loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 21-12-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, con thấy một cảnh phim, một người vì tranh đoạt địa vị mà bất an rồi dùng chuỗi niệm Phật cho an trở lại hay để có cảnh chuyển biến tốt hơn rồi lại tiếp tục tranh quyền đoạt lợi. Con thấy mình ở trong đó, cứ để tâm chạy theo thế gian rồi tìm cách an tâm mình lại thì thuốc nào chữa cho nổi, đâu lại vào đấy.
Từ bỏ cuộc đời trong tâm trí, cứ để mọi chuyện đến bất ngờ vì thói quen, kinh nghiệm hay cái muốn đạt được là vô minh, và thấy được những cái đến bất ngờ đó với tâm trong sáng là có lợi cho sự giác ngộ của mình vì ở đó không còn cái bản ngã chỉ đạo phải làm gì nữa, đó là thấy pháp.
Con kính xin trình thầy. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-12-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, hồi mới chập chững học Đạo, con nghĩ rằng thuận theo tự nhiên tức là lắng nghe cảm xúc, suy nghĩ của chính mình, quan sát và không phán xét, cho phép mọi cảm xúc đến và đi. Thế nên con tập sống như vậy và thấy một lỗ hổng trong nhận thức của mình, con xin chia sẻ chiêm nghiệm của con về trải nghiệm này, mong thầy từ bi chỉ dạy, góp ý cho con với ạ.

Ví dụ như việc xem phim không lành mạnh. Một hôm con đi học về mệt quá, cơ thể và tâm trí đều rã rời nên con muốn tìm một cái gì đó để “xả” cái cảm giác đó ra, thế nên con nghĩ tới việc xem phim không lành mạnh (vì xưa nay thi thoảng mệt thì con xem và thấy mình thoải mái hơn), lúc đó quan sát thấy trong con rõ hai luồng tranh luận thế này:
- A: Xem phim đó là không đúng đâu, nó sẽ làm tổn hại tâm trí của mình, những cái kích động ấy là mầm mống của việc rối loạn tâm trí...
- B: Phải thuận theo tự nhiên chứ, mày đang mệt và mày muốn “xả” nó ra, nếu bây giờ mày kháng cự, phán xét thì khác gì mày đang đi ngược lại với những gì mình học và thực hành? Thế nên đừng có phán xét, cứ để cho bản thân mày xem đi...
Con xin gọi chung việc xem loại phim này là nghiện ngập ạ.

Con chiêm nghiệm được những điều sau thưa Thầy:
1. Cái nghiện ngập của con thực chất là đang “lờ đi” cái cảm xúc chán nản, mệt mỏi đang có trong con, chứ không để cho nó được “đến và đi” hay “xả ra” tự nhiên. Đúng là sau đó cảm giác chán nản biến mất, nhưng một bên cảm xúc đó được đến và đi ra trọn vẹn, thân tâm được hồi phục; một bên chỉ là biến mất tạm thời, nó sẽ trồi lên một cách mạnh mẽ hơn và thân tâm vì thế mà suy nhược. Kết quả có vẻ giống nhau nhưng con chiêm nghiệm kỹ thì rõ ràng là khác xa nhau.

2. Thuận theo tự nhiên không phải thuận theo cái dục vọng của mình mà là thuận theo Pháp, sự thật, quy luật tự nhiên... tức là nếu con muốn có cái ăn thì con phải lao động, đó là một sự thật và dù con có tích cực hay tiêu cực, đang hăng hái hay lười biếng thì sự thật đó vẫn không thay đổi và dù thích hay không thích thì con vẫn phải thuận theo sự thật ấy mà sống, nếu làm trái Pháp, sự thật... thì hệ quả tất yếu là trộm cắp, ăn xin, đói khổ...

3. Những lúc mà thói quen xấu trỗi dậy thì có phải con nên thật sự kiên nhẫn để quan sát nó đến và đi phải không Thầy? (Lúc con kiên nhẫn quan sát cảm giác khó chịu lắm Thầy ạ, vì cái thói quen xấu nó cứ kích động con và khi con không làm theo cái thói quen xấu đấy con cảm thấy mình đang “phản kháng, xung đột” với chính mình vậy). Con nghĩ rằng cái cảm giác “phản kháng, xung đột, khó chịu” đó là hiển nhiên và con cho phép bản thân mình được khó chịu, rồi cảm giác khó chịu cũng sẽ đi mà thôi. (Con viết như một người đang cai nghiện Thầy ạ!)

4. Con có quyền lựa chọn, con nghĩ mọi cảm xúc đến có thể rất bất ngờ theo nhiều cách khác nhau nhưng con có quyền lựa chọn để nó “đi ra” như thế nào. Và chính khi mình lựa chọn ấy là lúc mình đang gieo hạt, nếu mình chọn gieo sự thận trọng, sáng suốt, thiện lành và kiên nhẫn, mình sẽ nhận được quả là sự điềm tĩnh, an lạc, sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần...

Con chiêm nghiệm được những bài học như vậy Thầy ạ, mong Thầy từ bi chỉ ra những khiếm khuyết và chỉ bảo những bài học khác giúp con có thể có những nhận thức đúng đắn để có thể đối diện với cuộc đời.
Con xin cảm ơn Thầy, con chúc Thầy thân tâm luôn khỏe mạnh và an lạc ạ.
Kính thư,
Con, TXG

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-12-2020

Câu hỏi:

Kính bạch thầy!
Con viết thư này xin kính tri ân thầy.
Con tu cũng đã qua nhiều pháp môn thiền vipassana nhưng con chưa nghe pháp hay đọc sách của thầy lần nào. Trong cuộc sống hằng ngày con vẫn thường tỉnh thức và quan sát ngũ uẩn vận hành và có thể phân biệt rõ trong tiến trình nhìn, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ đâu là sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhưng chưa bao giờ con thấy được Pháp.
Hôm trước con có đi nghe thầy thuyết pháp và thật kỳ diệu thầy ạ. Khi thầy nói hãy buông bỏ hết các pháp môn đi và chỉ đơn giản trở về với cái trọn vẹn đang là thôi, rồi khi thầy nói tâm vốn rỗng rang trong sáng tịch tịnh vắng lặng thì bỗng nhiên con thấy mình cũng đang trải qua một trạng thái giống hệt như thầy miêu tả. Con thấy bỗng dưng mình và mọi thứ xung quanh trở nên rất yên tĩnh vắng lặng, rất rỗng rang trong sáng, con thấy ngũ uẩn này vẫn đang vận hành, vẫn nhìn, vẫn nghe, vẫn xúc chạm nhưng lại có cái tịch tịch vắng lặng mà con chưa bao giờ kinh nghiệm được. Rồi đến khi thầy nói là bông hoa này, chiếc cốc này cũng đang ở trong pháp thì con thấy mình với bông hoa và chiếc cốc kia cũng đều chung một tự tánh giống nhau và con chợt nhận ra rằng cái tịch tịch vắng lặng đó là vì sự vắng mặt hoàn toàn của phiền não. Cái giây phút đó thật là tuyệt vời thầy ạ. Nó cứ như là một người mộng lâu ngày chợt tỉnh cơn mê vậy.
Mấy hôm nay tìm cuốn "Thực tại hiện tiền" của thầy về đọc. Sách mới đọc lần đầu mà nhiều đoạn cứ như đang ôn lại bài cũ vậy thầy ạ. Hôm nay nghe ai đó nói về Khổ thánh đế rồi kết luận rằng thân ngũ uẩn này là khổ làm con chợt bật cười. Chấp thủ vào ngũ uẩn này mới là khổ chứ bản thân ngũ uẩn đâu có tội gì đâu. Lâu giờ tu cứ nghĩ chuyện đắc này đắc nọ. hôm qua con đọc Bát nhã tâm kinh đến đoạn "vì không có chứng đắc nên do đó Bồ-tát an trụ theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì tâm không uế chướng nên không sợ hãi, vượt khỏi sai lầm, đạt cứu cánh niết-bàn" mà thấy lời kinh sao mà thâm sâu huyền diệu thế. Nghĩ lại ngày xưa Bụt Thích Ca thuyết pháp độ chúng sinh cũng là vì muốn chúng sinh bớt khổ chứ đâu phải để ai đó đắc cái này cái kia đâu.
Con thực sự vô cùng biết ơn Tam Bảo, biết ơn thầy. Con nguyện trọn đời sống theo pháp, tiếp tục sống trọn vẹn trong từng phút từng giây. Cầu cho tất thảy mọi người mọi loài cùng được hạnh phúc, an lạc.
Một lần nữa con kính tri ân thầy ạ!
Con xin được trích một bài thơ ạ:

Trăng rớt xuống dòng sông
Người đưa tay nhặt lấy
Đâu hay rằng lúc ấy
Vỡ mất ánh trăng vàng

Đạo vốn chẳng nghĩ bàn
Chỉ ở ngay Cái Thấy
Vì tâm niệm bỏ lấy
Mà xa mất đạo vàng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-12-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, con thấy bản ngã luôn muốn kiểm soát sự vô thường, vì nó luôn sợ hãi bất an nếu không được an toàn theo ý của nó.
Câu nói "Hãy từ bỏ cuộc đời này, trong tâm trí của con" và bài thơ của thầy:
"Ta vốn từ thiên thu
Đứng bên bờ giác ngộ
Nhưng yêu đời bể khổ
Ta chọn kiếp phù du"
Y như những hồi chuông cảnh tỉnh cho những suy tính lo lắng kế hoạch và tham đắm vào cuộc đời này.
"Buông hết một phen đừng luyến tiếc"
Cái đầu không tính toán gì cả và rồi việc gì đến thì thận trọng làm, và mọi việc đều có bài học ý nghĩa riêng. Dĩ nhiên cái bản ngã không bao giờ yên, nó vi tế đến mức làm ra sự lẫn lộn giữa tự nhiên và ý đồ. Điều này cần phải quan sát thêm.
Con xin trình thầy. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-12-2020

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Sáng nay, con đọc quyển "Thực tại hiện tiền" đến chỗ tư và hành, vỡ lẽ ra, con ngồi khóc một mình thật lâu. (Khi thực hành lời Thầy dạy một cách nghiêm túc, chân thành giờ con mới tiếp cận được mặc dù sách có đã lâu). Tự nhiên con muốn bước ra công viên, gió thổi, lá lay, nắng ấm... con cảm thấy hạnh phúc quá đỗi, nó dâng tràn trong tâm con, con thấy mình với mọi thứ là một, và con muốn ngâm bài kệ của Thầy:

Mẹ ơi, con thưa nhé!
Con muốn mãi muôn đời
Là đứa con bé nhỏ
Vòi vĩnh mẹ, mẹ ơi!

Con kính Thầy và Pháp như nhau!
Cầu mong chư Thiên hộ trì cho Thầy tại thế dài lâu.
Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-12-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Con xin tri ân thầy đã trả lời thư con. Qua những bức thư mà thầy và con tuy xa mà gần. Con mỗi lần viết thư thầy con cảm như đang ngồi dưới chân thầy trình lên sự thấy biết của mình, con cảm nhận sự từ ái, bi mẫn của thầy khi đọc dòng thư thầy trả lời. Có đôi khi con xúc động khóc đến nghẹn ngào, những giọt nước mắt của hạnh phúc và biết ơn trong Pháp bảo. Một sự tương giao vô hình Thầy ạ.

Con xin trình thầy điều con ấp ủ giấu diếm trong lòng lâu nay. Con đã từng đứng lặng, chết lặng, không gian, thời gian như biến mất trong một khoảnh khắc con biết mình vừa cảm thấy gì, con không là ai cả, không có cái gì ở đó cả, tất cả là như sự trở về, một sự trống không.

Khi thấy được Pháp chân đế (kiến tánh), thấy ra được tất cả tục đế chỉ là trò mộng ảo, mọi gánh nặng được buông xuống, nhẹ nhõm, an tịnh và đứng bên ngoài nhìn lại mọi thứ như một cuốn phim tua nhanh như một trò chơi mà mình được đóng vai, không còn bất kỳ một lo âu hay phiền não nào, mọi thứ bay sạch sành sanh. Tất cả chỉ là hư vô, trong tâm tự khởi lên thấu đáo tứ diệu đế. Khi đó là an trú trong chân đế.

Vì còn mang cái thân này và còn sống nên vẫn phải dùng đến cái ta ảo tưởng, chế định, dù biết chân đế nhưng cũng sống hòa nhập tục đế nên mới thật sự bắt đầu tu. Và trong quá trình tu học, nhờ đã được thấy chân đế nên tựa vào chân đế có thể liễu tri lời dạy, kinh sách và học cách ứng dụng vào đời thường, mọi vui buồn thích ghét ngã tưởng, ngã sở dù có nó cũng ko còn mãnh liệt và khi đụng chuyện liền có cái nhìn chân đế nên ít nhiều không còn bị chi phối trong vòng vô minh ái dục. Mặc dù vậy do khuynh hướng tâm lý, môi trường sống và tiền nghiệp nên vẫn còn phải tiếp tục tu để không còn phân tách với tâm chói sáng nữa. Quá trình tiệm tu mới thật sự bắt đầu và mới thật sự buông dần cái ta ảo tưởng, để Pháp vận hành toàn bộ đời sống, và trong lòng con chỉ có duy nhất 2 chữ biết ơn. Con tìm thấy sự an vui không cần điều kiện thầy ạ.
Con hôm nay mới đọc thư thầy trả lời cho đạo hữu nào đó về kiến tánh, con cảm thấy duyên đủ nên con trình sự thấy này với thầy ạ.

Mọi ảo tưởng tan biến
Thật sự trở về nhà
Hòa chung cùng Pháp bảo
Trọn tâm tình tri ân
Giọt nước mắt hạnh phúc
Kính thầy tạ nhân duyên

Phật Pháp Tăng thù diệu
Là châu báu ở đời
Ruộng phước của thế gian
Con cúi đầu đảnh lễ
Kính thầy dạ tri ân.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-12-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Có lúc tâm con vắng bặt những hồi ức, những suy nghĩ thầm thì trong nội tâm lẫn những dự tính... Khi đó thân tâm cảm nhận được sự nhẹ nhàng thanh thoát như trút bỏ được mọi gánh nặng nên trong con trở nên tươi mới và cười hồn nhiên như trẻ thơ! Đức Phật nói bản chất của tất cả các pháp “hữu vi” vốn vô thường, khổ, vô ngã nên khi dựa dẫm vào để mong muốn một trạng thái an lạc thì không bao giờ được bền vững cả, vì nó mang tính sinh diệt nên phải chịu sự biến đổi chi phối theo nhiều hình thái, trạng thái khác nhau. Nó cũng giống như chiếc lồng đèn kéo quân có 6 mặt được xem là tượng trưng cho 6 sắc thái tình cảm của con người như yêu-ghét, mừng-giận, vui-buồn. Bởi con người luôn thay đổi các tính cách này bổ trợ và hoà quyện lẫn nhau nên chong chóng đèn luôn quay, bên cạnh đó, khi chong chóng quay thì ánh đèn luôn rọi sáng, tạo nên khung cảnh rực rỡ sáng tỏ và hài hoà. Cũng vậy khi sự nhận biết có mặt chính là ánh đèn đang rọi vào tất cả mọi thứ bên ngoài lẫn bên trong nội tâm đến đi ồ ạt này. Kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-12-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con xin trình bày cái thấy hôm nay.
Sáng nay, khi con đang ngồi ở bờ hồ, nhìn thấy bóng cây in xuống mặt nước, dao động và thay đổi hình bóng khi mặt hồ gợn sóng. Con thấy dù là cái bóng nhưng nói nó chỉ ảo thôi cũng không phải, hay là thực thôi cũng không đúng mà mọi thứ chỉ là do duyên mới thành, không chấp vào bên này hay bên kia.
Không biết cái thấy như vậy đã đúng chưa, con mong được Thầy khai thị.
Con xin đảnh lễ Thầy,
Con Tuệ Hạnh Như

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-12-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Mấy năm nay nơi thân con gặp bất ổn về sức khỏe và nhất là hai đầu gối con mỗi tối trước khi đi ngủ là nó bị mỏi giống như bị ai đó kéo căng những sợi gân và dây thần kinh nên khiến người phải gồng lên mà chịu đựng, vì thế mà con thường xuyên bị mất ngủ dẫn tới suy nhược. Có khi bận đấu tranh với nó mà con thức tới gần sáng. Trước đây vì con bị tai nạn xe nên đầu gối bị nứt và sau khi chữa trị lành lặn thì để lại hiện tượng như vậy. Con đã có sự chống đối với cái đau này nhiều năm cho tới khi con lần tìm ra được một điều kì diệu cũng chính ở nơi thân này! Con trở về soi chiếu vào bên trong và nhận biết thân, thọ, tâm và pháp. Mỗi tối khi đi ngủ là con đều bị hành hạ bởi hai đầu gối và khi con ngã lưng nằm xuống rõ biết thân đang nằm, lưng xúc chạm với giường và tư thế nằm buông thư rõ biết từ đầu đến chân và cả bên trong cơ thể, bên cạnh đó con vẫn nghe âm thanh của tiếng kim đồng hồ, tiếng dế kêu râm ran, tiếng xe, tiếng máy quạt... Sau khi con nhận biết mọi thứ xung quanh rồi trở về với thân đang có cảm thọ khổ sinh lên từ hai đầu gối, rồi con rõ biết sự khó chịu nơi thọ và chỉ dừng lại ở đó và quan sát với thái độ cảm nhận cơn đau khi mạnh, khi yếu khi bị ghì xiếc, khi thì lắng dịu và suốt tiến trình xảy ra có khi dài, khi ngắn và cứ thế mà rõ biết mọi diễn tiến mà không có tâm muốn chấm dứt hay bực bội thì tự dưng con đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng cho tới sáng.
Con hiểu điều mà Thầy đã trả lời trong lần trình pháp trước đây. Khi thân tâm thế nào chỉ trọn vẹn thấy nó như vậy thôi, vì tâm trọn vẹn soi sáng thì lúc đó là tuệ tri và con cảm nhận thân đau mà tâm không đau chính là từ chỗ thấy này! Con cảm tạ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-12-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, câu nói của thầy (con chỉ nhớ ý), người nào mong mỏi có hạnh phúc là người đó khổ nhất trên đời, y như câu thần chú cho con vậy. Bất như ý liên tục đến, nghịch duyên thuận duyên loạn xạ, con đều có dịp thấy lại phản ứng trong nội tâm của mình và chứng kiến nó rời đi như thế nào, thật là vi diệu thầy ạ!
Thêm nữa, con "ngộ" ra một điều với câu nói của con của con, "mẹ đọc thần chú cho con hết nhức đầu đi", thì ra đây là sự hiểu lầm tai hại, câu chú với tâm trong sáng chỉ giúp chuyển hóa chứ không phải là muốn gì được đó. Suýt nữa thì thành mê tín mất rồi.
Con đường trung đạo không phải dễ đối với mọi sự việc, thiên lệch cho một điều gì đó sẽ dẫn đến tai hại, nhưng cái thấy sẽ tự điều chỉnh nhận thức và hành vi dần cho phù hợp. Con cũng đã yên tâm hơn về con đường đi của mình.
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »