2- Phải bước ra khỏi con đường sai trái để không bị dòng người trên đường ấy cuốn theo, bằng cách: nói ra và thừa nhận những lỗi lầm của mình!
3- Phải rút ra bài học của mình, bằng cách: nhìn kỹ lại những sai lầm, tìm ra mọi nguyên nhân đã dẫn đến sai lầm ấy!
4- Phải chân thật đoạn tuyệt với những nguyên nhân đã tìm ra, bằng cách: “Quay đầu là bờ!” Đi ngược 180 độ với những nguyên nhân ấy!
Những người làm được như vậy, nghĩa là đã học được bài học của mình, đã thực tâm sám hối, sẽ thận trọng mọi lúc, mọi nơi, sẽ chú tâm quan sát trước mọi hoàn cảnh để không bao giờ bước chân vào “con đường xưa em đi”.
Sự chỉ bảo của thiện tri thức hay phản ứng của cộng đồng (dư luận trong cộng đồng) cũng là sự vận hành của pháp!
Người nào biết tiếp thu, biết chiếu soi lại chính mình, biết quay về với chính mình là người có duyên, sẽ nhanh học được bài học, sẽ mau chóng thành công!
Kính tri ân Thầy!
Con: Tâm Bổn Nguyên

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-05-2021

Câu hỏi:

Con chào thầy,
Hôm vừa rồi con bị mẹ rầy thì tuy là tâm con không có ý phản kháng nhưng cơ thể con thì muốn ngã qụy xuống. Tuy có một sự hối hận dâng trào lên nhưng con quay vào bên trong thì có một sự tĩnh lặng kỳ lạ. Cái tĩnh lặng này khiến con thấy mọi trạng thái bên ngoài và cử chỉ là vô nghĩa. Mặc dù lúc đó con bị hạ đường huyết và gần như muốn té xuống, nhưng con lại rất bình tĩnh. Và sau đó lúc nào con trở về thì có một sự trống rỗng dù ở trạng thái nào. Gần như cái trống rỗng này cho dù con có làm gì thì cũng không làm lung lay được. Cái thấy này của con có đúng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2021

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Đầu tiên con xin tri ân những lời Thầy đã dạy cho chúng con để con và đại chúng thấy ra được nguyên lý và sự vận hành của đời sống là gì. Sau 1 thời gian suy nghĩ con có một vài ý muốn thưa với Thầy như sau:
Cuộc đời vốn rỗng không
Tâm ta không cần tìm
Người về trong một cõi
Giác ngộ ngay đây thôi!
Qua cái thấy của con như vậy có hợp lý không thưa Thầy? Liệu rằng con có bi quan hay thấy một cách tiêu cực về đời sống? Xin Thầy từ bi khai thị thêm cho con và đại chúng. Sadhu Sadhu Sadhu! Lành thay.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2021

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con đã khóc với với hai dòng nước mắt
Bởi trong con ngây ngô quá thầy ơi.
Chợt nhớ lại những ngày tháng rong chơi
Những khoảnh khắc khi con còn bé trẻ
Những cảm nhận khi ấy còn mới mẻ
Nhớ như in mùi hương cơn gió nhẹ
Cái lạnh se se của cơn gió heo may
Nhớ rõ từng mùi của cỏ, của cây
Nhớ từng cái chạm tay dưới nước.
Chẳng phải lo toan những gì phía trước
Hay nghĩ suy những chuyện đã qua
Nước mắt con tuôn với những thứ đang là
Mà quá khứ con đã từng trải nghiệm
Cho đến khi gặp thầy con mới hiểu
Thì ra chỉ là đơn giản mà thôi.

Con biết ơn với những gì thầy dạy mà con nghe được trong pháp thoại. Con cám ơn cuộc đời thăng trầm cho con được hiểu rõ ràng thế nào là sống. Con cám ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2021

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy ạ!
Thưa thầy, một cách tự nhiên trong mọi việc con buông cái tâm chống đối, trong việc nhà, việc cơ quan, đau bụng hoặc đau trong cơ thể. Công việc trở nên nhẹ nhàng, đau đớn trong thân giảm bớt (có lẽ giảm 80% những cơn đau). Khi “buông” ra thật nhẹ nhàng biết bao! Tự dưng con có tâm nguyện thực hành sự kham nhẫn trong đời sống hàng ngày.
Từ khi nghe pháp thoại thầy giảng, con tìm ra ý nghĩa trong cuộc đời mình, vì biết duyên chưa tới để xuất gia, trong lòng con phát nguyện là âm thầm tu tập, dùng chính thái độ, lối sống, chân thành của mình để cảm hoá những người xung quanh, khơi gợi thiện tâm, giảm bớt sân hận trong họ. Con thấy con cũng phần nào làm được, con để mọi việc tự nhiên, không mong cầu gì cả.
Gần đây, chồng con đã tự mở pháp thoại của thầy để nghe, con hoan hỉ lắm ạ.
Thưa thầy, con hay lăng xăng tưởng tượng. Ngoài việc hay tưởng tượng trình pháp thầy con còn hay tưởng tượng mình làm những việc bố thí nào đó, hoặc nói những lời tốt đẹp với ai đó, hoặc khi đang có ai có suy nghĩ tiêu cực con tưởng tượng sẽ nói gì đó để họ hiểu ra. Nhưng chỉ là tưởng tượng thôi vì sau khi suy nghĩ thì con không làm gì cả vì nó không phù hợp hoặc hoàn cảnh không thực hiện được. Thưa thầy, như vậy có phải là mộng mơ không ạ?
Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-05-2021

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Sư Ông. Con kính bạch Sư Ông, ngày trước con nghĩ mình tu tập là phải từ bi, mở rộng lòng thương người rồi hay khuyên răn, có khi là muốn người đó hành động, xử lý mọi việc như mình đang suy nghĩ mới là tốt cho bạn. Rồi có lúc nói nhiều lần, bạn không làm theo con khuyên, con lại nổi sân giận lên, và cũng làm mất nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Mặc dù con chỉ có ý muốn tốt thôi mà. Con không hiểu sao vậy nữa, con mong Sư Ông giải đáp cho con ạ? Con chỉ nghĩ được hay có khi đó chính là tác hại của thương yêu theo lý tưởng mà bản ngã vạch ra phải không ạ sư ông?
Và thỉnh thoảng con có thêm sự thấy biết này nữa: Cái ý muốn người ta phải làm theo suy nghĩ mình cho là tốt chính là biểu hiện của sự luyến ái, dính mắc trong quan hệ chứ không còn là yêu thương đúng tinh thần Phật Pháp. Con thấy vậy đúng không thưa Sư Ông? Con mong được Sư Ông giải đáp cho con ạ. Con xin tri ân Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-05-2021

Câu hỏi:

Con chào thầy,
Con có câu hỏi về Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Tỉnh Giác. Mong thầy hoan hỉ chỉ bảo.
1) Con làm theo thầy là để tánh biết vận hành tự nhiên, nhưng con không thấy rõ được sự sinh diệt của pháp. Mọi thứ rất mơ hồ và con dường như không nhớ gì cả. Con chỉ thấy sinh diệt khi sử dụng lý trí. Như vậy là do con thực hành sai hay do con thực hành chưa tới?
2) Đức phật dạy "trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe,..." vậy khi con bị vướng vào dòng suy nghĩ thì cũng nghe, thấy ở trong suy nghĩ đó hay cố trở về với thực tại thân, thọ, tâm, pháp. Ví dụ như lúc đang mơ ngày, có lúc con biết rõ mình đang mơ và dường như có 2 sự lựa chọn 1) là nhìn cho hết giấc mơ đó 2) trở về thực tại. Con đang phân vân là thực tại là cái đang hiện lên trong đầu mình hay là thực tại là ngoài đời thực.
3) Thầy nói thận trọng, chú tâm, quan sát là tự ứng thì con thấy cũng có 2 trường hợp. 1) khi lái xe hay lam việc nguy hiểm thì nó hoàn hảo 2) khi làm việc mà không nguy hiểm thì con rất hay quên và vô tâm. Ví dụ như khi làm việc thì con hay bị đụng đầu. Vậy thì con có nên dụng ý để Thận Trọng, Chú Tâm, Quan Sát không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-05-2021

Câu hỏi:

Con thành kính tri ân thầy! Con rút gọn lại những lời dạy của thầy xin thầy hoan hỷ khai thị thêm cho con.
Hiện tại tiếp nối hiện tại. Các pháp do duyên sanh các pháp do duyên diệt. Ta (con) chẳng có gì để buông bỏ và diệt. Chỉ có cái ta ảo tưởng (bản ngã) mong muốn pháp theo ý mình. Nên càng buông bỏ càng nắm chặt càng diệt lại càng sanh. Chỉ cần tinh tấn chánh niệm tỉnh giác nơi thân thọ tâm pháp chính mình. Và thấu hiểu mọi khía cạnh của đạo và đời để thấy biết căn cơ của mọi người và luôn luôn tôn trọng họ. Giác ngộ và ngộ nhận luôn luôn song hành...

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-05-2021

Câu hỏi:

Khi thấy ra, con luôn thấy mọi thứ chỉ là Tâm và Pháp.
Khi Tâm ‘sạch’ thì mọi thứ ‘bình yên’, khi Tâm sân mọi thứ là ‘địa ngục’… nhưng điều đó cũng không quan trọng dù là thiên đàng hay địa ngục, tất cả chỉ là Tánh biết biết Pháp qua Tâm.
Không đúng không sai, không đẹp không xấu, không, không…. Mọi thứ đều hoàn hảo giữa Tâm và Pháp.
Và cuộc đời là hoàn toàn tự do khi thấy ra tất cả chỉ là nhân duyên của Thân, Tâm, Thọ, Pháp và Ngã… Sinh rồi diệt như pháp 'muôn đời' nó vậy.
Không có gì là Ta, là Pháp… tất cả chỉ là một, cùng biểu hiện rồi cùng ẩn tàng.
Tất cả chỉ show diễn của biển Tâm, nó chứa tất cả trong đó.

Xem Câu Trả Lời »