loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-10-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, hôm qua con có cứu một vài con kiến trong lavabo, vì nếu ở đó không sớm thì muộn người ta rửa tay sẽ trôi nó đi hết.
Nhưng chỉ vài phút sau có ít con lại quay lại chỗ cũ, con mới "ngộ" ra một điều, tại chỗ đó có "ngọt", con lấy nước rửa sạch chỗ đó đi và quả nhiên không con nào quay lại nữa.
Con chợt nhìn xa hơn một chút, con của con nó cứ đau bệnh liên tiếp, con chỉ lo lắng cho cái phần ngọn là chữa cho nó hết bệnh, cái gốc là những tham sân si của nó chưa được chuyển hóa, nhưng để con làm đúng thì con cần phải "ngộ" dài dài.
Muốn "độ" người như Phật và Quý thầy cần có cái thấy bao trùm lên vạn vật nên mới biết bắt đầu từ đâu cho đúng. Còn hạng phàm phu như chúng con cần thấy gì làm đó mà "ngộ" ra từ từ thôi chứ đừng đòi hỏi.
Con xin tri ân thầy và cám ơn Trang Hỏi đáp đã được mở trở lại.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-10-2020

Câu hỏi:

Con xin trình pháp với thầy ạ.
Con thấy vô tâm không tạo tác cố gắng nỗ lực giống như buông xuống mọi thứ để tâm theo kiểu tự nhiên thì tâm gì sanh tâm gì diệt đều biết. Còn một điều đặc biệt là con thấy tâm nó tự thận trọng chú tâm quan sát, kiểu như nó tự sanh chứ không do nỗ lực mà có ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-10-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, con thấy như vầy:
Khi mê thì đòi hỏi sống có mục đích có lý tưởng hòng thoát khỏi cái thực tại mình đang sinh sống.
Khi tỉnh thì tất cả đều là mục đích sống, công chuyện đúng tốt tìm tới mình dù là lớn hay nhỏ mình vẫn hết lòng làm, như vậy gọi là tùy duyên thuận pháp.
Con xin trình thầy, mong thầy chỉ dạy.
Con xin tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-10-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Đã lâu con không còn câu hỏi nào hỏi Thầy vì con tưởng là con đã có thể trả lời mọi câu hỏi của bản thân. Nhưng khi con tưởng rằng con biết một điều gì thì là lúc con không biết gì cả. Vì khi pháp tới, con lại như một đứa trẻ bỡ ngỡ và rơi vào luân hồi sinh tử trầm luân không biết đâu là lối ra.

Bài học này con mất nhiều thời gian con mới học được, tuy con đã nghe một bài trả lời thư Thầy về chuyện này cũng lâu rồi. Đó là người tầm thường, bất thường, phi thường hay bình thường. Có lúc tâm con chạm tới cái vô vi trong công việc hàng ngày con đã mừng thầm. Nhưng không phải, pháp sẽ tới nặng ký hơn để dạy cho tới khi con thực sự học được.

Một phần khác con là người ham học hỏi nên con đọc rất nhiều sách cũng như đi học các khóa học rất nhiều. Nhiều phương pháp phát triển bản thân đã dạy cách đại loại như luật hấp dẫn, tự kỷ ám thị... Một điều không may cho con là con lại làm được mà làm rất tốt. Nó biến con trở thành con người thích sống phi thường mà quên đi thực tại. Quên đi cảm nhận cuộc sống hàng ngày.

Cứ được một thời gian con tập trung cao độ, con đạt được kết quả rất cao trong cuộc sống là tới một giai đoạn con như bị mất động lực, con chán nản tất cả, con không muốn làm gì. Con cứ loay hoay không hiểu mình bị làm sao. Cứ phân vân sao tự nhiên bị tâm si hay tâm vô ký...

Cho tới tình cờ con nghe được một bài pháp của Thầy có nhắc tới người tầm thường và người phi thường. Con chợt nhớ lại một là thư thầy trò về vấn đề này. Con như bừng tỉnh. Con đọc lại nó và trong lòng rất xúc động.
Con chưa biết rồi con có học được không nhưng hiện giờ con đã biết mình cần phải làm gì và mình đã sai điều gì.
Một lần nữa con cảm ơn Thầy và biết ơn Thầy rất nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-10-2020

Câu hỏi:

Đầu thư con chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe. Thầy ạ, trước khi gặp Thầy con cảm thấy mình cố gắng tinh tấn tu hành. Sau khi gặp Thầy và nghe pháp mà Thầy dạy, nay con nhận thức được là trước kia sự tu tập của mình hoàn toàn trên bản ngã, còn bây giờ con chỉ chú tâm quan sát chính mình, các pháp bên ngoài thì vẫn vận hành theo chơn lý hoàn hảo của nó, chỉ thấy nghe và cảm nhận trọn vẹn nguyên lý tuyệt vời của các pháp. Cái ý của câu “tu mà không tu, không tu mà tu“ là chẳng có bản ngã xen vào, có phải không Thầy? Xin Thầy khai thị cho con.
Con, Tâm Đức Hậu

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-10-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, con học từ thầy được 3 điều sau đây:
- Bản ngã chỉ là ảo, như nhìn thấy con rắn từ sợi dây. Lo cố tình mà đập con rắn (bản ngã) thì không bao giờ dứt. Chỉ cần thấy ra là xong.
- Không treo trước mặt Chánh niệm tỉnh giác như mục tiêu để vươn tới mà là đầu hàng Pháp trước mới phát huy được Chánh niệm tỉnh giác theo đó.
- Cần tự nhiên vô tâm trong pháp hành, một chút cố ý can thiệp vào là sai từ đầu, dễ gây căng thẳng và mệt mỏi.
Con xin kính trình thầy. Con xin tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2020

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư ông! Con có câu hỏi.
Con 22 tuổi và là con gái. Con đi làm tạp vụ, nghĩa là nhân viên dọn dẹp vệ sinh. Con nghĩ rằng dù công việc của con không cao sang, nhưng con nghĩ khi làm với cái tâm cao thượng thì không sai. Cao thượng nghĩa là con có lương sẽ đem tiền về nuôi mẹ và cúng dường Tam bảo, cúng dường Phật. Con nghĩ rằng con không phạm pháp thì ổn, do vậy nên con an vui. Mong sư ông cho lời khuyên.
Con tri ân sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2020

Câu hỏi:

Kính thầy khoảnh khắc tâm con xuất hiện suy nghĩ con ngồi cười một mình trên mặt chân đế. Mặc dù về tục đế con vẫn còn xoay vòng chóng mặt, còn luôn hồi.
Hơn Thua Thành Bại ở Đời
Vô Thường lúc đến còn gì của ta?
Phút giây Tỉnh Thức Thân Tâm
Con Đường Đã Có Thích Ca Chỉ Là...
Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
Là Con Đường chánh, giác ngộ giải thoát
Thái độ nhận thức cùng hành vi
Là pháp học pháp hành của thiện ác
Ngay đó liền tỉnh thức hay u mê.
Thuộc Hết Kinh Điển Hay Không
Cũng không bằng Thân Tâm ý luôn luôn
Ngày Tỉnh Thức
Đêm tỉnh thức
Ngày đêm sáu thời đều Tỉnh Thức
Muốn Bao ước nguyện chóng Thành
á rá hăng Phật Bậc Tỉnh Thức Pháp Tu
Ngày đêm luôn luôn Tỉnh Thức
Thân Thọ Tâm Pháp, pháp Tu Tuyệt Vời
Ý Khẩu Thân là cửa ngõ
Của con đường chánh Niệm rõ Tỉnh Thức
Như Trăng Mười Sáu Mây Mù Xóa Tan
Kính bạch thầy nhận xét chỉ dạy! Con thành tâm đảnh lễ Tạ ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa sư ông, con vừa cảm nhận được vài điều.
1) Một người nhiều khi không cần tìm cầu duyên trong cuộc sống và mối quan hệ thì tự động những hoàn cảnh đó vẫn đến. Vì duyên này là quả từ nhiều kiếp. Nên nếu trầm tĩnh chấp nhận duyên quả của mình kiếp này là vậy thì người đó sẽ học được mặt này, còn khởi ý để tạo duyên tốt thì lại nhiều khi không như ý mình và sẽ làm tệ hơn và đánh mất đi cơ hội học xong bài học đang có nên có thể sẽ phải học lại.
Giống như những ví dụ sư ông hay đưa ra: a. Một em học sinh cứ học từ lớp 1 rồi sẽ dần dần lên Đại học b. Một người cứ làm những việc nhỏ mà chỉn chu thì tự động khi việc lớn tới sẽ làm được c. Một cây mít cứ trọn vẹn với nó thì cũng tới lúc nó thành cây mít có trái.
Vì vậy bài học nào mình chưa học trong kiếp này thì cứ yên tâm rồi trước sau gì cũng phải học, không cần tìm cầu nó đến tự nhiên nên mới vô ngã được.

2) Và một người khi chưa biết cảm nhận chính mình để thấy ra tham sân si, thì bị chi phối bởi duyên quả đó.
Ví dụ: một người giàu có, cuộc sống thuận lợi thì chính nhờ duyên quả tốt này nên người đó ứng ra tính cách vui vẻ, thoải mái, tự tin... Một người sống trong duyên quả nghèo khó bệnh tật thì sẽ ứng ra tính cách bực dọc, bất mãn, chán nản, tự ti...
Chỉ có người thấy được tánh biết rồi soi chiếu dần mới hiểu rằng thì ra tất cả những tính cách vui vẻ... hay bất mãn... đều là do duyên quả đưa tới. Nên dù trong hoàn cảnh nào người đó cũng chỉ trầm tĩnh thấy ra mọi thứ mà không phán xét bất kì pháp nào rồi cứ như vậy người đó sẽ học ra mọi mặt trong cuộc sống.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2020

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Tùy duyên, thuận pháp như con người bé nhỏ trước cơn sóng to ngày bão. Đi ngược lại sóng vì khăng khăng muốn ra được xa ngoài biển như mục đích định sẵn thì chỉ thấy toàn là khó khăn, trắc trở. Lắm khi đến nỗi tâm hồn chai sạn vì bị sóng đánh hết lần này tới lần khác, mắt cay, mũi ngạt, miệng đầy. Nhưng nếu tạm bỏ cái mục đích đó đi, chỉ tận hưởng và lắng nghe trí tuệ tự-nó-biết-phải-làm-gì thì điều còn lại mà ta có là sự chấm dứt của nỗ lực, của phản kháng, của cố gắng, của căng thẳng, mâu thuẫn nội tâm và thất vọng. Khi ấy mỗi con sóng đến, ấy là duyên, không còn bị coi là nghịch cảnh mà chỉ đơn giản là duyên như thế ấy. Nó di chuyển, vận hành, diễn biến như thế ấy, nó chứa đựng sức mạnh của cả đại dương theo nó vào bờ như thế ấy. Và khi nó tương tác với ta như thế ấy, điều thuận pháp để làm là điều không đem lại phiền não, khổ đau chứ không phải là điều đưa ta đến kết quả như mong đợi, như đã từng đạt bao khát khao, kế hoạch, kì vọng, trái tim và khối óc vào.

Trước con sóng ngày bão, điều thuận pháp đó là uốn người lượn theo con sóng để nó đẩy mình đi. Không còn đối chọi với trọng lực và sức nặng của nước, ta lướt nhẹ một cách phi thường, không chút mỏi mệt và thanh thoát như một con cá mà thôi.

Ôi! Khi nào hết bão, sóng lặng tính sau. Duyên đến, thuận theo mà lướt đi cùng sức đẩy, lực kéo của nó cho hợp với pháp thì sống, ngược lại với pháp thì muôn đời khổ đau dù cho bậc giác ngộ đứng bên cạnh dạy bơi cho ta.

Bấy lâu nay con cứ nghĩ mình cũng hiểu lời dạy cốt lõi của thầy qua bốn chữ tùy duyên, thuận pháp. Con xin được chia sẻ với thầy một vài dòng cảm nhận mà một ngày mưa bão, biển dữ đã đem bài học đến cho con. Mong được thầy chỉ dạy những chỗ còn sai, còn vô minh của con ạ.

Con kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »